Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bồ Đề Đạo Tràng - Bodh Gaya: Nơi Đức Phật thành đạo dưới cây Bồ đề

Bồ đề đạo tràng (hay còn gọi là Bodh Gaya) là một trong những Thánh tích linh thiêng bậc nhất Ấn Độ. Dù không hào nhoáng, lộng lẫy như một số kiến trúc khác, nhưng nơi đây vẫn thu hút một lượng du khách rất lớn hàng năm, đến từ khắp nơi trên thế giới.

Du khách đến Bồ Đề Đạo Tràng có thể là tín đồ Phật giáo hay không phải tín đồ Phật giáo; họ đổ về xứ Ấn Độ có thời tiết khắc nghiệt, chấp nhận một chuyến du lịch thiếu đi tính chất nghỉ dưỡng, chỉ để đổi lấy những trải nghiệm tâm linh linh thiêng độc nhất tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Bồ Đề Đạo Tràng là gì?

Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Thái tử Tất Đạt Đa thành đạo, chứng đạt quả vị giác ngộ, giải thoát; trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã trở thành vị Phật đầu tiên trên trái đất trong hiện kiếp này. Tại đây, có một cội cây Bồ đề đã chứng kiến quá trình đạt đạo của Ngài.

Trải qua hơn 2000 năm, chịu sự chi phối của vô thường, bị phá hủy nhiều lần trong lịch sử; nhưng lớp lớp hậu duệ của nó vẫn sinh trưởng mạnh mẽ. Hiện nay, tại Bồ đề đạo tràng, dòng dõi cây Bồ đề linh thiêng ấy là một trong những dấu mốc minh chứng Đức Phật có thật.

Sau khi Đức Phật nhập diệt mấy trăm năm, vua Ashoka (vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa) là người đầu tiên xây Tháp Đại Giác ở nơi thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng, với mong muốn được đánh dấu nơi mà Đức Phật thành đạo, trở thành bậc Chính Đẳng Giác.

Cội cây Bồ đề đánh dấu nơi Đức Phật thành đạo, nay vẫn còn được bảo tồn, thờ phụng tại Bồ Đề Đạo Tràng

Cội cây Bồ đề đánh dấu nơi Đức Phật thành đạo, nay vẫn còn được bảo tồn, thờ phụng tại Bồ Đề Đạo Tràng

Hình ảnh Tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng

Hình ảnh Tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng

Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô Bodhgaya, cách thành phố Gaya khoảng 7km về phía Nam thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Trong suốt thời gian Đức Phật còn tại thế, địa danh nằm bên bờ Neranjara (Ni-Liên-Thiền) này được gọi là Uruvela.

Đức Phật từng thiền hành tại dãy Chankramenar, dọc theo hành lang phía Bắc của Tháp Đại Giác

Đức Phật từng thiền hành tại dãy Chankramenar, dọc theo hành lang phía Bắc của Tháp Đại Giác

Tại sao cây Bồ đề ở Bồ đề đạo tràng linh thiêng bậc nhất?

Sự kiện thành đạo của Đức Phật là vô cùng hy hữu, giống như hoa ưu đàm, ngàn năm, vạn năm mới nở một lần. Quả thật, một vị Phật xuất thế rất là hiếm hoi.

Theo lịch sử Phật giáo, sau 5 năm tầm sư học đạo, 6 năm khổ hạnh rừng già, Đức Phật vẫn không tìm ra được chân lý. Ngài đã quyết định quay về con đường trung đạo (tức là có 3 con đường: một bên là tham dục quá mức, một bên là khổ hạnh cực đoan, con đường ở giữa là con đường đi đến giải thoát, là trung đạo).

Đức Phật đã chọn cội cây Bồ đề bên dòng Neranjara (Ni-Liên-Thiền), nhập thiền định dưới gốc cây suốt 49 ngày đêm. Và cây Bồ đề đó đã được “chứng kiến” sự kiện thành đạo của Ngài. Đây là một việc vô cùng hiếm có.

Cội Bồ đề chứng kiến sự thành đạo của Đức Phật là cội Bồ đề độc nhất hiện hữu trên đời, vô cùng linh thiêng. Đức Phật đã từng khẳng định, không nơi nào có thể chứa được công đức của Đức Phật khi Ngài ngồi thiền 49 ngày, chỉ có duy nhất cội Bồ đề ấy mới chứa được công đức đó.

Nếu ai đảnh lễ cây Bồ đề nơi Đức Phật thành đạo, thì công đức như đảnh lễ Đức Phật khi còn tại thế

Nếu ai đảnh lễ cây Bồ đề nơi Đức Phật thành đạo, thì công đức như đảnh lễ Đức Phật khi còn tại thế

Đến thánh địa Bodh Gaya, đảnh lễ cây Bồ đề được nhiều phúc báu

Tuy Đức Phật đã nhập diệt, nhưng Ngài để lại vô số phương tiện để hậu thế thành tựu được công đức phước báu. Một trong những phương tiện ấy chính là cội Bồ đề và hậu duệ của nó. Đức Phật chỉ dạy rằng, người nào lễ bái, cúng dường cây Bồ đề này, thì cũng như là cúng dường Đức Phật.

Công đức cúng dường Đức Phật là vô cùng lớn. Như vua Ashoka chỉ cúng Phật một nắm đất với tâm thành kính cũng có phước lên làm vua ở kiếp sau.

Bởi thế, nếu ai có duyên phước được đảnh lễ, cúng dường cây Bồ đề linh thiêng nơi Đức Phật thành đạo, với tâm cung kính, thì công đức giống như đảnh lễ, cúng dường Đức Phật. Người đó sẽ có phước báu được thoát khỏi các nghiệp khổ về bệnh tật, công danh sự nghiệp, cuộc sống sẽ được bình an, hạnh phúc và có nhân duyên được sinh lên cõi Trời.

Tin Khác

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 3.000 năm tuổi nổi tiếng Tây Tạng

Chùa Zizhu nằm trên ngọn núi Zizhu nổi tiếng, ở độ cao 4.800m phía đông Tây Tạng. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 3.000 năm, là một trong những điểm đến tuyệt đẹp mang giá trị văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc của người Tây Tạng.

Ngày 14/04/2024

'Ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc' cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm

Huyền Không Tự nằm ở độ cao hàng chục mét trên vách núi Hằng Sơn suốt hơn 1.500 năm, được mệnh danh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Ngày 14/03/2024

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 diễn ra ngày nào, có sự kiện gì?

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 tại chùa Quán Thế Âm (Q.Ngũ Hành Sơn) diễn ra từ ngày 26/3 đến 29/3 (nhằm ngày 17, 18, 19 và 20/2/Giáp Thìn).

Ngày 13/03/2024

Tĩnh lặng với màu xanh chùa Phật Tích

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, thuộc xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25/02/2024

Hai ngôi chùa di tích thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi năm

Chùa Dâu, chùa Bút Tháp là hai di tích lịch sử hàng ngàn năm tuổi ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, du lịch.

Ngày 24/02/2024

Ngắm tượng Phật khổng lồ bằng đá ở Đà Nẵng

Những ngày Tết, nhiều người đã tìm đến khu văn hóa tâm linh Đà Sơn để du xuân và ngắm tượng Phật khổng lồ đang trong quá trình thi công.

Ngày 18/02/2024

Ngôi chùa xây chưa xong vẫn đón hàng nghìn lượt khách dịp Tết

Chùa Minh Đức được xây trên núi Thiên Mã (Quảng Ngãi) tuy chưa hoàn thiện nhưng vẫn thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến viếng thăm dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Ngày 16/02/2024

Hội xuân Di Lặc trên núi Bà Đen diễn ra suốt tháng Giêng

Hội xuân núi Bà Đen - lễ hội lớn nhất được người dân Tây Ninh đón đợi - khai mạc mùng 4 Tết. Cùng với đó, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo của Hội xuân Di Lặc.

Ngày 13/02/2024