Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Về phố Hội nhớ ghé thăm tổ đình Chúc Thánh

Thiền sư Minh Hải là người đã khai sơn chùa Chúc Thánh, đồng thời còn có công truyền bá và lập nên hệ phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Hội An, Đàng Trong, vào cuối thế kỷ XVII. Ngài chính là vị Sơ Tổ của dòng Lâm Tế Chúc Thánh.

Tổ sư Minh Hải (1670-1746), tên tục gia là Lương Thế Ân, hiệu là Pháp Bảo. Ngài quê làng Thiệu An, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc.

Năm Ất Hợi (1695), Ngài theo phái đoàn của Ngài Thạch Liêm sang tham dự giới đàn Thiền Lâm – Huế. Sau đó, Ngài vào Hội An, đến làng Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay là phường Tân An, thành phố Hội An).

Sau khi quyết định trụ lại Hội An để hoằng hóa, Tổ Minh Hải đã khai sơn chùa Chúc Thánh, xuất kệ truyền thừa lập nên “Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh”.

Chùa Chúc Thánh là ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng tại Hội An (Ảnh: @roguelsby)

Chùa Chúc Thánh là ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng tại Hội An (Ảnh: @roguelsby)

Chùa Chúc Thánh tên dân gian là Chùa Khoai, tam quan và các di vật chữ Hán cho biết di tích có tên chữ là “祝 聖 寺” Chúc Thánh tự. 

Di tích hiện tọa lạc tại số 104 đường Tôn Đức Thắng, phường Tân An, thành phố Hội An, cách trung tâm thành phố chừng 1,5km về phía Bắc.

Với bề dày lịch sử có được, Chúc Thánh cũng là một trong những trung tâm sinh hoạt Phật giáo, góp phần làm phong phú thêm đời sống tôn giáo ở Hội An.

Từ trước đến nay, chùa tổ chức những lễ lớn trong năm như: Vía Phật Đản sanh (15/4); Vía Quán Thế Âm (19/6); Vu Lan báo hiếu (15/7); Vía Đức Phật thành đạo (12/12).

Bên cạnh đó, môn đồ còn tổ chức kỵ tổ các Thiền sư khai sơn có công trùng tu xây dựng chùa. Lễ tưởng niệm ngày viên tịch (mất) của vị tổ sư khai sơn chùa – Tổ sư Minh Hải được tổ chức lớn hằng năm vào ngày mồng 7 tháng 11 âm lịch.

Hằng năm vào ngày này, Chư Tôn đức Tăng Ni hệ phái Lâm Tế Chúc Thánh và Phật tử ở Hội An, Quảng Nam, cũng như ở một số tỉnh trong nước quy tụ về Tổ đình Chúc Thánh để cử hành lễ giỗ Tổ Minh Hải rất trọng thể. Đây là một trong những lễ hội Tôn giáo lớn ở Hội An.

Năm nay (2023), môn đồ Tổ sư vừa tưởng niệm 277 năm ngày ngài viên tịch tại tổ đình Chúc Thánh, ngày 19/12.

Chùa Chúc Thánh cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 2km (Ảnh: @roguelsby)

Chùa Chúc Thánh cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 2km (Ảnh: @roguelsby)

Các nghi lễ thờ cúng tại chùa mang nhiều nét độc đáo cho thấy sự đa dạng về văn hóa – lễ hội của Hội An. Gắn liền với tổ đình, đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo (Phật giáo) cũng luôn được cộng đồng cư dân phố Hội trân quý và gìn giữ.

Sau khi phát tích tại Hội An với sự kiện Tổ Minh Hải xuất kệ truyền thừa và khai sơn chùa Chúc Thánh, thiền phái này đã nhanh chóng truyền bá rộng rãi và phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh miền Trung, miền Nam Việt Nam và cả ở nước ngoài.

Từ Chúc Thánh, dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh được hình thành và phát triển. Trải qua 12 đời trụ trì, Tổ đình Chúc Thánh đóng vai trò quan trọng như một trung tâm sinh hoạt, truyền thừa và phát triển dòng Lâm Tế Chúc Thánh.

Chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII bởi Thiền sư Minh Hải (Ảnh: @mrkane27)

Chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII bởi Thiền sư Minh Hải (Ảnh: @mrkane27)

Chẳng những là địa chỉ gắn liền với hành trạng chư vị Tổ sư và cao Tăng, là địa chỉ tham quan, hành hương ý nghĩa, Tổ đình Chúc Thánh còn trở thành trung tâm giáo dục Phật học, nơi quy ngưỡng cho Tăng Ni, Phật tử đến xuất gia học đạo. Nhờ vậy, đạo pháp được truyền đi khắp mọi nơi khiến cho môn phái ngày càng phát triển.

Bên cạnh những đóng góp đối với sự lịch sử Phật giáo Hội An và Quảng Nam, từ Chúc Thánh còn cho thấy vai trò của dòng tu Lâm Tế cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thiền phái này tại khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam đóng vai trò hết sức đặc biệt.

Vĩnh Hợp - Ánh Tuyết

Tin Khác

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 3.000 năm tuổi nổi tiếng Tây Tạng

Chùa Zizhu nằm trên ngọn núi Zizhu nổi tiếng, ở độ cao 4.800m phía đông Tây Tạng. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 3.000 năm, là một trong những điểm đến tuyệt đẹp mang giá trị văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc của người Tây Tạng.

Ngày 14/04/2024

'Ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc' cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm

Huyền Không Tự nằm ở độ cao hàng chục mét trên vách núi Hằng Sơn suốt hơn 1.500 năm, được mệnh danh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Ngày 14/03/2024

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 diễn ra ngày nào, có sự kiện gì?

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 tại chùa Quán Thế Âm (Q.Ngũ Hành Sơn) diễn ra từ ngày 26/3 đến 29/3 (nhằm ngày 17, 18, 19 và 20/2/Giáp Thìn).

Ngày 13/03/2024

Tĩnh lặng với màu xanh chùa Phật Tích

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, thuộc xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25/02/2024

Hai ngôi chùa di tích thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi năm

Chùa Dâu, chùa Bút Tháp là hai di tích lịch sử hàng ngàn năm tuổi ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, du lịch.

Ngày 24/02/2024

Ngắm tượng Phật khổng lồ bằng đá ở Đà Nẵng

Những ngày Tết, nhiều người đã tìm đến khu văn hóa tâm linh Đà Sơn để du xuân và ngắm tượng Phật khổng lồ đang trong quá trình thi công.

Ngày 18/02/2024

Ngôi chùa xây chưa xong vẫn đón hàng nghìn lượt khách dịp Tết

Chùa Minh Đức được xây trên núi Thiên Mã (Quảng Ngãi) tuy chưa hoàn thiện nhưng vẫn thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến viếng thăm dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Ngày 16/02/2024

Hội xuân Di Lặc trên núi Bà Đen diễn ra suốt tháng Giêng

Hội xuân núi Bà Đen - lễ hội lớn nhất được người dân Tây Ninh đón đợi - khai mạc mùng 4 Tết. Cùng với đó, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo của Hội xuân Di Lặc.

Ngày 13/02/2024