'Ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc' cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm

Huyền Không Tự hay chùa Huyền Không nằm cheo leo trên vách núi Hằng Sơn ở thành phố Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Đây là công trình kiến trúc bằng gỗ được xây dựng trên vách núi cao nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Trung Quốc.

Huyền Không Tự hay chùa Huyền Không nằm cheo leo trên vách núi Hằng Sơn ở thành phố Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Đây là công trình kiến trúc bằng gỗ được xây dựng trên vách núi cao nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Trung Quốc.

Nhìn từ xa, ngôi chùa nặng hàng chục tấn dường như chỉ được chống đỡ yếu ớt bởi vài cây cột trên vách núi cao hàng chục mét. Chính vì vậy mà Huyền Không Tự được mệnh danh là 'ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc'.

Nhìn từ xa, ngôi chùa nặng hàng chục tấn dường như chỉ được chống đỡ yếu ớt bởi vài cây cột trên vách núi cao hàng chục mét. Chính vì vậy mà Huyền Không Tự được mệnh danh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Huyền Không Tự cũng từng được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 tòa nhà 'bất ổn định' nhất thế giới. Tuy nhiên, thực tế ngôi chùa được thiết kế vô cùng chắc chắn.

Huyền Không Tự cũng từng được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 tòa nhà "bất ổn định" nhất thế giới. Tuy nhiên, thực tế ngôi chùa được thiết kế vô cùng chắc chắn.

Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, Huyền Không Tự được thiết kế và xây dựng vào cuối thời Bắc Ngụy (386 - 535) bởi một nhà sư tên Liễu Nhiên.

Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, Huyền Không Tự được thiết kế và xây dựng vào cuối thời Bắc Ngụy (386 - 535) bởi một nhà sư tên Liễu Nhiên.

Suốt hơn 1.500 năm lịch sử, Huyền Không Tự hứng chịu nhiều gió bão, động đất. Đặc biệt trong 40 năm qua đã xảy ra hai trận động đất từ cấp 6 trở lên, một trận thậm chí còn khiến 1/3 tòa nhà ở huyện Hỗn Nguyên gần đó sụp đổ, nhưng ngôi chùa vẫn lừng lững trên vách núi.

Suốt hơn 1.500 năm lịch sử, Huyền Không Tự hứng chịu nhiều gió bão, động đất. Đặc biệt trong 40 năm qua đã xảy ra hai trận động đất từ cấp 6 trở lên, một trận thậm chí còn khiến 1/3 tòa nhà ở huyện Hỗn Nguyên gần đó sụp đổ, nhưng ngôi chùa vẫn lừng lững trên vách núi.

Toàn bộ kiến trúc hiện tại của Huyền Không Tự bao gồm 40 gian nhà chia thành ba tầng xếp chồng lên nhau từ thấp đến cao, điểm thấp nhất cách mặt đất khoảng 50 m và điểm cao nhất khoảng 90 mét.

Toàn bộ kiến trúc hiện tại của Huyền Không Tự bao gồm 40 gian nhà chia thành ba tầng xếp chồng lên nhau từ thấp đến cao, điểm thấp nhất cách mặt đất khoảng 50 m và điểm cao nhất khoảng 90 mét.

Kiến trúc chùa được giữ chắc chắn bởi 97 thanh dầm ngang và 54 cây cột, tất cả được làm từ gỗ Độc cần. Trước khi sử dụng, những thanh dầm ngang và cột gỗ này được ngâm trong dầu tung để tránh bị mối mọt và mục nát.

Kiến trúc chùa được giữ chắc chắn bởi 97 thanh dầm ngang và 54 cây cột, tất cả được làm từ gỗ Độc cần. Trước khi sử dụng, những thanh dầm ngang và cột gỗ này được ngâm trong dầu tung để tránh bị mối mọt và mục nát.

Ngoài ra, phần lớn diện tích Huyền Không Tự nằm ẩn trong thân núi tạo sự chắc chắn cho ngôi chùa. Các lớp núi đá bao quanh cũng có tác dụng như chiếc ô che mưa nắng, giúp ngôi chùa tránh hiện tượng phong hóa gỗ và trường tồn theo thời gian.

Ngoài ra, phần lớn diện tích Huyền Không Tự nằm ẩn trong thân núi tạo sự chắc chắn cho ngôi chùa. Các lớp núi đá bao quanh cũng có tác dụng như chiếc ô che mưa nắng, giúp ngôi chùa tránh hiện tượng phong hóa gỗ và trường tồn theo thời gian.

Huyền Không Tự năm 1963.

Huyền Không Tự năm 1963.

Ngày nay, Huyền Không Tự trên vách núi Hàng Sơn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách tham quan nhất ở tỉnh Sơn Tây.

Ngày nay, Huyền Không Tự trên vách núi Hàng Sơn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách tham quan nhất ở tỉnh Sơn Tây.

Hoa Vũ/VTCnews

Tin Khác

Ấn Độ: Du lịch ‘chữa lành’ thu hút du khách quốc tế

Xóa bỏ mệt mỏi, gạt hết lo âu với chuyến bay chỉ hơn 4 tiếng để tìm đến tại Ấn Độ là lựa chọn cho những ai muốn “lạc chân” vào không gian đủ yên tĩnh để cân bằng cảm xúc, tìm lại chính mình, hơn hết đó còn là hành trình “chữa lành” cả về thể chất lẫn tâm hồn.

Ngày 13/09/2024

Chùa cổ miền Tây 300 tuổi có hàng vạn chim trời về làm tổ

Tại khuôn viên chùa Hang có cả chục nghìn con chim trời trú ngụ, tạo nên khuôn cảnh vô cùng sinh động.

Ngày 08/09/2024

Lời kêu cứu của tu viện Phật giáo Sansa - di sản UNESCO

Nước biển dâng, hạn hán, sạt lở đất và các cơn bão lớn là những yếu tố hàng đầu đang đe dọa sự tồn tại của các di sản được UNESCO bảo tồn.

Ngày 04/09/2024

Một số điểm du lịch tâm linh đông khách nhờ một trò chơi trực tuyến

Tựa game Black Myth: Wukong đẩy lượt tìm kiếm các địa điểm du lịch Sơn Tây (Trung Quốc) tăng gần 160%. Trước đây, tỉnh này chưa bao giờ là điểm nóng du lịch.

Ngày 02/09/2024

Rộ trào lưu khách nam mặc trang phục truyền thống đi chùa Thái Lan

Theo Bangkokpost, những năm gần đây, nhiều du khách đến thăm các ngôi đền, chùa và cung điện ở Bangkok, nhất là du khách châu Á thường lựa chọn mặc trang truyền thống của Thái Lan.

Ngày 01/09/2024

Đặc sắc lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn

Lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn năm 2024 đã được khai mạc hôm 13/8, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).

Ngày 18/08/2024

Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua cho du khách thích khám phá Sóc Trăng

Sóc Trăng là một vùng đất có sự giao thoa giữa các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo. Chính vì lẽ đó nơi đây được xem là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh và yên bình thông qua hành trình du lịch tâm linh.

Ngày 10/08/2024

Chùa Dơi và câu chuyện về loài lợn 5 móng

Chùa Dơi, một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở tỉnh Sóc Trăng, ngôi chùa đặc biệt không chỉ bởi kiến trúc tôn giáo Khmer đặc sắc mà còn vì những câu chuyện huyền bí.

Ngày 04/08/2024