Ngôi chùa Phật giáo linh thiêng ở Đông Bắc Thái Lan

2

Wat Dan Phra In là một ngôi chùa xinh đẹp của vùng Đông Bắc Thái Lan nằm ở Huyện Nikhom Kham Soi, tỉnh Mukdahan. Ngôi chùa này tọa lạc giữa rừng. Trước khi đến được Wat Dan Phra In, du khách sẽ đi qua một "thung lũng gió" với những cối xay gió màu trắng.

3

Khi bước vào chùa Wat Dan Phra In, du khách sẽ thấy tượng thần Indra cưỡi voi ba đầu màu hồng cho thấy sự uy nghiêm và linh thiêng của ngôi chùa này.

4

Tuy không phải là một ngôi chùa cổ, nhưng Wat Dan Phra In được nhiều Phật tử ghé thăm bởi vô cùng linh thiêng. Chị Mo Pattarata Pulperm, hướng dẫn viên du lịch người Thái Lan kể rằng, năm 2010 có một sư thầy đi khất thực qua đây và lúc đó trời cũng gần tối. Sư thầy liền ngồi xuống thiền định và tụng kinh như hàng ngày. Sau khi tụng kinh xong thì vị sư thầy thấy có một nhóm người mặc đồ trắng đi vòng quanh vị trí đặt bức tượng thờ thần rắn và ngôi chùa vì thế được đặt tên là Wat Dan Phra In.

5

Ngôi chùa có 4 cửa ở 4 hướng. 4 cửa của Wat Dan Phra In tượng trưng cho 4 vị thiên vương luôn hộ trì cho chúng sinh được an lạc, tránh mọi tai ương.

6

Cửa thứ 1 Thiên vương Dhataraṭṭha cai quản hội chúng Càn-thát-bà (Gandhabba). Đây là hạng chúng sinh sống dựa vào những cây cối có mùi hương, đời sống gắn liền với cội cây mà họ đã cư ngụ lúc đầu. Cửa thứ 2 Thiên vương Viruḷhaka cai quản hội chúng Cưu-bàn-trà (Kumbhaṇdạ). Đây là loại ác thần, có bụng to, mắt lồi và tròng mắt màu đỏ. Nơi cư ngụ của loài Cưu-bàn-trà này là cõi người và địa ngục. Nếu ở cõi người, nhiệm vụ của chúng là bảo vệ giữ gìn các núi non, rừng rậm, ao hồ, sông ngòi, bảo châu, đền tháp cùng các loại cây gỗ thơm hoặc có hoa thơm. Chúng có nhiệm vụ trông coi những gì mà thiên vương muốn bảo tồn.

7

Cửa thứ 3 Thiên vương Virūpakkha cai quản loài Rồng (Nāga). Trú xứ của loài Rồng có thể là trong lòng đất hay dưới đáy núi. Vì sống dưới lòng đất sâu nên đôi khi đùa giỡn với nhau, chúng có thể làm cho mặt đất rung chuyển. Loài Rồng cũng rất thích dạo chơi trên mặt đất, và trong những lần như thế chúng thường hóa ra hình dáng sư tử, cọp, chó, nhưng có lúc vẫn giữ nguyên hình tướng của loài Rồng.

8

Cửa thứ 4 Thiên vương Kuvera cai quản chúng Dạ-xoa (Yakkha). Có hai loại Dạ-xoa là Chư thiên Dạ-xoa và Bàng sinh Dạ-xoa. Chư thiên Dạ-xoa có thân hình xinh đẹp và có hào quang, là loại chúng sinh không phải người. Bàng sinh Dạ-xoa có thân hình thô xấu, khả ố. Chư thiên Dạ-xoa đôi lúc cũng có tâm bức hại chúng sinh, khi có tâm vui thích não hại chúng sinh liền hóa thành quỷ sứ đi xuống hành tội chúng sinh địa ngục theo sở thích của mình. Khi khởi tâm muốn ăn thịt chúng sinh địa ngục, liền hóa thành kền kền, quạ, chó đến bắt chúng sinh địa ngục ăn thịt.

9

Bên trong chùa được xây dựng mô phỏng theo hang động, có nhiều tượng Phật và tượng thần rắn Naga.

10

Người dân thường đến cầu nguyện và ngồi thiền bên trong chùa.

11

Trong khuôn viên chùa có tượng thần rắn Naga 9 đầu.

12

Chiêng đồng chạm khắc thần rắn Naga mang ý nghĩa tiếng chuông đồng phát ra trong các nhà chùa, là âm thanh giúp con người thức tỉnh, hướng tới chân - thiện - mỹ. Bên cạnh đó, tiếng chiêng còn có có tác dụng giúp xua đuổi tà ma, ngăn chặn sự xâm nhập của các thể lực xấu, mang lại sinh khí cho không gian. Người ta tin rằng những âm thanh trong trẻo có thể giúp con người vơi bớt phiền lo, hóa giải những điềm dữ. Trong đó, chiêng đồng được xem là vật sở hữu âm thanh vang xa.

13

Đến với chùa Wat Dan Phra In, người dân thường cầu phúc, bình an, sức khỏe, và danh vọng …

14
15
16

Theo tín ngưỡng của người dân địa phương, mỗi khi cầu nguyện một điều gì thành hiện thực họ sẽ dâng lại những bức tượng đá biểu hiện lòng thành tâm cảm ơn cho những lời nguyện cầu của họ. Hoặc những bức tượng này cũng có khi là những lời cầu ước mang phước lành đến gia đình, người thân xung quanh của họ.

Tin Khác

Ấn Độ: Du lịch ‘chữa lành’ thu hút du khách quốc tế

Xóa bỏ mệt mỏi, gạt hết lo âu với chuyến bay chỉ hơn 4 tiếng để tìm đến tại Ấn Độ là lựa chọn cho những ai muốn “lạc chân” vào không gian đủ yên tĩnh để cân bằng cảm xúc, tìm lại chính mình, hơn hết đó còn là hành trình “chữa lành” cả về thể chất lẫn tâm hồn.

Ngày 13/09/2024

Chùa cổ miền Tây 300 tuổi có hàng vạn chim trời về làm tổ

Tại khuôn viên chùa Hang có cả chục nghìn con chim trời trú ngụ, tạo nên khuôn cảnh vô cùng sinh động.

Ngày 08/09/2024

Lời kêu cứu của tu viện Phật giáo Sansa - di sản UNESCO

Nước biển dâng, hạn hán, sạt lở đất và các cơn bão lớn là những yếu tố hàng đầu đang đe dọa sự tồn tại của các di sản được UNESCO bảo tồn.

Ngày 04/09/2024

Một số điểm du lịch tâm linh đông khách nhờ một trò chơi trực tuyến

Tựa game Black Myth: Wukong đẩy lượt tìm kiếm các địa điểm du lịch Sơn Tây (Trung Quốc) tăng gần 160%. Trước đây, tỉnh này chưa bao giờ là điểm nóng du lịch.

Ngày 02/09/2024

Rộ trào lưu khách nam mặc trang phục truyền thống đi chùa Thái Lan

Theo Bangkokpost, những năm gần đây, nhiều du khách đến thăm các ngôi đền, chùa và cung điện ở Bangkok, nhất là du khách châu Á thường lựa chọn mặc trang truyền thống của Thái Lan.

Ngày 01/09/2024

Đặc sắc lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn

Lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn năm 2024 đã được khai mạc hôm 13/8, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).

Ngày 18/08/2024

Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua cho du khách thích khám phá Sóc Trăng

Sóc Trăng là một vùng đất có sự giao thoa giữa các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo. Chính vì lẽ đó nơi đây được xem là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh và yên bình thông qua hành trình du lịch tâm linh.

Ngày 10/08/2024

Chùa Dơi và câu chuyện về loài lợn 5 móng

Chùa Dơi, một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở tỉnh Sóc Trăng, ngôi chùa đặc biệt không chỉ bởi kiến trúc tôn giáo Khmer đặc sắc mà còn vì những câu chuyện huyền bí.

Ngày 04/08/2024