Tu viện Phuktal cheo leo trên vách đá ở Ấn Độ
Tu viện có lối kiến trúc độc đáo với sự kết hợp giữa bùn và gỗ, xây dựng ở lối vào một hang động tự nhiên trên vách đá của hẻm núi nằm bên sông Lungnak. Đứng nhìn từ xa, tu viện không khác gì 1 tổ ong khổng lồ.
Phuktal Gompa được thành lập những năm đầu thế kỷ 12 bởi Gangsem Sherap Sampo, một vị đệ tử của Gelugfounder Tsongkhapa, dù vậy, đã bị bỏ quên đến khi một nhà lữ hành kiêm triết gia người Hungary Alexander Cosmo de Koros tìm tới và ở lại đây vào khoảng giữa 1826 và 1827.
Sở dĩ tu viện được lựa chọn xây dựng tại địa điểm khuất và hẻo lánh như vậy là vì những nhà sư thời xa xưa muốn tìm một chốn trú ngụ và thiền định hoàn toàn yên tĩnh.
Tu Viện có 4 phòng nguyện, 1 thư viện, 1 nhà bếp, phòng khách và khu sinh hoạt cho khoảng 70 nhà sư sinh sống. Những bức tranh tường và trên trần tu viện được đánh giá rất cao về giá trị văn hóa và nghệ thuật.
Phuktal là một trong số ít tự viện ở Ladakh chỉ có thể tiếp cận bằng cách đi bộ. Để đến đây, du khách có thể di chuyển bằng các phương tiện đến Padum, thị trấn duy nhất ở Zanskar, rồi đi tiếp đến núi Raru và bắt đầu đi bộ. Thời gian bộ hành có thể mất một đến hai ngày, qua các ngôi làng Chatang và Purne.
Chùa Huyền Không: Linh thiêng nghìn năm, cheo leo giữa đất trời
Tin Khác