Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chọn trang phục đi chùa Thái Lan thế nào phù hợp?

Tại Thái Lan, Phật giáo và các ngôi chùa được tôn trọng tuyệt đối. Để bảo vệ cảnh quan và vẻ tôn nghiêm nơi nhà Phật, tại đây đặt ra nhiều quy định nghiêm ngặt với du khách đến tham quan.

Những người có kinh nghiệm đi chùa ở Thái Lan đều biết rằng nếu không tuân thủ những quy định này thì không được vào chùa.

Đến chùa nói khẽ, cười duyên

Đến chùa nói khẽ, cười duyên

Về trang phục đi chùa Thái Lan, bạn phải mặc trang phục kín đáo, nghiêm chỉnh, không để lộ nhiều da thịt phản cảm. Đối với nữ, không được mặc quần áo bó sát, áo 2 dây, váy ngắn trên đầu gối. Bạn có thể mặc váy nhưng phải kín đáo, lịch sự và độ dài quá đầu gối. 

Đối với nam giới, phải mặc trang phục lịch sự, không mặc áo sát nách hay áo ba lỗ, không mặc quần ngắn trên đầu gối, không mặc quần áo rách và có hình vẽ, chữ viết phản cảm. Nếu lỡ mặc váy hay quần quá ngắn, du khách phải thuê khăn sarong quấn quanh người, che đi phần cơ thể hở hang.

Du khách quấn khăn sarong trước khi vào chùa

Du khách quấn khăn sarong trước khi vào chùa

Các ngôi chùa ở Thái Lan thường yêu cầu du khách bỏ giày dép trước khi bước vào nên bạn hãy chú ý chọn giày dép thoải mái, có thể cởi ra và đi lại nhanh chóng. Tuyệt đối không được cố tình đi giày dép vào bên trong nếu được yêu cầu để ở ngoài. Đây không chỉ là hành động vô ý thức mà còn là hành vi thiếu tôn trọng nhà Phật.

Ngoài quy định về trang phục, theo kinh nghiệm đi chùa ở Thái Lan, khi đến thăm chùa, du khách cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

Hạn chế chụp ảnh, nếu chụp hãy xin phép trước: Chùa là nơi linh thiêng, thanh tịnh, ánh sáng từ máy ảnh có thể quấy nhiễu sự thanh tịnh này. Vậy nên, bạn có thể thoải mái chụp ảnh phía bên ngoài ngoại cảnh chùa, không nên chụp ảnh bên trong, đặc biệt không chụp chính điện.

Theo kinh nghiệm đi chùa ở Thái Lan, nam giới phải mặc áo có tay, quần dài, không có hình trang trí phản cảm

Theo kinh nghiệm đi chùa ở Thái Lan, nam giới phải mặc áo có tay, quần dài, không có hình trang trí phản cảm

Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên: Chùa là nơi thanh tịnh, giữ trật tự là điều nên làm khi đến vãn cảnh chùa, đây là kinh nghiệm đi chùa ở Thái Lan ai cũng cần phải ghi nhớ kỹ. Bạn không được nói chuyện to, cười đùa cợt nhả trong chùa.

Không để lộ bàn chân, ngón chân: Quan niệm Thái Lan cho rằng bàn chân là nơi không sạch sẽ, vì vậy khi ngồi họ sẽ giấu bàn chân đi. Vậy nên, nếu có quỳ hay ngồi tại chùa bạn hãy chú ý không để lộ bàn chân, ngón chân.

Không cố ý chạm vào các tượng Phật: Nhiều người có quan niệm chạm vào tượng Phật để lấy may, điều này bị nghiêm cấm ở các ngôi chùa Thái Lan. Hầu hết, tượng Phật nơi đây đều có niên đại hàng trăm năm, cần được bảo tồn. Việc bạn chạm vào sẽ ảnh hưởng đến việc bảo quản tượng Phật, có thể phải nộp phạt.

Không tiếp xúc gần với các nhà sư: Đặc biệt nếu bạn là nữ thì cần tuyệt đối giữ khoảng cách với các nhà sư tại chùa Thái Lan. Đây là nguyên tắc trọng yếu không được vi phạm trong kinh nghiệm đi chùa ở Thái Lan. 

Du khách chụp hình tại một ngôi chùa ở Thái Lan

Du khách chụp hình tại một ngôi chùa ở Thái Lan

Trên đây là những kinh nghiệm đi chùa ở Thái Lan mà mọi người cần lưu ý khi đến tham quan bất kỳ ngôi chùa nào ở xứ Chùa Vàng. Tuân thủ những điều này là thể hiện ý thức, trách nhiệm cũng như lòng thành kính của bạn với chùa, với Phật. Ngoài ra, khi đến chùa bạn cũng không nên xả rác bừa bãi và tạo dáng chụp ảnh phản cảm...

Hạnh Nhân

Tin Khác

Ấn Độ: Du lịch ‘chữa lành’ thu hút du khách quốc tế

Xóa bỏ mệt mỏi, gạt hết lo âu với chuyến bay chỉ hơn 4 tiếng để tìm đến tại Ấn Độ là lựa chọn cho những ai muốn “lạc chân” vào không gian đủ yên tĩnh để cân bằng cảm xúc, tìm lại chính mình, hơn hết đó còn là hành trình “chữa lành” cả về thể chất lẫn tâm hồn.

Ngày 13/09/2024

Chùa cổ miền Tây 300 tuổi có hàng vạn chim trời về làm tổ

Tại khuôn viên chùa Hang có cả chục nghìn con chim trời trú ngụ, tạo nên khuôn cảnh vô cùng sinh động.

Ngày 08/09/2024

Lời kêu cứu của tu viện Phật giáo Sansa - di sản UNESCO

Nước biển dâng, hạn hán, sạt lở đất và các cơn bão lớn là những yếu tố hàng đầu đang đe dọa sự tồn tại của các di sản được UNESCO bảo tồn.

Ngày 04/09/2024

Một số điểm du lịch tâm linh đông khách nhờ một trò chơi trực tuyến

Tựa game Black Myth: Wukong đẩy lượt tìm kiếm các địa điểm du lịch Sơn Tây (Trung Quốc) tăng gần 160%. Trước đây, tỉnh này chưa bao giờ là điểm nóng du lịch.

Ngày 02/09/2024

Rộ trào lưu khách nam mặc trang phục truyền thống đi chùa Thái Lan

Theo Bangkokpost, những năm gần đây, nhiều du khách đến thăm các ngôi đền, chùa và cung điện ở Bangkok, nhất là du khách châu Á thường lựa chọn mặc trang truyền thống của Thái Lan.

Ngày 01/09/2024

Đặc sắc lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn

Lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn năm 2024 đã được khai mạc hôm 13/8, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).

Ngày 18/08/2024

Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua cho du khách thích khám phá Sóc Trăng

Sóc Trăng là một vùng đất có sự giao thoa giữa các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo. Chính vì lẽ đó nơi đây được xem là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh và yên bình thông qua hành trình du lịch tâm linh.

Ngày 10/08/2024

Chùa Dơi và câu chuyện về loài lợn 5 móng

Chùa Dơi, một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở tỉnh Sóc Trăng, ngôi chùa đặc biệt không chỉ bởi kiến trúc tôn giáo Khmer đặc sắc mà còn vì những câu chuyện huyền bí.

Ngày 04/08/2024