Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đà Lạt và những điểm đến du lịch tâm linh

Những ngôi chùa ở Đà Lạt với bề dày lịch sử, văn hoá tín ngưỡng không chỉ giúp du khách có những phút giây thăm viếng, cầu an, lắng lòng mà còn đem đến cho các bạn trải nghiệm mới mẻ. 

Thiền viện Vạn Hạnh

Cách chợ Đà Lạt không xa, hướng ra đường Bà Huyện Thanh Quan, nằm giữa đoạn dốc đường Phù Đổng Thiên Vương bạn sẽ thấy cổng của Thiền viện Vạn Hạnh đơn sơ với ngói đỏ.

Thiền viện nguyên khởi là khuôn hội Vạn Hạnh do Phật tử địa phương dựng lên để bái Phật. Trải qua nhiều lần trùng tu nay trở thành một trong những nơi có kiến trúc kỳ vĩ của Phật giáo Việt Nam.

Nơi đây đặc biệt nổi tiếng với tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, tỏa ra ánh vàng khắp một vùng trời. 

Tượng Phật niêm hoa vi tiếu lớn nhất tỉnh Lâm Đồng ngự tại thiền viện Vạn Hạnh

Tượng Phật niêm hoa vi tiếu lớn nhất tỉnh Lâm Đồng ngự tại thiền viện Vạn Hạnh

Địa chỉ: 39 Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, Đà Lạt.

Lưu ý: Là một điểm đến tâm linh, thiền viện luôn mở cửa đón chào du khách. Tuy nhiên để không ảnh hưởng đến sinh hoạt, bạn nên đến vào ban ngày để có thể bái lễ hoặc chiêm ngưỡng vẻ đẹp ánh vàng như phát quang của tượng Phật.

Chùa Linh Phước

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt về hướng Trại Mát, chùa Linh Phước có kiến trúc mang đậm phong cách Á Đông.

Chùa gây ấn tượng bởi những mảng màu tô khảm bằng hàng ngàn mảnh chai, gốm, sành.

Ngôi chùa nhìn từ bên ngoài

Ngôi chùa nhìn từ bên ngoài

Khuôn viên chùa nổi bật với con rồng thân dài 49m, vây được khảm từ 12.000 mảnh chai uốn lượn. Chính điện với Tiền Đàn Bảo Tháp được chạm trổ tinh xảo cùng hai hàng cột dọc chạm khắc hình rồng tinh xảo tạo nên vẻ uy nghi tráng lệ.

Năm 2010, 50 nghệ nhân và Phật tử đã hoàn thành tượng Phật Quán Thế Âm với chiều cao 15,5m; nặng 3 tấn; kết từ 650 ngàn bông hoa bất tử đạt kỷ lục châu Á.

Với rất nhiều kỷ lục, chùa Linh Phước là điểm đến du lịch tâm linh Đà Lạt không những quan trọng trong lòng các tín đồ Phật giáo mà còn là điểm đến để du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc tâm linh có một không hai đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Chánh điện chùa Linh Phước

Chánh điện chùa Linh Phước

Địa chỉ: 20 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, Đà Lạt.

Lưu ý: Chùa Linh Phước mở cửa đón khách cả ngày, nhưng để có trải nghiệm tốt nhất, bạn nên đi vãn cảnh chùa vào ban ngày.

Chùa Thiên Vương Cổ Sát

Cũng mang hơi thở Á Đông nhưng chùa Thiên Vương Cổ Sát lại đặc biệt hơn với lối kiến trúc Triều Châu - Trung Quốc.

Nổi bật ngay gian chính là biển bằng chữ Hoa “Từ Bi Bảo Điện” ở gian chính vì vậy chùa còn có một tên gọi khác là “chùa Tàu".

Một góc Thiên Vương Cổ Sát

Một góc Thiên Vương Cổ Sát

Vừa đến cổng chính chùa, bạn sẽ ấn tượng với những hàng cây cổ thụ râm bóng, cảm nhận ngay được sự thanh tịnh, trầm mặc.

Khi đi sâu vào chùa, đầu tiên bạn sẽ gặp Từ Bi Bảo Điện uy nghiêm, thờ Tứ Đại Thiên Vương (Đa Văn Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương). Đây chính là nguồn gốc cho tên chùa Thiên Vương Cổ Sát. 

Tôn tượng Tây Phương Tam Thánh ở chùa Thiên Vương Cổ Sát

Tôn tượng Tây Phương Tam Thánh ở chùa Thiên Vương Cổ Sát

Phía sau là Quang Minh Bảo Điện - nơi thờ Tây Phương Tam Thánh, ở giữa là tượng A Di Đà, bên trái là Quan Thế Âm Bồ Tát và bên phải là Đại Thế Chí Bồ Tát. Ba bức tượng này đều được điêu khắc tinh xảo, thần thái, được làm từ trầm hương quý do Hòa Thượng Thọ Dã đã thỉnh từ Hong Kong nặng hơn 1.500 kg. 

Chùa còn có một chiếc bàn kỳ lạ, thoạt nhìn chỉ là chiếc bàn bình thường bằng gỗ, nhưng khi đặt tay lên bàn thì chiếc bàn tự xoay như có một lực đẩy vô hình, lật ngửa tay thì chiều xoay sẽ thay đổi. Đây là một trong những hiện tượng kỳ lạ thu hút du khách gần xa.

Địa chỉ: 385 Khe Sanh, Phường 10, Đà Lạt.

Bàn xoay ở gần chùa Thiên Vương Cổ Sát

Bàn xoay ở gần chùa Thiên Vương Cổ Sát

Lưu ý khi đến du lịch tâm linh ở Đà Lạt

Những điểm đến du lịch tâm linh Đà Lạt luôn mở rộng cửa đón chào du khách đến tham quan, lễ bái nhưng vẫn có một số lưu ý để chuyến đi hoàn hảo nhất:

Nên mang quần áo lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục.Nên chú ý giữ yên tĩnh, tránh làm phiền đến sinh hoạt của các vị tu nhân.Tránh mang thức ăn và chú ý đến việc giữ vệ sinh trong khuôn viên linh thiêngNếu chỉ có dự định vãn cảnh, bạn nên tránh đến tham quan vào những khung giờ có lễ bái riêng.

Mỗi điểm đến luôn ẩn chứa một câu chuyện khác nhau. Đến với các địa điểm linh thiêng là nơi thờ phụng các bậc thánh thần trong các tôn giáo, bạn sẽ luôn cảm nhận được một không khí an yên và có phần tách biệt với thế giới bộn bề.

Hồng Bối

Tin Khác

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 3.000 năm tuổi nổi tiếng Tây Tạng

Chùa Zizhu nằm trên ngọn núi Zizhu nổi tiếng, ở độ cao 4.800m phía đông Tây Tạng. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 3.000 năm, là một trong những điểm đến tuyệt đẹp mang giá trị văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc của người Tây Tạng.

Ngày 14/04/2024

'Ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc' cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm

Huyền Không Tự nằm ở độ cao hàng chục mét trên vách núi Hằng Sơn suốt hơn 1.500 năm, được mệnh danh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Ngày 14/03/2024

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 diễn ra ngày nào, có sự kiện gì?

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 tại chùa Quán Thế Âm (Q.Ngũ Hành Sơn) diễn ra từ ngày 26/3 đến 29/3 (nhằm ngày 17, 18, 19 và 20/2/Giáp Thìn).

Ngày 13/03/2024

Tĩnh lặng với màu xanh chùa Phật Tích

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, thuộc xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25/02/2024

Hai ngôi chùa di tích thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi năm

Chùa Dâu, chùa Bút Tháp là hai di tích lịch sử hàng ngàn năm tuổi ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, du lịch.

Ngày 24/02/2024

Ngắm tượng Phật khổng lồ bằng đá ở Đà Nẵng

Những ngày Tết, nhiều người đã tìm đến khu văn hóa tâm linh Đà Sơn để du xuân và ngắm tượng Phật khổng lồ đang trong quá trình thi công.

Ngày 18/02/2024

Ngôi chùa xây chưa xong vẫn đón hàng nghìn lượt khách dịp Tết

Chùa Minh Đức được xây trên núi Thiên Mã (Quảng Ngãi) tuy chưa hoàn thiện nhưng vẫn thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến viếng thăm dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Ngày 16/02/2024

Hội xuân Di Lặc trên núi Bà Đen diễn ra suốt tháng Giêng

Hội xuân núi Bà Đen - lễ hội lớn nhất được người dân Tây Ninh đón đợi - khai mạc mùng 4 Tết. Cùng với đó, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo của Hội xuân Di Lặc.

Ngày 13/02/2024