Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tham quan ngôi chùa đẹp nhất nước Lào

 Lào luôn là quốc gia nổi tiếng với rất nhiều những nét văn hóa đặc sắc và nhiều công trình vĩ đại. Một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất mà khách du lịch đều muốn ghé thăm đó là chùa Si Mương.

Wat Si Muang (chùa Si Mương) được xây dựng vào năm 1566 là ngôi chùa linh thiêng nhất tại thủ đô Viêng Chăn.

Ngôi chùa không chỉ là địa điểm tâm kinh của thủ đô mà còn là biểu tượng của thành phố mang nhiều nét tinh hoa và văn hóa đặc sắc.

Chánh điện chùa

Chánh điện chùa

Sự tích chùa Si Mương

Theo như truyền thuyết mà những người địa phương kể lại, khi xây dựng Viên Chăn, Đức Vua đã lựa chọn địa điểm tại huyện Sỉ Xắc Ta Nạt để cắm cột trụ thiêng khẳng định chủ quyền của đất nước.

Vào một buổi sáng khi lập đàn cúng bái trời đất, người ta đào hố để chôn cột trụ thì trúng vào mạch nước ngầm, nước cứ phun lên không dứt.

Nang Sỉ - một người phụ nữ trẻ mang thai đã nguyện hiến sinh để nhảy xuống lấp cột nước. Sau hơn 100 ngày sau thì cột nước đó tự liền lại và nhô lên một cột trụ thiên. Người ta lấy gạch vào xung quanh thành một ngọn đồi nhỏ và từ đó gọi tên là Chau Me Si Mương (Chau - làm chủ, Mương - tên huyện, Sỉ - tên riêng, Chau Me Sỉ Mương: Mẹ Sỉ làm chủ đất nước). Từ đó người ta tôn thờ ngôi chùa này giống như biểu tượng của người mẹ Sỉ Mương đã đứng lên bảo vệ đất nước.

Kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa 

Ngôi chùa tọa lạc ở ngã tư các con phố Sethathirat và Samsenethai tại nơi ngày nay vẫn được người Lào theo truyền thống gọi là “bản” Simuong thuộc quận Sisattanak, thủ đô Vientiane, Lào.

Chùa rộng hơn 2ha, nơi đây vẫn thu hút đông đảo lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước đến đây ghé thăm mỗi năm.

Kiến trúc của chùa gồm một nhà thờ chính Phật và khu thờ mẹ Sỉ Muông.

Khuôn viên chùa đặt nhiều tượng Phật

Khuôn viên chùa đặt nhiều tượng Phật

Khuôn viên của chùa có đặt nhiều tượng Phật. Nổi bật nhất trong số đó là tượng Phật Thích Ca được đặt dưới tán lá cây bồ-đề.

Chùa có 2 gian chính gồm gian trước và gian sau. Gian trước là nơi nhà sư thực hiện nghi lễ buộc chỉ vào tay để ban phước. Phía gian sau là gian thờ, chiếm phần lớn diện tích. Phía giữa không phải là tượng Phật mà là một hòn đá - đây là một trong 2 hòn đá trấn giữ đất nước. Đây là cột mẹ, còn cột cha được đặt tại ngôi chùa Thạt Luôn, bảo vệ cho xá-lợi của Phật.

Đến với ngôi chùa du khách sẽ thấy được mọi thứ được thiết kế hết sức tinh xảo và cầu kỳ. Phía cổng chính diện, khách sẽ nhìn thấy những bức tranh, bức phù điêu về huyền thoại Mẹ và Đức Phật.

Với lịch sử hơn 2.600 năm, ngôi chùa này thực sự là nơi khiến cho nhiều người cảm thấy thích thú và mong muốn được đến đây để thờ kính.

Đến chùa Si Mương nên làm gì?

Bên cạnh việc khám phá những nét đặc sắc về kiến trúc của ngôi chùa cổ bậc nhất có một không hai này thì chùa Si Mương còn là điểm đến tâm linh được nhiều người cho là may mắn khi đến đây cầu nguyện.

Ngôi chùa đẹp nhất nước Lào

Ngôi chùa đẹp nhất nước Lào

Một nghi thức mà du khách có thể tham gia đó là “buộc chỉ cổ tay”. Buộc chỉ là một nghi thức của người Lào, họ tin rằng việc buộc chỉ này sẽ mang đến may mắn về cho gia đình và những người thân của họ.

Cùng với đó, các vị sư còn cầu an bằng tụng một thời kinh và nhà sư buộc vào tay Phật tử sợi dây màu vàng, tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Với sợi dây màu trắng thể hiện cho sự tinh khiết và bình an.

Lâm An

Tin Khác

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 3.000 năm tuổi nổi tiếng Tây Tạng

Chùa Zizhu nằm trên ngọn núi Zizhu nổi tiếng, ở độ cao 4.800m phía đông Tây Tạng. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 3.000 năm, là một trong những điểm đến tuyệt đẹp mang giá trị văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc của người Tây Tạng.

Ngày 14/04/2024

'Ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc' cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm

Huyền Không Tự nằm ở độ cao hàng chục mét trên vách núi Hằng Sơn suốt hơn 1.500 năm, được mệnh danh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Ngày 14/03/2024

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 diễn ra ngày nào, có sự kiện gì?

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 tại chùa Quán Thế Âm (Q.Ngũ Hành Sơn) diễn ra từ ngày 26/3 đến 29/3 (nhằm ngày 17, 18, 19 và 20/2/Giáp Thìn).

Ngày 13/03/2024

Tĩnh lặng với màu xanh chùa Phật Tích

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, thuộc xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25/02/2024

Hai ngôi chùa di tích thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi năm

Chùa Dâu, chùa Bút Tháp là hai di tích lịch sử hàng ngàn năm tuổi ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, du lịch.

Ngày 24/02/2024

Ngắm tượng Phật khổng lồ bằng đá ở Đà Nẵng

Những ngày Tết, nhiều người đã tìm đến khu văn hóa tâm linh Đà Sơn để du xuân và ngắm tượng Phật khổng lồ đang trong quá trình thi công.

Ngày 18/02/2024

Ngôi chùa xây chưa xong vẫn đón hàng nghìn lượt khách dịp Tết

Chùa Minh Đức được xây trên núi Thiên Mã (Quảng Ngãi) tuy chưa hoàn thiện nhưng vẫn thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến viếng thăm dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Ngày 16/02/2024

Hội xuân Di Lặc trên núi Bà Đen diễn ra suốt tháng Giêng

Hội xuân núi Bà Đen - lễ hội lớn nhất được người dân Tây Ninh đón đợi - khai mạc mùng 4 Tết. Cùng với đó, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo của Hội xuân Di Lặc.

Ngày 13/02/2024