Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Về việc xây Đại tượng Phật tại Vĩnh Phúc

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho ý kiến hồ sơ dự án xây dựng Đại tượng Phật tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

Theo Bộ Xây dựng, để có cơ sở lập dự án xây dựng Đại tượng Phật tại Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên, đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc rà soát, làm rõ sự phù hợp với các quy hoạch có liên quan; làm rõ lý do và sự cần thiết phải xây dựng Đại tượng Phật.

Theo nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Đại tượng Phật, quy mô dự án gồm công trình tôn giáo và và các công trình phụ trợ. Trong đó, công trình tôn giáo là Đại tượng Phật cao 49m, gồm đài sen cao 12m, phần tượng Phật cao 37m. 

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 504,929 tỷ đồng, sử dụng vốn xã hội hóa.

Theo thuyết minh thiết kế cơ sở, hiện trạng của dự án đã xây xong phần móng và sàn cốt ±0.000 của Phật đài theo thiết kế đã được cấp phép xây dựng. Phần xây dựng này đã khá lâu và không được sử dụng nên đã bị xuống cấp, có hiện tượng lún lệch và ngập nước phía trong tầng hầm.

Bộ Xây dựng cho biết, dự án được xác định là nhóm B, công trình cấp II. Khu vực dự án thuộc khu vực bảo vệ II của Di tích Quốc gia đặc biệt Tây Thiên, trong ranh giới Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc Khu du lịch quốc gia Tam Đảo được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận tại quyết định số 170 ngày 25-1-2022. 

Đồng thời nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định trình Thủ tướng Chính phê duyệt. 

Do đó để có cơ sở lập dự án trên, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc rà soát, làm rõ sự phù hợp với các quy hoạch có liên quan (quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất,…).

Bên cạnh đó, làm rõ lý do và sự cần thiết phải xây dựng Đại tượng Phật; luận cứ cơ sở xác định mẫu tượng, chiều cao tượng, đảm bảo phù hợp với các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và cảnh quan môi trường.

“Khi thực hiện dự án phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa. Đồng thời phải có sự đồng thuận của cộng đồng dân cư và các bên có liên quan, đảm bảo quốc phòng an ninh; không phá vỡ cảnh quan môi trường khu vực di tích” – văn bản của Bộ Xây dựng nêu. 

Tam quan Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Tam quan Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Ngoài ra, về quản lý hoạt động xây dựng liên quan đến dự án, Bộ đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc căn cứ pháp luật về xây dựng, tín ngưỡng, tôn giáo, di sản văn hóa hướng dẫn chủ đầu tư gửi hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án đến Sở Xây dựng để được tổ chức thẩm định hoặc thẩm định điều chỉnh (nếu có) bảo đảm tuân thủ quy định của các pháp luật đã nêu và pháp luật khác có liên quan. 

Cùng với đó, hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62 năm 2020, Nghị định số 15 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định số 35 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

“Do công trình của dự án đã thi công xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng cần yêu cầu chủ đầu tư bổ sung báo cáo kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng công trình, trong đó có đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện, mức độ nguy hiểm của toàn công trình phù hợp tiêu chuẩn về đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà làm cơ sở thực hiện bảo đảm an toàn công trình và công trình lân cận (nếu có)” - Bộ Xây dựng lưu ý.

Được biết, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 85km.

Thiền viện được khởi công xây dựng từ ngày 4-4-2004 ngay cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên, trên nền ngôi chùa Thiên Ân cổ với tổng số vốn đầu tư 30 tỷ đồng, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha.

Thiền Viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Không chỉ là ngôi chùa có kiến trúc hoành tráng nhất miền bắc Việt Nam, đây còn là một trong 3 thiền viện lớn nhất nước.

Hồng Khanh

Tin Khác

Ấn Độ: Du lịch ‘chữa lành’ thu hút du khách quốc tế

Xóa bỏ mệt mỏi, gạt hết lo âu với chuyến bay chỉ hơn 4 tiếng để tìm đến tại Ấn Độ là lựa chọn cho những ai muốn “lạc chân” vào không gian đủ yên tĩnh để cân bằng cảm xúc, tìm lại chính mình, hơn hết đó còn là hành trình “chữa lành” cả về thể chất lẫn tâm hồn.

Ngày 13/09/2024

Chùa cổ miền Tây 300 tuổi có hàng vạn chim trời về làm tổ

Tại khuôn viên chùa Hang có cả chục nghìn con chim trời trú ngụ, tạo nên khuôn cảnh vô cùng sinh động.

Ngày 08/09/2024

Lời kêu cứu của tu viện Phật giáo Sansa - di sản UNESCO

Nước biển dâng, hạn hán, sạt lở đất và các cơn bão lớn là những yếu tố hàng đầu đang đe dọa sự tồn tại của các di sản được UNESCO bảo tồn.

Ngày 04/09/2024

Một số điểm du lịch tâm linh đông khách nhờ một trò chơi trực tuyến

Tựa game Black Myth: Wukong đẩy lượt tìm kiếm các địa điểm du lịch Sơn Tây (Trung Quốc) tăng gần 160%. Trước đây, tỉnh này chưa bao giờ là điểm nóng du lịch.

Ngày 02/09/2024

Rộ trào lưu khách nam mặc trang phục truyền thống đi chùa Thái Lan

Theo Bangkokpost, những năm gần đây, nhiều du khách đến thăm các ngôi đền, chùa và cung điện ở Bangkok, nhất là du khách châu Á thường lựa chọn mặc trang truyền thống của Thái Lan.

Ngày 01/09/2024

Đặc sắc lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn

Lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn năm 2024 đã được khai mạc hôm 13/8, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).

Ngày 18/08/2024

Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua cho du khách thích khám phá Sóc Trăng

Sóc Trăng là một vùng đất có sự giao thoa giữa các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo. Chính vì lẽ đó nơi đây được xem là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh và yên bình thông qua hành trình du lịch tâm linh.

Ngày 10/08/2024

Chùa Dơi và câu chuyện về loài lợn 5 móng

Chùa Dơi, một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở tỉnh Sóc Trăng, ngôi chùa đặc biệt không chỉ bởi kiến trúc tôn giáo Khmer đặc sắc mà còn vì những câu chuyện huyền bí.

Ngày 04/08/2024