Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sông Hằng linh thiêng

Sông Hằng linh thiêng có vai trò quan trọng về lịch sử, văn hóa, tôn giáo với người dân Ấn Độ và là cái nôi hình thành nên nền văn minh sông Hằng thời cổ đại. 

Sông Hằng linh thiêng có vai trò quan trọng về lịch sử, văn hóa, tôn giáo với người dân Ấn Độ và là cái nôi hình thành nên nền văn minh sông Hằng thời cổ đại.

Một góc sông thiêng

Một góc sông thiêng

Sông Hằng dài 2.510km bắt nguồn từ dãy Himalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.

Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000km2, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Con sông có vai trò quan trọng về lịch sử với nhiều thủ đô, thủ phủ của các đế quốc trước đây như: Pataliputra, Kannauj, Kara, Kashi, Allahabad, Murshidabad, Munger, Baharampur, Kampilya, và Kolkata.

Lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân nhất, sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ.

Con sông này cung cấp nước tưới và một hệ thống kênh rạch chằng chịt với các kênh huyết mạch chính là Kênh thượng lưu và Kênh hạ lưu.

Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt và thu hoạch ở khu vực này có: lúa, mía đường, đậu lăng, khoai tây và lúa mỳ.

Rải tro cốt xuống sông Hằng - một nghi thức thiêng liêng của người Ấn

Rải tro cốt xuống sông Hằng - một nghi thức thiêng liêng của người Ấn

Những người dân tộc Hindu, dân tộc chiếm đa số trong dân số Ấn Độ, xem sông Hằng là một dòng sông thiêng, biểu tượng của nữ thần Ganga là con gái của thần núi Himalaya.

Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi, và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng.

Uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành và nhiều người Hindu đã yêu cầu được hỏa thiêu dọc hai bên sông Hằng và lấy tro thiêu của họ rải lên dòng sông.

 Một lễ hội Purna Kumbha (Vạc Đầy) được tổ chức theo chu kỳ 12 năm ở Haridwar và Allahabad với hàng triệu người đến để tắm để cầu may và rửa tội trên sông Hằng.

Người Ấn tin rằng dùng nước sông Hằng tắm rửa có thể gột sạch tội lỗi, một hình thức để sám hối

Người Ấn tin rằng dùng nước sông Hằng tắm rửa có thể gột sạch tội lỗi, một hình thức để sám hối

Là một dòng sông thiêng liêng, ý nghĩa tôn giáo của sông Hằng trong Ấn Độ giáo chủ yếu thể hiện ở những điểm sau:

1. Sông Hằng từ trên trời đổ xuống, vì vậy nó là kênh kết nối giữa thế giới phàm trần và thiên giới, thông qua sông Hằng có thể thiết lập mối liên hệ với các vị thần, và có thể nhận được phước lành và quyền năng từ thiên giới.

2. Sông Hằng cuối cùng cũng sẽ chìm xuống âm phủ dưới đáy đại dương nên nó cũng là kênh kết nối giữa thế giới phàm trần và âm phủ, có sức mạnh cứu chuộc người chết. Sự chuộc tội có thể nhận được bằng cách thủy táng người chết hoặc thả tro của họ xuống sông Hằng. Thông qua sông Hằng, mối quan hệ giao tiếp với tổ tiên có thể được thiết lập.

3. Kết hợp hai điểm trên, Ấn Độ giáo tin rằng sông Hằng đồng thời tuôn chảy trong ba thế giới là thiên đàng, trần gian và âm phủ, trở thành “sứ giả của ba thế giới” (Triloka-patha-gamini) trong truyền thống Ấn Độ. Phạn ngữ Triloka là ba thế giới, Patha là con đường, Gamini là du khách, Tirtha là ngã ba điểm tiếp giáp của thế giới thần linh, người phàm tục và linh hồn người chết.

4. Ấn Độ giáo tin rằng nước chảy có sức mạnh thanh lọc nhất, nó có thể hấp thụ bụi bẩn, rác rưởi và mang chúng đi. Sức mạnh thanh tẩy của sông Hằng không chỉ giới hạn ở vật chất, nó còn có thể thanh lọc tâm linh và tinh thần, rửa sạch tội lỗi cho người tắm rửa ở đấy.

5. Việc thần Shiva dùng chính mái tóc của mình để tiếp nhận nguồn chảy của sông Hằng không phải chỉ xảy ra một lần mà nó đã và đang diễn ra đến tận ngày nay. Là một nguồn năng lượng liên tục, chuyển động và không thể dự đoán được, sông Hằng được coi là biểu hiện sức mạnh của thần hủy diệt Shiva ở cõi trần gian. Sông Hằng là một kênh kết nối trực tiếp với thần Shiva. Thông qua nước sông Hằng, người ta có thể cảm nhận, thưởng ngoạn và hấp thụ năng lượng của thần Shiva.

6. Nữ thần sông Hằng có phẩm chất như một người mẹ trong Ấn Độ giáo, Ngài chấp nhận mọi thứ, bao dung mọi thứ và tha thứ cho mọi thứ. Ngài còn được coi là mẹ của các vị thần, với thần tính vĩnh hằng.

Về dòng sông thiêng

Về dòng sông thiêng

Du khách người Việt trên hành trình tìm về Đất Phật, chắc chắn không thể bỏ lỡ việc đến thăm sông Hằng - địa danh đã được Đức Phật ví von trong kinh khá nhiều - "như số cát sông Hằng" - để hiểu hơn về nơi đã Đản sinh ra bậc Đại Giác ngộ, vị Thầy của ba cõi, sáu loài...

>>> Đóng góp cho trang Hành trình Đất Phật

Đặng Kim Phượng

Tin Khác

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 3.000 năm tuổi nổi tiếng Tây Tạng

Chùa Zizhu nằm trên ngọn núi Zizhu nổi tiếng, ở độ cao 4.800m phía đông Tây Tạng. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 3.000 năm, là một trong những điểm đến tuyệt đẹp mang giá trị văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc của người Tây Tạng.

Ngày 14/04/2024

'Ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc' cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm

Huyền Không Tự nằm ở độ cao hàng chục mét trên vách núi Hằng Sơn suốt hơn 1.500 năm, được mệnh danh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Ngày 14/03/2024

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 diễn ra ngày nào, có sự kiện gì?

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 tại chùa Quán Thế Âm (Q.Ngũ Hành Sơn) diễn ra từ ngày 26/3 đến 29/3 (nhằm ngày 17, 18, 19 và 20/2/Giáp Thìn).

Ngày 13/03/2024

Tĩnh lặng với màu xanh chùa Phật Tích

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, thuộc xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25/02/2024

Hai ngôi chùa di tích thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi năm

Chùa Dâu, chùa Bút Tháp là hai di tích lịch sử hàng ngàn năm tuổi ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, du lịch.

Ngày 24/02/2024

Ngắm tượng Phật khổng lồ bằng đá ở Đà Nẵng

Những ngày Tết, nhiều người đã tìm đến khu văn hóa tâm linh Đà Sơn để du xuân và ngắm tượng Phật khổng lồ đang trong quá trình thi công.

Ngày 18/02/2024

Ngôi chùa xây chưa xong vẫn đón hàng nghìn lượt khách dịp Tết

Chùa Minh Đức được xây trên núi Thiên Mã (Quảng Ngãi) tuy chưa hoàn thiện nhưng vẫn thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến viếng thăm dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Ngày 16/02/2024

Hội xuân Di Lặc trên núi Bà Đen diễn ra suốt tháng Giêng

Hội xuân núi Bà Đen - lễ hội lớn nhất được người dân Tây Ninh đón đợi - khai mạc mùng 4 Tết. Cùng với đó, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo của Hội xuân Di Lặc.

Ngày 13/02/2024