Pháp môn Tịnh độ cho ta thành Phật ngay trong đời này
Pháp môn của chư Phật Như Lai vô lượng vô biên, duy chỉ có pháp môn niệm Phật vãng sanh là trong một đời chắc chắn được độ.
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật. Nếu chúng ta không chăm chỉ cố gắng tu học thì một đời này không được vãng sanh, như vậy là phụ lòng Di Đà Thế Tôn quá nhiều. Làm thế nào mới không phụ lòng? Duy chỉ có chăm chỉ mà tu hành, phải xem đó là việc quan trọng nhất, việc lớn nhất trong một đời này, những việc khác có thể buông xuống, chỉ mỗi việc này là không thể buông xuống.
Pháp môn của chư Phật Như Lai vô lượng vô biên, duy chỉ có pháp môn niệm Phật vãng sanh là trong một đời chắc chắn được độ. Chọn pháp môn này, trí tuệ của quý vị là đệ nhất... Văn Thù Bồ Tát chọn pháp môn này, Đại Thế Chí Bồ Tát chọn pháp môn này, Phổ Hiền Bồ Tát cũng chọn pháp môn này, nay quý vị cũng chọn pháp môn này, điều đó cho thấy trí tuệ của quý vị và các Ngài không hai. Đây là “Trí tuệ dũng mãnh”.
Trong mười pháp giới, lợi ích thù thắng nhất là thành Phật, tổn hại lớn nhất là đọa nơi tam ác đạo ( địa ngục, ngạ quỷ,súc sanh). Quý vị có thể nhận thức rõ ràng thì có thể lánh xa tam ác đạo, trong một đời này có cơ hội tu hành làm Phật, làm Bồ Tát. Nếu quý vị thật sự hạ quyết tâm làm việc này, đây là trí tuệ.
Thông thường, chúng ta nói trong Phật pháp có pháp Đại Thừa và pháp Tiểu Thừa. Tuy nhiên, nếu so “Pháp Nhất Thừa” với pháp Đại Thừa thì pháp Nhất Thừa cứu cánh hơn, viên mãn hơn. Tu theo Tiểu Thừa, cảnh giới cao nhất là A La Hán và Bích Chi Phật. Tu theo Đại Thừa, kết quả là chứng được quả vị Bồ Tát. Còn tu theo Nhất Thừa Phật pháp thì thành Phật. Trong bộ kinh này, Phật dạy chúng ta đại pháp tu hành để thành Phật..
“Phật” có nghĩa là một người đã giác ngộ. Đối với vũ trụ và nhân sinh đã triệt để thấu hiểu, cứu cánh viên mãn đối với bản thể vũ trụ nhân sinh. Các hiện tượng, tác dụng, quá khứ, hiện tại, vị lai không thứ nào mà lại không biết vì đã hoàn toàn không còn mê hoặc.
“A Di Đà Phật” dịch thành Hán văn, có nghĩa là “vô lượng giác”. Vô lượng là tận hư không biến pháp giới, quá khứ, hiện tại, vị lai. Nếu dùng thuật ngữ ngày nay mà nói thì đó là thời gian và không gian, trong thời không nhất thiết vô lượng vô biên dùng một danh hiệu làm đại biểu- Vô lượng giác thể, không một thứ nào mà không lý giải được chân thậtviên mãn, giác mà không mê, đây chính là hàm nghĩa danh hiệu “A Di Đà Phật”. Cho nên, danh hiệu này là bản thể của vũ trụ vạn vật.
Bồ đề Tâm chính là tâm thật sự giác ngộ. Thế nào mới là thật sự giác ngộ? Là thật sự quan sát sanh tử là việc lớn của đời người, vô thường nhanh chóng, lục đạo đáng sợ, phải nên có sự nhận biết như vậy. Từ đó nhất tâm nhất ý phải lìa xa lục đạo luân hồi, thật sự có tâm xuất ly khỏi tam giới, siêu vượt luân hồi, đây mới là thật sự giác ngộ. Tuy nhiên, tâm giác ngộ này cũng chỉ mới được một nửa mà thôi. Nếu tin “Niệm Phật Thành Phật” thì sự giác ngộ của quý vị mới thực sự viên mãn. Biết thật rằng một câu Phật hiệu có thể giúp chúng ta vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, từ sáng tới tối quyết không để gián đoạn, đây mới chính là gốc rễ của mạng sống, là việc lớn nhất của đời người, việc gì cũng có thể buông xuống nhưng việc này thì không, toàn tâm toàn ý về Tây Phương Tịnh độ, đây mới là thật sự giác ngộ, thật sựphát Bồ đề Tâm.
Phật là một người đối với vũ trụ nhân sinh đã thấu hiểu và triệt để giác ngộ, làm tấm gương tốt cho cửu giới (9 giới)chúng sanh, một tí cũng không mê hoặc… triệt để thông đạt chư pháp thật tướng, đó là Phật, là Bồ Tát. Cho nên, Phật, Bồ Tát không phải là thần tiên vì thần tiên vẫn còn là lục đạo chúng sanh, đối với chư pháp thật tướng còn bị mê hoặcđiên đảo, chưa thật thông suốt. Duy chỉ có Phật, Bồ Tát mới thật thông suốt.
Thật sự nhận thức thấu đáo sự đáng sợ của thế giới sanh tử luân hồi, thật sự phát tâm muốn siêu vượt lục đạo luân hồi, cầu bất sanh bất tử thì tâm này là tâm đã giác ngộ rồi. Nếu như càng phát được cái tâm niệm “A Di Đà Phật”, cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới thì tâm này là tâm đại giác, là vô thượng giác, là cứu cánh giác. Đây là phát Bồ Đề Tâm.
Người học Phật phải nhìn rõ mục tiêu của mình. Mục tiêu thật sự của chúng ta chính là nhổ bỏ gốc rễ của sanh tử, siêu vượt tam giới lục đạo và nhất định phải xem việc này là quan trọng nhất trong sự tu học của đời này.
Phật, Bồ Tát gia trì quý vị bao nhiêu thì phải xem tâm lượng quý vị phát lớn hay nhỏ, thật hay giả mà có sự khác biệt. Quý vị phát tâm chân thật, phát tâm rộng lớn thì oai thần của chư Phật, Bồ Tát gia trì cũng sẽ lớn. Ngược lại, nếu quý vị phát tâm nhỏ, phát tâm thiên vị thì chư Phật, Bồ Tát cũng gia trì nhưng lực gia trì đó nhỏ… Toàn tâm toàn ý muốn giúp đỡ chúng sanh khổ nạn được nghe chánh pháp, trong một đời được độ thì đây là phát vô thượng Bồ đề Tâm, Tâm này đáng quý. Tâm này vừa phát thì sẽ được chư Phật hộ niệm, Long thiên ủng hộ.
Nên biết rằng, không sanh về Tây Phương thì nhất định sẽ bị luân hồi. nếu bị luân hồi, nhất định đọa vào tam ác đồ ( ba đường): Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đây là việc khó tránh khỏi. Đọa tam đồ thì quá khổ, tam đồ rất dễ đi vào nhưng muốn ra thì lại quá khó! Cho nên tại đây, một lần nữa khuyên chúng ta phải cảnh giác cao độ. Đây không phải việc đùa, phải thời thời khắc khắc đề cao cảnh giác.
Nếu đọa vào ác đạo rồi đến đời nào mới có thể trở lại làm người? Thời gian không phải tính bằng năm, bằng tháng mà tính bằng bao nhiêu kiếp. Cho nên phải nghĩ kĩ chân tướng của sự thật, từ đó mới biết được việc này thật đáng sợ, mới biết được ân đức rộng lớn của Phật.
Thật lòng mà nói, không được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới thì cuộc đời này không có ý nghĩa, không có giá trị. Ngày ngày đều làm những việc của lục đạo luân hồi thì còn có ý nghĩa gì chứ? Trong vô lượng vô biên pháp môn, chúng ta mới tìm được và thật sự nhận biết về pháp môn niệm Phật, nếu không nắm chắc pháp môn này thì đáng tiếc thay!
Chúng ta nhất định phải hiểu rõ rằng người đời sống trong thế gian này thân thể rất yếu đuối, sinh mạng rất ngắn ngủi, một khi mất thân người thì đọa vào ác đạo. Nghĩ đến đây, lòng thấy sợ hãi. Nếu không đọa ác đạo, còn có thể thành Phật cũng chỉ nhờ vào một câu Phật hiệu này.
Thật sự lý giải được, hiểu được một cách rõ ràng và thấu đáo về sanh tử luân hồi, thật sự phát tâm muốn siêu vượt lục đạo luân hồi thì Phật, Bồ Tát nhất định âm thầm chiếu cố. Chúng sanh có cảm, Phật mới có ứng. Dùng phương phápgì? Nhất định phải y theo lời dạy mà tu hành.
Phật tử thời nay có trách nhiệm rất nặng nà nhiệm vụ rất lớn, đó là phải tuyên bố với người trên thế gian rằng Phật giáo không phải là tôn giáo mà là giáo dục của Phật, Bồ Tát. Trong quyển “ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, chúng ta thấy Bà- la- môn nữ là tín đồ của đạo Bà- la- môn. Nàng tiếp nhận chỉ đạo của Phật Đà, niệm Phật một ngày một đêm thì thành Bồ Tát. Mẹ của nàng bị đọa nơi địa ngục, nàng có thể độ mẹ nàng lên trời. Cho nên, tín đồ của các tôn giáokhác cũng có thể tiếp nhận giáo dục của Phật Đà, tiếp nhận tôn giáo của Phật Đà mà không cần phải thay đổi tín ngưỡng tôn giáo của họ. Tất cả tín đồ của tôn giáo khác đều có thể học tập giáo dục trí tuệ của Phật Đà…
Ngày nay chúng ta ngộ nhận Phật giáo là tôn giáo, cho nên tín đồ của các tôn giáo khác không dám đến học, quý vị nói có oan uổng không? Nếu biết đây là giáo dục thì các ông Cha (Công giáo), các vị mục sư đến học đều có thể trở thànhnhững vị Bồ Tát, A La Hán, đều được tu hành chứng quả… Cho nên, nhất định phải nhận thức rõ đó là giáo dục, là giáo dục ba đời (đời quá khứ, đời hiện tại và đời vị lai). Nội dung của giáo học thâm sâu vô cùng, có thể thật sự giúp đỡ chúng ta giải quyết tất cả vấn đề.
Khổng Tử, Mạnh Tử cũng dạy chúng ta “ Lấy Thiện Phá Ác” nhưng không bứng đi được cái gốc khổ của sanh tử. Giáo dục của Phật Đà mới là viên mãn: không những dạy chúng ta một đời này được hạnh phúc mỹ mãn, mà còn dạy chúng ta đời đời kiếp kiếp đều được viên mãn. Trên đời này tất cả giáo học, tôn giáo khoa học đều không đạt được, duy chỉ có Phật giáo là đạt được.
Phật giáo là giáo dục của Phật Đà, quyết không phải là tôn giáo. Giáo dục của Phật Đà vượt qua ranh giới quốc gia,vượt qua chủng tộc, vượt qua đảng phái, vượt qua tôn giáo… Chúng ta cần giải thích cho người ta hiểu rõ thì tín đồ của Cơ Đốc giáo cũng sẽ rất vui đến tu học, người của Thiên Chúa giáo cũng vậy, đều đến quy y Tam Bảo, đến tu học Phật pháp vì họ đến là để tiếp nhận giáo dục trí tuệ viên mãn.
Tôn giáo xây dựng trên cơ sở của tình chấp, còn Phật pháp xây dựng trên cơ sở của trí tuệ, phá mê khai ngộ, đây là điểm không giống nhau. Trong tâm thức của chúng ta, Phật, Bồ Tát là lão sư ( thầy giáo), không phải là thần minh. Trong nhà thờ phụng hình tượng của thầy, khi chúng ta nhìn thấy sẽ nhớ mãi không quên những giáo huấn của thầy, nhắc nhở chúng ta phải cảnh giác, đây là học Phật, đây mới là đệ tử Phật. Nếu quý vị đem Phật giáo cho là tôn giáo thì quý vị sẽ không nhận được lợi ích chân thật của Phật giáo. Trên thế gian này, Phật giáo là viên mãn nhất, hoàn thiệnnhất, là giáo dục thật sự ưu tú nhất mà trong thế xuất thế pháp tìm không được.
Nếu trong xã hội có nhiều người tiếp nhận giáo dục của Phật Đà, xã hội tự nhiên sẽ hòa nhã, thế giới tự nhiên sẽ hòabình an định, chúng ta mỗi người đều sống những ngày tốt lành. Cho nên, không phải một người tốt là được mà còn phải giúp tất cả mọi người đoạn ác tu thiện. Đây là nghĩa vụ của người Phật tử cần phải làm.
Bộ kinh này so với những kinh điển khác không giống nhau. Những kinh điển khác, trong đời Thích Ca Mâu Ni Phậtchỉ có một lần, cho nên lúc tập kết kinh điển thì chỉ có một bản. Duy chỉ có kinh này, Thích Ca Mâu Ni Phật nhiều lần tuyên giảng, cho nên lúc tập kết kinh điển có rất nhiều bản gốc không giống nhau, khi truyền đến Trung Quốc có mười hai lần phiên dịch. Từ điển này có thể chứng minh tầm quan trọng của pháp môn niệm Phật. Nếu không quan trọng thì năm xưa Phật tại thế chỉ giảng một lần, không thể nào giảng đến hai lần.
Chỉ có pháp môn này là chí viên chi đốn, và lại rất giản đơn và nhanh chóng. Thành Phật là đều từ nơi kinh này mà ra.
Một thời những gì Phật đã nói đều quy về kinh này, như go các nước sông quy về biển lớn.Trong hoàn cảnh ác trược như ngày nay, duy chỉ có vị thuốc này mới cứu độ chúng sanh, một môn này là “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh”, là nhất tâm chuyên niệm “A Di Đà Phật”. “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa” gọi là viên đối đại giáo. “Viên” này còn chưa đến cực điểm, “Đốn” này cũng chưa đến chỗ cùng cực, Pháp môn niệm Phật mới là “Chí viên chí đốn”, thù thắng nhất là “ giản đơn và nhanh chóng”. Nếu như không có bốn chữ này, cho dù pháp môn có tốt đến đâu cũng chỉ là nói suông, không dùng được, một số chúng sanh cũng không thể tu học, một số người cũng không được lợi ích.
Pháp môn này là cực viên cực đốn. “ Đốn” là một niệm thành Phật, “Viên” là được tất cả, không có ngoại lệ nào. Chỉ cần quý vị tin, chỉ cần quý vị y theo phương pháp này tu học thì không ai mà không thành tựu.
Pháp môn niệm Phật tốt ở chỗ nào? Căn cơ cao thấp thế nào nếu dùng pháp môn này cũng đều có lợi, không có hại. Chúng ta có thể yên tâm mà tu học, đây là sự thật. Nếu như tu học các pháp môn khác, chưa chắc hợp với căn cơ, còn tu pháp môn niệm Phật chắc chắn là hợp với mọi căn cơ.
“Phổ đẳng tam muội” là gì? Tam muội gì có thể phổ biến bình đẳng? Phổ biến là thế xuất thế gian, tất cả hữu tìnhchúng sanh đều có thể tu. Bình đẳng là trên từ Đẳng Giác Bồ Tát, dưới tới chúng sanh nơi địa ngục đều có thể cùng tu pháp môn này, cùng thành tựu. Quý vị nghĩ xem, “ Phổ Đẳng tam muội” là gỉ? Đó là một câu “ A Di Đà Phật”.
Pháp môn quảng đại này, tận hư không biến pháp giới tất cả chúng sanh đều là đối tượng được độ. Chữ “ quảng đại” không như những pháp môn khác, chỉ độ một số chúng sanh. Đạt Ma sư tổ đem Thiền tông truyền đến Trung Quốc, chỉ thích hợp với người thượng thượng căn, không là người thượng thượng căn thì không có phần… Nói chung là không như pháp môn Tịnh độ phổ biến, bình đẳng quảng độ tất cả chúng sanh.
Tất cả mọi pháp môn đều không trị được, chỉ có câu “ A Di Đà Phật” còn có thể đối trị, cho nên còn dùng được, còn lưu lại thế gian một trăm năm… Tâm bệnh, thân bệnh của chúng ta từ đâu đến? Từ ô nhiễm mà đến. Tinh thần bị ô nhiễm, vật chất bị ô nhiễm, nhiều thứ bệnh kỳ quặc mỗi năm càng nhiều hơn, y học nghiên cứu cũng không kịp. Thang thuốc của Phật pháp rất đáng nể, có thể trị vạn thứ bệnh, nhất định có hiệu quả. Nếu như quý vị không tin thì người chịu thiệt thòi là quý vị, không là người khác.
Trong bốn mươi tám nguyện, nguyện nào là đệ nhất? Thời xưa các vị Đại đức của Phật môn đều cho rằng nguyện thứ 18 là đệ nhất, trung tâm của Phật pháp là một nguyện này. Nguyện này là “ mười niệm được sanh” Phật độ chúng sanh, “mười niệm” chúng sanh được thành Phật. Đây là Phật pháp chân thật đạt được phương tiện cứu cánh tối cao, không có gì phương tiện hơn, cứu cánh hơn. Từ điều này mới hiểu được rằng, trong vô lượng vô biên pháp môn, pháp môn niệm Phật đích thật là đệ nhất thù thắng, không gì sánh bằng.
Muốn mau thành Phật chỉ có pháp môn niệm Phật. Quý vị tu những pháp môn khác chưa chắc trong một đời có thể thành tựu, duy chỉ có pháp môn này quyết định thành tựu. Cho nên mới là “phương tiện cứu cánh”. “Cứu cánh” là nhất định thành Phật, “phương tiện” là dễ dàng nhất, bất luận người nào cũng có thể dùng phương pháp này mà tu học.
Thích Ca Mâu Ni Phật khuyên phụ vương, Di Mẫu của Ngài, đều là khuyên niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Có thể thấy,pháp môn này đích thật là phương tiện cứu cánh.
Đây là pháp môn không chết, thật sự không chết. Vì vào lúc lâm chung, tinh thần của quý vị rất tỉnh táo, nói với thân bằng quyến thuộc là “tôi đi đây” rồi mới xả bỏ nhục thân, không phải chết rồi mới đi vì khi chết rồi mới đi thì không bảo đảm. Cho nên khi chết rồi, chúng ta trợ niệm cho họ, thấy được rất nhiều tướng lành (thoại tướng) thì cũng không thể chứng minh họ được vãng sanh, vì nếu như kiếp sau họ sanh nơi thiện đạo thì tướng lành cũng sẽ có. Cho nên nếu có được tướng lành, chắc chắn là họ không bị đọa ác đạo. Nói họ vãng sanh thì chưa chắc. Nếu như họ nói với mọi người rằng: “ Phật đến rước tôi, tôi theo Phật đi đây”, đó mới là thật sự được vãng sanh, một tí cũng không giả.
Tất cả mọi chướng ngại đều do tâm không thanh tịnh mà sinh ra. Nếu tâm thanh tịnh, sáu căn không có chướng ngại, mắt thấy được Tây Phương Cực lạc thế giới, tai nghe được (âm thanh) Tây Phương thế giới, mũi ngửi được bảo hương của Tây Phương thế giới rõ ràng như ở trước mặt. Nhưng thật đáng tiếc, tâm địa của chúng ta bị ô nhiễm quá nặng, hiện nay sự ô nhiễm càng gia tăng, đây rất đáng sợ.Tại sao không thể xóa bỏ ô nhiễm? Phật nói vì có hai thứ chấp trước: Ngã chấp và Pháp chấp. Khởi tâm động niệm chỉ nghĩ tới lợi ích của chính mình, đây là cái gốc lớn của sự ô nhiễm. Chỉ cần có Ngã chấp, muốn xóa bỏ ô nhiễm là rất khó khăn. Sự thù thắng của pháp môn niệm Phật, dù ô nhiễm tồn tại, dùng một câu Phật hiệu để khống chế ô nhiễm, như tảng đá mà đè ngọn cỏ. Cái gốc của ô nhiễm còn đó nhưng nó không khởi được tác dụng, như thế có thể vãng sanh. Đây là điều mà các pháp môn khác không có được.
Các vị Tổ sư Đại đức từ xưa đến nay tuy tu học tông phái khác nhau nhưng đến khi các Ngài hiểu rõ Tây Phương Cực Lạc thế giới thì không một vị nào mà không xả bỏ sự học trước kia của mình mà chuyên tâm niệm “A Di Đà Phật”, cầu sanh về Tây Phương Tịnh độ, ở Ấn Độ có Ngài Mã Minh Long Thọ Bồ Tát, ở Trung Quốc có Ngài Vĩnh Minh Viên Thọ, Trí Giả Đại sư. Trước kia các Ngài đều không học pháp môn này. Từ khi hiểu rõ, các Ngài đều xả bỏ, chuyên tu “pháp môn Tịnh độ”. Ngài Liên Trì, Ngẫu Ích Đại sư cũng vậy, nhất là Liên Trì Đại sư. Ngài nói: “Tam tạng mười hai bộ, nhường cho người khác ngộ. Tám vạn thứ thiên hành, để cho người khác hành”. Lúc Ngài về già, chuyên trì một bộ “A Di Đà Kinh”, một câu “A Di Đà Phật”, chuyên tu chuyên hoằng. Đây mới thật sự là triệt để giác ngộ.
Triệt Ngộ thiền sư sau khi ở nơi Thiền tông đại triệt đại ngộ, quay đầu lại chuyên tu pháp môn Tịnh độ. Ngài nói: “ Thật vì sanh tử, phát Bồ đề Tâm, vì tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật”. Đây là thái độ tiêu chuẩn của niệm Phật. Niệm như thế nào? Bốn câu này đã nói rõ ràng. Một người thật sự biết sợ sanh tử, tâm đây là Tâm Bồ Đề. Họ giác ngộ rồi, biết được sanh tử quá khổ, quá đáng sợ, biết sợ luân hồi. Luân hồi là sau khi chết, không được mấy ngày lại đến đầu thai, đến rồi lại chết, chết rồi lại đến đầu thai, sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh không cùng tận.
Luân hồi không chắc là đời đời kiếp kiếp đều được thân người. Trong lục đạo đa phần thời gian nơi tam ác đạo dài, thời gian nơi tam thiện đạo ngắn.
11- Tây Phương Cực Lạc thế giới là trường học, là đạo tràng. Sự nghiệp của Phật là dạy học, sự nghiệp của đại chúnglà cầu học. Phật dạy chúng ta niệm Phật, cầu vãng sanh là để đến đó làm học sinh, ngày ngày lên lớp. Với thọ mạng dài vô lượng kiếp tiếp nhận sự chỉ dạy của Phật Đà, đâu có lý nào không thành Phật? Quyết định sẽ thành tựu.
Tây Phương Cực Lạc thế giới là trường học, vãng sanh đến nơi đó không vì việc khác mà là để du học, trau dồi trí tuệđức năng của mình cho viên mãn, sau đó quay về giúp đỡ những chúng sanh bị khổ nạn.
Tôn chỉ của Tây Phương thế giới là tập huấn thành Phật và Bồ Tát. Khi đã tập huấn viên mãn, các vị Phật và Bồ Tátphải đến mười phương thế giới để độ hóa chúng sanh, không phải ở Tây Phương để hưởng lạc. Cho nên, pháp mônTịnh độ không tiêu cực, Tây Phương thế giới cũng quyết không phải là nơi để mình tị nạn.
Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ có một việc làm: làm thầy giáo hoặc là làm học sinh, ngoài việc đó ra không có việc khác. Quý vị xem lại tất cả các kinh khác, Tây Phương Cực Lạc thế giới còn có những việc khác không? Không có. Giảng kinh là thầy giáo, nghe kinh là học sinh. Đây mới hiểu rõ Tịnh độ thật sự thù thắng.
Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng không nghe nói nơi đó có người làm công, làm ruộng, buôn bán, những việc này đều không có. Họ làm những việc gì? Ngày ngày học tập, đọc những quyển sách mình ưa thích, làm những việc mình hoan hỉ làm. Quý vị xem, thật vui vẻ biết bao! Làm sao để đến được Cực Lạc thế giới? Chỉ cần Tín tâm kiên định, một lòng tin tưởng, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, chuyên tu thì thành công.
Tây Phương thế giới là một trường đại học Phật giáo do thập phương chư Phật đồng sáng lập, cung thỉnh A Di Đà Phậtlàm hiệu trưởng, trong đó người phụ trách, thành viên của Đổng sự trưởng là mười phương chư Phật Như Lai. Cho nên, không có một vị Phật nào mà không giới thiệu về Tây Phương Cực Lạc và khuyên tất cả chúng sanh vãng sanh về nơi đó. Sanh đến thế giới đó, so với những vị tu học ở nơi thế giới khác thì đạo nghiệp của quý vị mới có thể trong một đời thành tựu, chắc chắn hơn và nhanh chóng hơn.
A Di Đà Phật không phải là một thân, mà là vô lượng vô biên ứng hóa thân. A Di Đà Phật có vô lượng vô biên đạo tràng, Ngài hóa hiện trước mặt đại chúng giảng kinh thuyết pháp vì cảnh giới tùy theo tâm niệm của A Di Đà Phật mà tự nhiên biến chuyển. Cho nên đạo tràng của A Di Đà Phật khắp các quốc độ, nơi nơi đều có. Chúng ta trong “ Quán Kinh” thấy được, hầu như dưới mỗi cây bảo thọ đều có Tây Phương Tam Thánh ở đó giảng kinh thuyết pháp, mỗi mỗi đều là vậy. Cho nên, Tây Phương Cực Lạc người tuy rất đông nhưng ngày ngày đều được bên Phật, Phật không rời khỏi họ, họ không rời khỏi Phật. Đây thật là bất khả tư nghì, không thể tưởng tượng được, vô cùng thù thắng.
“Khai quang” đây là mượn hình tượng của Phật, Bồ Tát khai mở quang minh tự tánh của chúng ta, không phải người khai quang cho Phật mà là Phật khai quang cho chúng ta… A Di Đà Phật đại biểu vô lượng thọ, vô lượng quang, vô lượng trí tuệ, vô lượng thanh tịnh, nhìn thấy hình tượng của Phật thì sẽ nhớ. Nhìn thấy Quán Thế Âm Bồ Tát, chúng ta nghĩ đến đại từ đại bi. Ai là Quán Âm Bồ Tát? Ta là Quán Âm Bồ Tát, ta đối đãi với tất cả chúng sanh phải đại từ đại bi. Đây gọi là khai quang.
Dùng hình tượng của Phật, Bồ Tát khai mở quang minh tự tánh của chúng ta, đây là nghệ thuật cao độ của giáo dụcPhật Đà. Tự tánh của chúng ta có vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, một vị Phật hay một danh hiệu thì không có cách nào để thể hiện ra. Cho nên cách dạy của Phật Đà là dùng rất nhiều danh hiệu, hình tượng của Phật, Bồ Tát không ngoài mục đích đem trí tuệ đức năng vốn có trong tự tánh của chúng ta dẫn phát ra. Đây gọi là khai quang.
Người giác ngộ thật sự, hiểu rõ trong thế gian này vạn sự vạn vật đều là hư vọng. Như “Kinh Kim Cang” nói: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Hễ những gì có tướng đều là hư vọng), không có gì là chân thật. Hiểu được tất cả đều là hư vọng, đây là “Nhìn thấu”. Sau khi nhìn thấu đối với vạn sự vạn vật quyết không lấy không bỏ, trong tất cả cảnh giới không có ý niệm lấy bỏ, đây gọi là “Buông xuống”. Nếu thật sự “Nhìn thấu”, “Buông xuống” thì người này đã thật giác ngộ. Tâm giác ngộ thanh tịnh, thế xuất thế pháp đều không bị tiêm nhiễm.
Trên thế gian này, quý vị muốn tranh cái gì? Một đời người luống qua, không có thứ nào có thể mang theo… phải mau giác ngộ. Tất cả đều là giả, tất cả đều là không, thật sự là “ sống chết sự lớn, vô thường nhanh chóng”. Tây Phương thế giới là có thật, đích thật có thể được mãi mãi. Thật sự thấu hiểu được việc này, mới là giác ngộ chân thật. Đem việc này nắm giữ cho chắc, không bị mê lầm, đây mới là trí tuệ chân thật, thật sự là người đại triệt đại ngộ.
Nếu như quý vị trúng số được một số tiền lớn, tài sản có ức vạn đồng, chết rồi một đồng cũng không mang theo được, không có lợi ích gì. Còn nếu như quý vị được pháp môn này, đây mới thật sự là quý giá, bất kỳ tài sản nào trong thế gian này cũng không thể so sánh. Tại vì sao? Thật sự liễu sanh tử, thật sự ra tam giới, từ ngày nay vĩnh viễn thoát khỏiluân hồi, đã thành Phât rồi.
Đại đa số chúng sanh đều tham cầu hưởng thụ ngũ dục lục trần của thế gian. Trong tất cả kinh, Phật thường nhắc nhở người thật sự tu hành phải thường có ý niệm “ Khổ- Không- Vô thường”, phải thường quan sát như vậy mới có thể giảm bớt lòng tham hưởng thụ ngũ dục lục trần, đại Bồ đề tâm mới có thể sanh khởi.
Phải hiểu rõ công danh phú quý của người đời, ngũ dục lục trần là lao ngục. Người trên trời được hưởng thiên phước,phước báo của họ so với chúng ta là quá nhiều, thọ mạng dài, hưởng thụ tự tại, rất được người đời ngưỡng mộ. Nhưng chúng ta phải giác ngộ, hiểu rõ đó cũng chỉ là trân bảo ngục tù. Khi phước báo hưởng tận thì lại bị đọa xuống, như vậy là không cứu cánh, không viên mãn vì nếu là cứu cánh viên mãn, nhất định phải siêu vượt tam giới.
Người đời sống trong ái dục, sanh một mình, tử một mình, đi một mình, đến một mình. Phút lâm chung mệnh hết, ân ái biệt ly nhưng khi biệt ly rồi thì thay hình đổi dạng, kiếp sau có gặp lại cũng không thể nhận biết. Nếu sau khi giác ngộ chân thật, hiểu rõ sự việc này cũng là một màn không, đời người như giấc mộng, chỉ là giấc mộng dài mà thôi. Chúng ta hàng ngày nằm mộng thì thời gian ngắn, còn đây thì thời gian được kéo dài hơn, có đó mất đó, không thể nắm giữ. Nếu như kiếp trước có tu phước, đời này oan gia trái chủ rất nhiều, đây là cơn ác mộng, đích thật là vậy. Chúng ta phải giác ngộ, phải cảnh tỉnh!
Nếu như chúng ta xem thế gian như là một giấc mộng, trong mộng chúng ta đã giác ngộ “Tôi đang nằm mộng” thì đối với tất cả thuận cảnh nghịch duyên, tự nhiên chúng ta không còn so đo. Khi đắc ý không hoan hỉ, vui mừng quá mức, khi thất ý cũng không sanh phiền não vì biết đây là giả, một giấc mộng, không phải là thật. Chúng ta phải tạo một giấc mộng tốt lành, một giấc mộng đẹp, phải khiến cho giấc mộng này thành sự thật duy chỉ có bằng cách niệm “ A Di Đà Phật” cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đây là phương pháp tạo một giấc mộng đẹp, giấc mộng đẹp này sẽ biến thành sự thật.
\Người sống trên đời, sinh mạng rất ngắn ngủi, đặc biệt vào thời loạn, tai hại ngoài ý muốn xảy ra rất nhiều, ai cũng không thể bảo đảm bảo mình sống được bao nhiêu năm. Cảnh giác điểm này, khi có được thời gian một ngày thì niệm Phật hiệu tốt một ngày. Có thời gian một ngày thì phải cố gắng đoạn các điều ác, tu các điều thiện, được như vậy mới mong trong loạn thế có tiêu trừ tai nạn, thật sự giúp mình trong đời này được sanh về Tịnh độ, không bơ luống qua.
Muốn xuất ly loạn thế, thời gian là quý báu nhất. Phải đem thời gian quý báu này làm việc chân chính. Việc chân chínhlà niệm Phật. Không lãng phí thời gian quý báu, đây mới thật là người giác ngộ.
Phật đem lại niềm vui cho chúng sanh là “Từ tâm”, nhổ bỏ các thứ khổ của chúng sanh là “Bi tâm”… “Từ Bi” là một thể của hai mặt, được điều này thì điều kia cũng được luôn. Từ tâm là tam yêu thương. Trong Phật môn không nói tâm ái vì “ái” là cảm tình, là tình thức sanh ra. “Từ” là tánh lý, là lý trí. Nếu thương một người mà đời này không dạy họ lìa khổ được vui thì đời sau sẽ ra sao? Vẫn là trong vòng luân hồi, còn phải đọa tam đồ, như vậy là không phải ban vui. Phải cho họ đời đời kiếp kiếp được cái vui cứu cánh, đây mới thực sự là “Từ”.
“Tình” là cái gốc của địa ngục. Nếu không đoạn được tình thì không ra được tam giới. Cho nên, tình là mê tình. Nếu có tình thì sẽ mê, tình càng nặng thì mê càng sâu. Lý trí với nó thì trái ngược nhau. Phật dạy chúng ta phải có lý tánh, có trí tuệ, đem tình cảm biến thành lý trí. Vậy mới đúng!
Phước của người Trời không cứu cánh. Phật thường nói phước báo của người Trời là “ Tam thế oán”- đời thứ nhất tu phước, đời thứ hai hưởng phước, đời thứ ba đọa lạc. Vì trong thời gian hưởng phước, thường thường không chịu tạo thêm phước, nếu có tu phước, tu lại rất ít. Cho nên, khi phước đã hưởng tận, tội nghiệp của vô thỉ kiếp trước lại hiện tiền, tội chướng hiện tiền, dĩ nhiên là đọa ác đạo. Chính vì vậy mà Phật nói cho chúng ta biết, nhân thiên phước báokhông cứu cánh, người học Phật quyết không kỳ vọng nhân thiên phước báo, đương nhiên càng không thể cầu nhân thiên phước báo.
Bài viết trích cuốn “Niệm Phật thành Phật”, cuốn sách biên soạn lại các pháp thoại của HT Tịnh Không; tác giả: Cư sĩ Diệu Âm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Tịnh Độ tông 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Phạm vi cõi Cực lạc
Tịnh Độ tông 20:45 18/11/2024Với pháp môn Niệm Phật, bất luận là bậc đại đức bác thông tam tạng hay là hạng độn căn tối dạ một chữ không học, hễ cứ nhất tâm chuyên niệm, dứt trừ được các mối nghi thì thảy đều được vãng sanh, không bỏ sót một ai.
Các kinh hướng về Tịnh độ
Tịnh Độ tông 18:00 07/11/2024Các kinh dạy về Tịnh độ nhiều như số cát sông Hằng, nay chỉ lược nói ra đây một số để phá bỏ lòng nghi.
Ý nghĩa Tịnh độ
Tịnh Độ tông 11:00 22/10/2024Tịnh Ðộ là chỉ cho quốc độ trang nghiêm thanh khiết an tịnh, quốc độ ấy tối thiểu phải có những điều kiện về nhân dân và thổ địa như sau:
Xem thêm