Tin tức
Phật giáo
Chiêm bái Ngũ Đài Sơn
Ngũ Đài Sơn là một trong tứ đại danh sơn lớn và nổi tiếng của Phật giáo Trung Hoa.
Nơi đây là đạo tràng của Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi - biểu tượng cho trí tuệ giác ngộ của Phật giáo Đại thừa. Những ai đã từng được đặt chân tới nơi thánh địa này mới cảm nhận được đầy đủ và trọn vẹn ba chữ: “Thanh Lương địa” (vùng đất trong lành, mát mẻ).
Đứng dưới chân núi ngước nhìn toàn bộ phong cảnh Ngũ Đài Sơn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hùng vỹ và linh thiêng huyền bí. Ngũ Đài Sơn như những tòa cổ sái. Một bên xanh biếc quanh năm, một bên tuyết trắng bốn mùa. Tọa lạc ở huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Ngũ Đài Sơn gồm năm ngọn núi có đỉnh cao từ 2.500 đến hơn 3.000 m so với mặt nước biển
Khí hậu trung bình năm khoảng 2 đến 3 độ C. Bốn đài Đông, Tây, Trung, Bắc xếp thành một đường vòng cung lần lượt có tên là Vọng Hải phong, Quản Nguyệt phong, Cẩm Tú phong và Hiệp Đầu phong.
Chính giữa là ngọn Thúy Nham phong còn được gọi là Thanh Lương sơn (nghĩa là núi trong lành và mát lạnh). Các ngôi chùa Phật giáo bắt đầu được xây dựng trên dãy núi này từ khoảng thế kỷ thứ nhất theo Công lịch.
Tổng cộng hơn 60 ngôi chùa, 150 tháp, 146.000 tượng cùng nhiều bức bích họa và bản khắc. Thánh địa Ngũ Đài Sơn là nơi chứng kiến sự phát triển của đạo Phật ở Trung Quốc suốt gần hai nghìn năm. Trải qua các cuộc thăng trầm của Phật giáo và lịch sử Trung Hoa nên nhiều chùa, viện cũng không còn được nguyên vẹn. Tuy vậy, các giá trị lịch sử, văn hóa ở khu vực này vẫn vô cùng to lớn.
Theo đánh giá của UNESCO, các công trình này “còn tạo ảnh hưởng tới việc xây dựng những cung điện ở Trung Quốc trong hơn một thiên niên kỷ”.
Ngũ Đài Sơn là nơi duy nhất có sự kết hợp các dòng Phật giáo của người Hán bản địa với các dòng Phật giáo từ Tây Tạng và nội Mông Cổ.
Hệ thống chùa chiền nhiều nhưng tựu chung lại ở đây có hai dòng Phật giáo lớn là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Mật tông.
Tương truyền nơi đây Bồ-tát Văn Thù thường hay thị hiện để độ thoát chúng sinh nên trong chùa Phật của Ngũ Đài Sơn phổ biến là thờ tượng ngài Văn Thù Bồ-tát - Đức Phật của đại trí, của tuệ giác vô biên.
Lâu đời nhất trong số chùa Phật ở Ngũ Đài Sơn là chùa Đại Hiển Thông, xây dựng đời Minh Đế nhà Đông Hán (năm 58 - 73 Tây lịch). Trong chùa Hiển Thông có ngôi điện Vô Lương cao đến bốn trượng, dài hơn mười trượng, toàn bộ dùng gạch đá xây dựng nên, không một trụ chống mái nên lại có tên là Vô Lương điện (ngôi điện không rường)
Ngôi điện này thờ Bồ-tát Văn Thù hay còn gọi là Thiên bát, Thiên tý, Thiên Thích Ca bởi Ngài có 1.000 tay, trên mỗi bàn tay co lại như hàng nghìn cái bát, trên đó an vị 1.000 vị Thích Ca. Đây là kiệt tác trong lịch sử kiến trúc của Trung Quốc, đã có hơn bốn trăm năm lịch sử. Phía bắc điện là “Đồng điện” được xây dựng năm 1606 sau Công nguyên do một vị Hoàng đế hiệu Vạn Lịch đời nhà Minh khởi công xây dựng. Hòa thượng Diệu Phong - Một cao tăng ở Giới Châu đã thiết kế công trình này, sau 4 năm thì hoàn thành.
Toàn bộ dùng bằng đồng mà đúc nên, phỏng theo kiến trúc bằng gỗ, bên trong điện một vạn tượng Phật đồng, điêu khắc sinh động, là tác phẩm tinh vi của nghệ thuật Phật giáo thời cổ đại. Xung quanh điện Đồng là 5 bảo tháp đồng biểu trưng của Ngũ Đài Sơn (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung Đài).
Từ chùa Hiển Thông lên núi, qua một trăm lẻ tám bậc thềm đá là lên đến đỉnh Bồ-tát. Kiến trúc của Bồ-tát đỉnh đều phỏng theo kiểu cung điện, nóc điện lợp ngói lưu ly, vàng ngọc chói lọi, giống như hoàng cung, tương truyền là chỗ xuất gia của Hoàng đế Thuận Trị.
Bên dưới chùa Hiển Thông là ngôi Bạch Tháp (tháp Viện Tự) thờ xá-lợi Phật cao 51m, đỉnh tháp có “đồng bàn” (một hình thức kiến trúc hình mâm tròn bằng đồng), xung quanh có trang trí những chuông lắc nhỏ bằng đồng. Bạch Tháp là một trong những tác phẩm mang đậm phong cách kiến trúc Tạng truyền.
Đứng trên cao phóng tầm mắt xuống núi mới cảm nhận rõ phong cảnh tuyệt vời. Trời cao trong xanh, ánh nắng vàng lấp lánh. Từng tia nắng xuyên qua những màn sương mờ mờ ảo ảo, xa xa thấp thoáng những mái chùa cổ kính tạc vào vách núi...
Diệu Giới
Tin Khác
Xóa bỏ mệt mỏi, gạt hết lo âu với chuyến bay chỉ hơn 4 tiếng để tìm đến tại Ấn Độ là lựa chọn cho những ai muốn “lạc chân” vào không gian đủ yên tĩnh để cân bằng cảm xúc, tìm lại chính mình, hơn hết đó còn là hành trình “chữa lành” cả về thể chất lẫn tâm hồn.
Ngày 13/09/2024
Tại khuôn viên chùa Hang có cả chục nghìn con chim trời trú ngụ, tạo nên khuôn cảnh vô cùng sinh động.
Ngày 08/09/2024
Nước biển dâng, hạn hán, sạt lở đất và các cơn bão lớn là những yếu tố hàng đầu đang đe dọa sự tồn tại của các di sản được UNESCO bảo tồn.
Ngày 04/09/2024
Tựa game Black Myth: Wukong đẩy lượt tìm kiếm các địa điểm du lịch Sơn Tây (Trung Quốc) tăng gần 160%. Trước đây, tỉnh này chưa bao giờ là điểm nóng du lịch.
Ngày 02/09/2024
Theo Bangkokpost, những năm gần đây, nhiều du khách đến thăm các ngôi đền, chùa và cung điện ở Bangkok, nhất là du khách châu Á thường lựa chọn mặc trang truyền thống của Thái Lan.
Ngày 01/09/2024
Lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn năm 2024 đã được khai mạc hôm 13/8, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).
Ngày 18/08/2024
Sóc Trăng là một vùng đất có sự giao thoa giữa các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo. Chính vì lẽ đó nơi đây được xem là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh và yên bình thông qua hành trình du lịch tâm linh.
Ngày 10/08/2024
Chùa Dơi, một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở tỉnh Sóc Trăng, ngôi chùa đặc biệt không chỉ bởi kiến trúc tôn giáo Khmer đặc sắc mà còn vì những câu chuyện huyền bí.
Ngày 04/08/2024