Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhật ký hành hương của thầy Trí Chơn: Chiêm bái Lạc Sơn Đại Phật

Chiều nay, đến chiêm bái Lạc Sơn Đại Phật, tôn tượng được tạc hẳn vào khối núi Thê Loan, ngồi nhìn ra sông, nơi hợp lưu của ba con sông lớn là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y thuộc miền nam Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Lạc Sơn Đại Phật - một trong những điểm đến tâm linh của Trung Quốc

Lạc Sơn Đại Phật - một trong những điểm đến tâm linh của Trung Quốc

Bước chân vào cổng, con ấn tượng với tấm hình một chú tiểu cầm tấm bảng: “Tôi đợi bạn cả nghìn năm nay rồi!”. Mấy chữ vắn tắt đã làm con xúc động mạnh. Đã bao lâu, con mơ ước được một lần đến đây để đảnh lễ Ngài và con tin Ngài cũng đã đợi con ở đây suốt hàng nghìn năm nay.

Con thấy mình hữu duyên khi được có mặt tại đây, được nép mình dưới chân Ngài, được che chở bởi kim tướng vĩ đại của Thế Tôn.

Trong cuộc sống đầy bất toàn, bất trắc và bấp bênh này, có được Thế Tôn để nương tựa là niềm hạnh phúc lớn lao cho con và cho tất cả những ai có đủ phúc duyên. Thế Tôn là nơi trú ngụ an toàn, vững chãi nhất thế gian mà con may mắn có được.

Thượng tọa Trí Chơn tại Lạc Sơn Đại Phật

Thượng tọa Trí Chơn tại Lạc Sơn Đại Phật

Người ta gọi tôn tượng Ngài là Lạc Sơn Đại Phật, là Đức Thích Ca, là Đức Di Lặc… Dù tên gọi là gì thì cũng không ngoài mục đích kính ngưỡng bậc tỉnh thức, làm sáng ngời công đức đấng tôn quí nhất thế gian đến muôn ngàn đời sau. Chúng con là những người đang thực tập đi trên đường tỉnh thức của Ngài. Chúng con dù tu pháp môn nào thì cũng không ngoài pháp Phật; dù sống với truyền thống văn hóa nào thì cũng không ngoài văn hóa tâm linh; dù được dưỡng tâm bằng bất cứ giá trị đạo đức nào thì cũng không ngoài đạo giác ngộ.

Mười bốn thế kỷ trôi qua, pháp tướng của Ngài có thể bị bào mòn theo thời gian nhưng không bao giờ bị bào mòn trong tâm hồn người kính mộ Đạo Phật; dù có bị tàn phá bởi sự hung bạo do bất tín và vong bản nhưng hình ảnh Ngài không bao giờ bị mờ nhạt trong trái tim người chánh tín Tam Bảo; dù có bị hủy hoại bởi chủ thuyết cực đoan, kỳ thị thì tôn dung Ngài không bao giờ bị xoá nhoà trong thế giới văn minh và lương tri nhân loại.

Mười bốn thế kỷ trôi qua, bóng dáng Ngài vẫn cao vợi giữa đất trời, vững chãi cùng sông núi. Tôn tượng Ngài không chỉ được tạc vào khối núi hùng vĩ mà còn tạc vào lịch sử thiên thu.

Mười bốn thế kỷ trôi qua, dẫu bao triều đại đổi thay, bao lớp người về với thiên cổ thì Ngài vẫn an nhiên tĩnh tại giữa hưng phế vô thường.

Xin cho chúng con có được đôi mắt tuệ để thấy rõ pháp duyên sinh, sống không dính mắc dù vật chất hay tinh thần, dù tư tưởng hay học thuyết thế gian.

Xin cho chúng con phá vỡ bản ngã và tà kiến; căn nguyên làm bít lấp thiện tâm, lu mờ trí giác, khiến chúng con sống giam mình trong tù ngục của lòng vị kỷ, hẹp hòi, nghi kỵ, tật đố, tỵ hiềm.

Xin cho chúng con tái lập truyền thông, nuôi dưỡng tình huynh đệ, rộng mở trái tim để nhìn nhận nhau, thương yêu và tha thứ cho nhau.

Xin cho chúng con có được đôi mắt tuệ để thấy rõ pháp duyên sinh, sống không dính mắc dù vật chất hay tinh thần, dù tư tưởng hay học thuyết thế gian

Xin cho chúng con có được đôi mắt tuệ để thấy rõ pháp duyên sinh, sống không dính mắc dù vật chất hay tinh thần, dù tư tưởng hay học thuyết thế gian

Chúng con nhận thức rằng, dù địa lý phân định năm châu bốn bể nhưng tất cả chúng con chỉ có một trái đất duy nhất để tồn tại, một bầu không khí duy nhất để thở, và nguồn nước duy nhất để duy trì sự sống.

Dù ở phương Đông hay phương Tây, da trắng hay da màu thì tất cả chúng con đều có dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn, ai cũng ham sống sợ chết và cùng có tâm thức sướng khổ, buồn vui như nhau.

Dù được thừa hưởng nền văn minh sông Hằng hay sông Nin, dù là nền văn minh Lưỡng Hà hay Dương Tử thì tất cả chúng con đều là con cháu của tiền nhân, sống phải có nhân văn, biết trân quí và gìn giữ.

Phật cảnh linh thiêng - nơi dâng lời đại nguyện cùng sông núi chứng minh

Phật cảnh linh thiêng - nơi dâng lời đại nguyện cùng sông núi chứng minh

Chúng con cùng nhau phát nguyện rằng, từ nay luôn sống với tâm từ, chỉ cho đi niềm vui mà không gây tổn hại cho bất cứ ai và tất cả mọi loài; luôn sống với tâm bi, biết an ủi, vỗ về, không sân giận với bất cứ ai và tất cả mọi loài; luôn sống với tâm hỷ, thực tập hạnh ngưỡng mộ và tùy hỉ công đức, không ganh tỵ với bất cứ ai và tất cả mọi loài; luôn sống với tâm xả, thấy rõ nghiệp báo sai biệt của từng người, không thành kiến, phán xét, nhìn lỗi của bất cứ ai và tất cả mọi loài.

Kính nguyện Đấng Điệu Ngự gia hộ chúng con viên thành sở nguyện.

Lạc Sơn, ngày 1/5/2024

Điều ngự tử Trí Chơn

Tin Khác

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 3.000 năm tuổi nổi tiếng Tây Tạng

Chùa Zizhu nằm trên ngọn núi Zizhu nổi tiếng, ở độ cao 4.800m phía đông Tây Tạng. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 3.000 năm, là một trong những điểm đến tuyệt đẹp mang giá trị văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc của người Tây Tạng.

Ngày 14/04/2024

'Ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc' cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm

Huyền Không Tự nằm ở độ cao hàng chục mét trên vách núi Hằng Sơn suốt hơn 1.500 năm, được mệnh danh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Ngày 14/03/2024

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 diễn ra ngày nào, có sự kiện gì?

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 tại chùa Quán Thế Âm (Q.Ngũ Hành Sơn) diễn ra từ ngày 26/3 đến 29/3 (nhằm ngày 17, 18, 19 và 20/2/Giáp Thìn).

Ngày 13/03/2024

Tĩnh lặng với màu xanh chùa Phật Tích

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, thuộc xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25/02/2024

Hai ngôi chùa di tích thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi năm

Chùa Dâu, chùa Bút Tháp là hai di tích lịch sử hàng ngàn năm tuổi ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, du lịch.

Ngày 24/02/2024

Ngắm tượng Phật khổng lồ bằng đá ở Đà Nẵng

Những ngày Tết, nhiều người đã tìm đến khu văn hóa tâm linh Đà Sơn để du xuân và ngắm tượng Phật khổng lồ đang trong quá trình thi công.

Ngày 18/02/2024

Ngôi chùa xây chưa xong vẫn đón hàng nghìn lượt khách dịp Tết

Chùa Minh Đức được xây trên núi Thiên Mã (Quảng Ngãi) tuy chưa hoàn thiện nhưng vẫn thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến viếng thăm dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Ngày 16/02/2024

Hội xuân Di Lặc trên núi Bà Đen diễn ra suốt tháng Giêng

Hội xuân núi Bà Đen - lễ hội lớn nhất được người dân Tây Ninh đón đợi - khai mạc mùng 4 Tết. Cùng với đó, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo của Hội xuân Di Lặc.

Ngày 13/02/2024