Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Về Sóc Trăng thăm ngôi chùa ở giữa vườn thốt nốt

Diện tích tương đối nhỏ nhưng chùa Trà Quýt lại nổi bật bởi hàng trăm cây thốt nốt trĩu quả và người dân được khai thác miễn phí để cải thiện cuộc sống. 

Để có ngôi chùa mang tên Trà Quýt

So với các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, chùa Trà Quýt (Ta Kúch Chắs - tọa lạc xã Thuận Hòa, H.Châu Thành) có diện tích tương đối nhỏ, chỉ vỏn vẹn 1,7 ha. Tuy nhiên, ngôi chùa này nằm ven bờ sông, đối diện QL1 nên ai đi ngang qua hẳn cũng ngước nhìn.

Đại đức Kim Sang, trụ trì chùa Trà Quýt, cho biết chùa khởi dựng cách đây khoảng 142 năm, trải qua 8 đời trụ trì. Thuở xưa, một người đàn ông có uy tín trong phum sóc tên là Trà Quýt đã tập hợp đồng bào Khmer lại để đóng góp tiền xây chùa. Với tay nghề sẵn có, ông đứng ra hướng dẫn cách xây dựng chánh điện và các công trình khác. Khi khánh thành, chùa lấy tên Trà Quýt để ghi nhớ, tri ân công lao của ông.

Trà Quýt - ngôi chùa nổi tiếng ở miền Tây

Trà Quýt - ngôi chùa nổi tiếng ở miền Tây

Về những cây thốt nốt, đại đức Kim Sang cho hay nhiều năm trước, trụ trì đời thứ 7 trong chuyến thăm những ngôi chùa ở An Giang đã đem trái thốt nốt về lấy hột trồng trong khuôn viên chùa. Khi chùa xây dựng tháp cốt và chánh điện mới, chùa có khoảng 400 cây thốt nốt được trồng qua nhiều đợt. Cây thấp tuổi nhất trên 30 năm, cao nhất hơn 90 năm. Về sau, khi chùa xây dựng lại chánh điện và mở rộng một số công trình nên phải đốn bỏ gần phân nửa, hiện còn khoảng 200 cây.

Ngôi chính điện được xây mới từ năm 2022, trong 2 năm thì hoàn thành. Công trình có tổng kinh phí gần 9 tỉ đồng, xây theo lối kiến trúc Phật giáo Nam tông Khmer, với chiều dài 24 m, rộng 12 m, cao 19,5 m. Điểm nhấn là những pho tượng, bức phù điêu chạm nổi tinh xảo mang đậm dấu ấn tinh hoa văn hóa Khmer về Phật Thích Ca, linh vật, chim thần keynor, krud, reach-sey, naga…

Đại đức Kim Sang chia sẻ thêm chùa nhận được nhiều sự ủng hộ từ chính quyền địa phương. Vì vậy, chùa không chỉ phục vụ nhu cầu tôn giáo của sư sãi và phật tử mà còn có vai trò giáo dục và đào tạo các con cháu phật tử. Thời gian qua, chùa có nhiều thành tích đáng kể trong việc gìn giữ văn hóa, bản sắc dân tộc người Khmer; trau dồi cho thế hệ trẻ sự tu tâm dưỡng tánh, xây dựng đạo đức làm người.

Ngôi chính điện được xây mới từ năm 2022

Ngôi chính điện được xây mới từ năm 2022

Cây thốt nốt là biểu tượng của chùa

Chùa Trà Quýt xây dựng ở một vùng nông thôn yên ả, cạnh bên là những cánh đồng lúa mênh mông. Trên những cây thốt nốt khoe dáng cao vút thường bắt gặp những đàn chim bay lượn. Các cây thốt nốt mọc ngẫu nhiên, nơi đơn lẻ, nơi hợp thành cụm mang vẻ đẹp rất tự nhiên. Vì vậy mà ngôi chùa thường có nhiều người đến tham quan, chụp ảnh.

Không chỉ làm đẹp cảnh quan, những cây thốt nốt còn có ý nghĩa lớn đối với người dân vì nhà chùa cho khai thác miễn phí. "Trụ trì đời thứ 7 thấy cây thốt rất có ích cho người dân tộc Khmer ở An Giang, như có thể làm nước giải khát, làm bánh, làm đường. Vì vậy, ông quyết tâm đem hạt giống về trồng, mục đích là để bà con nghèo ở địa phương khai thác để phục vụ cuộc sống và kiếm thêm thu nhập", đại đức Kim Sang nói.

Khi mang hạt giống vùng Bảy Núi về ươm trồng, sư cả chùa cũng không chắc sẽ thành công. Tuy nhiên, với sự chăm sóc cần mẫn của các sư thầy, cây càng bám rễ sâu càng chắc khỏe. Mỗi cây có nhiều buồng trái, mỗi buồng có khi lên đến hàng trăm trái trĩu nặng. Đại đức Kim Sang bộc bạch: "Cây thốt nốt ở chùa có vỏ ngoài rất cứng. Khi làm chính điện, đốn hạ cây rất tốn sức, lõi cây lộ ra đen mun, cứng như sắt. Biết được giá trị của nó, nhà chùa cho dân đem về tùy nghi sử dụng. Chùa chỉ giữ lại một số cây làm chiếc trống kỷ niệm. Trống để càng lâu càng đen bóng, đánh vào nghe rất vang".

Chùa Trà Quýt xây dựng ở một vùng nông thôn yên ả

Chùa Trà Quýt xây dựng ở một vùng nông thôn yên ả

Theo ông Trà Văn Phai (71 tuổi), Trưởng ban Quản trị chùa Trà Quýt, với nguồn lợi từ 200 cây thốt nốt, nhà chùa luôn tạo điều kiện cho người dân nào biết cách khai thác. Nhiều năm về trước, cũng có số ít bà con đến thu hoạch, nhưng hiện nay gần như không còn. "Trước đây, một số người địa phương rành khai thác mật thốt nốt. Họ leo lên thu hoạch mật để nấu đường hoặc cho chùa làm tương hột. Dần dà, họ lớn tuổi, không dám mạo hiểm leo cao. Thế hệ kế cận thì đi làm ăn xa, số khác không biết cách khai thác nên nguồn lợi này đang bị lãng phí. Chỉ còn vài người đến chùa xin lá về nuôi dơi hoặc làm phân bón cho cây trồng", ông Phai tiếc nuối.

Cây thốt nốt là biểu tượng của chùa Trà Quýt nên sư sãi và phật tử luôn cố gắng giữ gìn. Hằng ngày đều có người quét lá, lượm trái để không gian chùa luôn sạch đẹp. "Hàng cây thốt nốt cặp mé sông, gần đường lộ cũng được bảo vệ quanh gốc bằng những tấm cao su trắng, để hạn chế sự va chạm. Chùa cũng đang ươm cây con từ trái rụng, dự định trồng vào các khu đất còn trống để cây thốt thốt luôn có tính kế thừa, luôn giữ được vẻ đẹp trong mắt mọi người", bà Lý Thị Nga (53 tuổi), phật tử nhiều năm làm công quả tại chùa, chia sẻ. 

Chùa Trà Quýt với tông đỏ rực rỡ. Ảnh: NT.

Chùa Trà Quýt với tông đỏ rực rỡ. Ảnh: NT.

Trà Quýt là ngôi chùa nổi tiếng thu hút rất đông khách đến chiêm bái hằng năm. Ảnh: NT.

Trà Quýt là ngôi chùa nổi tiếng thu hút rất đông khách đến chiêm bái hằng năm. Ảnh: NT.

Du khách thăm chùa

Du khách thăm chùa

Ngôi chùa rực sáng về đêm

Ngôi chùa rực sáng về đêm

Chùa xây theo lối kiến trúc Phật giáo Nam tông Khmer, với chiều dài 24 m, rộng 12 m, cao 19,5 m

Chùa xây theo lối kiến trúc Phật giáo Nam tông Khmer, với chiều dài 24 m, rộng 12 m, cao 19,5 m

Về miền tâm linh, bình an

Về miền tâm linh, bình an

Thanh Duy - Duy Tân (TNO)

Tin Khác

Ấn Độ: Du lịch ‘chữa lành’ thu hút du khách quốc tế

Xóa bỏ mệt mỏi, gạt hết lo âu với chuyến bay chỉ hơn 4 tiếng để tìm đến tại Ấn Độ là lựa chọn cho những ai muốn “lạc chân” vào không gian đủ yên tĩnh để cân bằng cảm xúc, tìm lại chính mình, hơn hết đó còn là hành trình “chữa lành” cả về thể chất lẫn tâm hồn.

Ngày 13/09/2024

Chùa cổ miền Tây 300 tuổi có hàng vạn chim trời về làm tổ

Tại khuôn viên chùa Hang có cả chục nghìn con chim trời trú ngụ, tạo nên khuôn cảnh vô cùng sinh động.

Ngày 08/09/2024

Lời kêu cứu của tu viện Phật giáo Sansa - di sản UNESCO

Nước biển dâng, hạn hán, sạt lở đất và các cơn bão lớn là những yếu tố hàng đầu đang đe dọa sự tồn tại của các di sản được UNESCO bảo tồn.

Ngày 04/09/2024

Một số điểm du lịch tâm linh đông khách nhờ một trò chơi trực tuyến

Tựa game Black Myth: Wukong đẩy lượt tìm kiếm các địa điểm du lịch Sơn Tây (Trung Quốc) tăng gần 160%. Trước đây, tỉnh này chưa bao giờ là điểm nóng du lịch.

Ngày 02/09/2024

Rộ trào lưu khách nam mặc trang phục truyền thống đi chùa Thái Lan

Theo Bangkokpost, những năm gần đây, nhiều du khách đến thăm các ngôi đền, chùa và cung điện ở Bangkok, nhất là du khách châu Á thường lựa chọn mặc trang truyền thống của Thái Lan.

Ngày 01/09/2024

Đặc sắc lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn

Lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn năm 2024 đã được khai mạc hôm 13/8, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).

Ngày 18/08/2024

Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua cho du khách thích khám phá Sóc Trăng

Sóc Trăng là một vùng đất có sự giao thoa giữa các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo. Chính vì lẽ đó nơi đây được xem là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh và yên bình thông qua hành trình du lịch tâm linh.

Ngày 10/08/2024

Chùa Dơi và câu chuyện về loài lợn 5 móng

Chùa Dơi, một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở tỉnh Sóc Trăng, ngôi chùa đặc biệt không chỉ bởi kiến trúc tôn giáo Khmer đặc sắc mà còn vì những câu chuyện huyền bí.

Ngày 04/08/2024