Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Du khách tìm về núi Bà Đen tỏ lòng tôn kính Quán Thế Âm Bồ-tát

Núi Bà Đen, Tây Ninh - miền đất hành hương nổi tiếng tại Nam bộ, bước vào mùa lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động văn hóa tâm linh ý nghĩa trong tháng 9 Âm lịch.

Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, lễ vía Quán Thế Âm Bồ-tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ-tát - một biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha và cứu độ chúng sinh trong văn hoá Phật giáo.

Chùa Bà gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain.

Chùa Bà gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain.

Đối với người dân Nam Bộ nói chung và người dân Tây Ninh nói riêng, hình tượng Quán Thế Âm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh.

Đồng thời, núi Bà Đen với hệ thống chùa Bà gần 300 năm tuổi và huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu được coi là điểm tựa tâm linh của người dân nơi đây.

Hàng năm, núi Bà Đen hút hàng nghìn người đến hành hương và chiêm bái trong dịp lễ vía Quán Thế Âm Bồ-tát xuất gia. Năm nay, Phật tử và du khách sẽ được hòa vào không khí lễ hội trang nghiêm với nhiều hoạt động tâm linh ý nghĩa.

Quần thể chùa Bà với ngôi cổ tự Linh Sơn Tiên Thạch rợp trời cờ hoa và Điện Bà huyền thoại sẽ là nơi để Phật tử và du khách hướng đến Quán Thế Âm Bồ-tát với các nghi lễ dâng hương thành kính.

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Nguyễn Minh Tú.

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Nguyễn Minh Tú.

Trên đỉnh núi Bà Đen, không gian Phật giáo an yên sẽ là nơi để du khách chiêm bái và cảm nhận đức từ bi của tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á - một hoá thân của Quán Thế Âm Bồ-tát. Đứng uy nghiêm trên đài sen bằng đồng ở độ cao 986 m, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn tóc búi cao, phủ khăn dài, đầu đội vương miện với dáng vẻ trang nghiêm, hiền từ và duyên dáng, là biểu tượng của đức hạnh và lòng từ bi phổ độ chúng sinh.

Đặc biệt, vào tối thứ 7, ngày 19/10 (nhằm ngày 17/9 âm lịch), lễ dâng đăng kính mừng lễ vía Quán Thế Âm Bồ-tát xuất gia sẽ được tổ chức để nhân dân và du khách cùng hướng lòng tôn kính về biểu tượng của hạnh từ bi. Tại đây, du khách sẽ được nhận các ngọn đèn hoa đăng đặc biệt và tự tay viết lời nguyện ước gửi gắm đến Quán Thế Âm Bồ-tát.

Trên quảng trường rộng lớn, hàng nghìn ngọn đăng sẽ được thắp sáng lung linh, nơi du khách sẽ thả hoa đăng dưới chân đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn với lòng ngưỡng vọng đến công đức vĩ đại của Ngài.

Núi Bà Đen diễn ra rất nhiều lễ hội văn hoá tâm linh quanh năm. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain.

Núi Bà Đen diễn ra rất nhiều lễ hội văn hoá tâm linh quanh năm. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain.

Cùng với trải nghiệm dâng đăng thiêng liêng trên đỉnh núi cao nhất Nam bộ, lễ vía Quán Thế Âm Bồ-tát cũng là dịp để du khách hoà vào không gian Phật giáo độc đáo trên đỉnh núi.

Tại trung tâm triển lãm, du khách sẽ được chiêm bái các hình tướng của Quán Thế Âm Bồ-tát được mô phỏng từ các tác phẩm Phật giáo kinh điển trên thế giới như Quan Âm Nam Hải (thế kỷ XII tại Trung Quốc), Bồ-tát Nghìn Tay Senju Kannon (thế kỷ VIII tại Nhật Bản), Bồ-tát Tara (thế kỷ XIV tại Nepal), Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (thế kỷ XV tại Nepal)…

Cũng tại nơi đây, du khách sẽ bước vào miền đất Phật linh thiêng với rất nhiều công trình tâm linh nổi tiếng như tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới, cụm trụ kinh Bát Nhã khắc 12.000 chữ Tây Tạng dát vàng, hay khu lưu giữ xá lợi Đức Phật do Bồ Đề Đạo Tràng trao tặng.

Lễ dâng đăng kính mừng lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia sẽ diễn ra vào tối 19/10. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain.

Lễ dâng đăng kính mừng lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia sẽ diễn ra vào tối 19/10. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain.

Núi Bà Đen là điểm đến linh thiêng bậc nhất Nam bộ, và cũng là điểm đến của rất nhiều lễ hội văn hoá tâm linh diễn ra quanh năm. Ngay sau lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia, núi Bà Đen sẽ bước vào tháng di sản, nơi du khách sẽ được chiêm ngưỡng các di sản văn hoá phi vật thể quốc gia trên khắp các vùng miền được tái hiện sống động tại đỉnh núi.

Đặc biệt, những tháng cuối năm sẽ là thời điểm núi Bà Đen đón hàng triệu người dân và du khách đến với mùa lễ tạ - một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt với quan niệm tâm linh "có vay, có trả". Đây sẽ là dịp để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ-tát tại hệ thống chùa Bà, và hoà vào nhiều trải nghiệm thiêng liêng trên đỉnh núi để tiễn biệt năm cũ và chờ đón năm mới nhiều bình an, may mắn.

An Nghiên
(ZNews)

Tin Khác

Ấn Độ: Du lịch ‘chữa lành’ thu hút du khách quốc tế

Xóa bỏ mệt mỏi, gạt hết lo âu với chuyến bay chỉ hơn 4 tiếng để tìm đến tại Ấn Độ là lựa chọn cho những ai muốn “lạc chân” vào không gian đủ yên tĩnh để cân bằng cảm xúc, tìm lại chính mình, hơn hết đó còn là hành trình “chữa lành” cả về thể chất lẫn tâm hồn.

Ngày 13/09/2024

Chùa cổ miền Tây 300 tuổi có hàng vạn chim trời về làm tổ

Tại khuôn viên chùa Hang có cả chục nghìn con chim trời trú ngụ, tạo nên khuôn cảnh vô cùng sinh động.

Ngày 08/09/2024

Lời kêu cứu của tu viện Phật giáo Sansa - di sản UNESCO

Nước biển dâng, hạn hán, sạt lở đất và các cơn bão lớn là những yếu tố hàng đầu đang đe dọa sự tồn tại của các di sản được UNESCO bảo tồn.

Ngày 04/09/2024

Một số điểm du lịch tâm linh đông khách nhờ một trò chơi trực tuyến

Tựa game Black Myth: Wukong đẩy lượt tìm kiếm các địa điểm du lịch Sơn Tây (Trung Quốc) tăng gần 160%. Trước đây, tỉnh này chưa bao giờ là điểm nóng du lịch.

Ngày 02/09/2024

Rộ trào lưu khách nam mặc trang phục truyền thống đi chùa Thái Lan

Theo Bangkokpost, những năm gần đây, nhiều du khách đến thăm các ngôi đền, chùa và cung điện ở Bangkok, nhất là du khách châu Á thường lựa chọn mặc trang truyền thống của Thái Lan.

Ngày 01/09/2024

Đặc sắc lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn

Lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn năm 2024 đã được khai mạc hôm 13/8, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).

Ngày 18/08/2024

Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua cho du khách thích khám phá Sóc Trăng

Sóc Trăng là một vùng đất có sự giao thoa giữa các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo. Chính vì lẽ đó nơi đây được xem là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh và yên bình thông qua hành trình du lịch tâm linh.

Ngày 10/08/2024

Chùa Dơi và câu chuyện về loài lợn 5 móng

Chùa Dơi, một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở tỉnh Sóc Trăng, ngôi chùa đặc biệt không chỉ bởi kiến trúc tôn giáo Khmer đặc sắc mà còn vì những câu chuyện huyền bí.

Ngày 04/08/2024