200 chư Ni tham gia khóa Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và thi diễn giảng
Sáng 10/11, tại chùa Vĩnh Nghiêm (số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 14, quận 3, TP.HCM), Phân ban Ni giới Trung ương đã khai mạc “Khóa Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và thi diễn giảng cấp Trung ương”.
Khóa bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện cho chư Ni trẻ có cơ hội được trau dồi kỹ năng diễn giảng, nâng cao nghiệp vụ hoằng pháp và lan tỏa được tinh thần giáo lý Phật đà, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử trong bối cảnh hiện tại.
Tại buổi khai mạc, Ni trưởng Thích Nữ Nhật Khương - Ủy viên Ban Thường trực HĐTS, Trưởng PBNG Trung ương, Trưởng BTC cho biết, được sự mật thùy minh chứng của chư tôn đức Tăng-già nhị bộ và sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, PBNG TƯ đã tổ chức Khóa bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và thi diễn giảng cấp Trung ương.
Theo Ni trưởng, khóa bồi dưỡng, thứ nhất là để ôn tập lại những pháp học và pháp hành mà các hành giả đã gia công tu học tại các Phật học đường, nhất là các lớp đào tạo Giảng sư mà Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương đã lao tâm khổ tứ truyền thừa cho đàn hậu tấn, trong đó có chư Ni.
"Thứ hai là để báo Phật ân đức, đáp nghĩa Tổ Thầy đã vì chúng sanh và thị hiện cho pháp nhũ được huân triêm nơi học địa, để tưới tẩm và làm tăng trưởng giới thân huệ mạng cho các đệ tử Phật môn được thăng tiến về giá trị tâm linh cho tất cả đều trở về chân tánh, để Tam bảo được kính tin chuẩn mực và mạng mạch truyền thừa ấy luôn luân chuyển trong “tam giới bất an, do như hỏa trạch” này".
Ni sư Thích nữ Huệ Đức - Ủy viên HĐTS, Chánh Thư ký Phân ban Ni giới Trung ương báo cáo nội dung chương trình học, với số lượng tham dự của 200 học viên, trong đó có 132 vị là ủy viên ngành hoằng pháp của PBNG Trung ương và PBNG các tỉnh thành tham dự.
Theo Ni sư Chánh thư ký, khóa bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp diễn ra trong 2 ngày, 10 - 11/11 và 62 thí sinh sau khi tham dự Khóa bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp sẽ tham gia thi diễn giảng cấp Trung ương.
Như vậy, khóa đào tạo được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10 - 13/11 với những nội dung như Kỷ cương Giáo luật, Đạo lực của một vị Pháp sư, Kỹ năng truyền thông hoằng pháp, Kỹ năng hoằng pháp, Uy nghiêm của một giảng sư Ni... do chư tôn đức Ban Hoằng pháp Trung ương, PBNG Trung ương chủ giảng.
Về thi diễn giảng cấp Trung ương, các thí sinh bước vào vòng thi diễn giảng cấp Trung ương là chư Ni đạt thứ hạng cao (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi thuyết giảng tại các tỉnh thành. Theo đó, thí sinh sẽ bốc thăm chọn 1 trong 6 đề tài: Ý nghĩa Phật Đản, Vu lan báo Hiếu, Nhân quả, Tam pháp ấn, Cách tổ chức khóa tu cho Phật tử (Bát Quan Trai, Ngày tu an lạc, Khóa tu Mùa hè…), và đề tài những điều kiện giúp giữ vững niềm tin chánh pháp trong lòng người Phật tử trong bối cảnh hiện nay.
Sau khi vượt qua vòng loại các thí sinh sẽ bước vào vòng thi chung kết để chọn ra các thứ hạng cao nhất như là: Xuất sắc, nhất, nhì, ba và khuyến khích của Trung ương.
Ban đạo từ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS nhắc lại lời dạy của Đức Phật khi Ngài còn tại thế: “Này các Thầy! các Thầy hãy đi các nơi để truyền bá Chính pháp của Như Lai, các Thầy không được đi nhiều người một hướng, một nơi, một ngả, mà hãy chia ra mỗi người đi mỗi hướng khác nhau”.
Qua đó, Đức Phó Pháp chủ nhấn mạnh, hãy truyền bá giáo pháp của Như Lai qua từng ngôn ngữ, qua từng địa phương để làm lợi lạc quần sanh. Theo ngài, từ thời Đức Phật, không chỉ hàng Tăng mà các vị Ni như Dhammadinna, Tỳ-kheo-ni Khema đã là những bậc thuyết pháp tài năng, sở hữu trí tuệ vượt bậc. Nhờ có sự truyền thừa chánh pháp qua bao thế hệ Tăng Ni ấy, giáo pháp nhà Phật vẫn luôn được lưu truyền, tỏa sáng và lan rộng đến khắp muôn nơi.
Một số hình ảnh lễ khai mạc:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội
Tin tức 13:31 21/11/2024Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Tin tức 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Đại đức Thích Mật Tịnh làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo H.Trà Ôn (Vĩnh Long)
Tin tức 07:00 21/11/2024Quyết định chuẩn y nhân sự bổ sung giữa nhiệm kỳ được công bố sáng nay, 20-11, tại buổi họp sơ kết công tác Phật sự năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động của Phật giáo H.Trà Ôn năm 2025, tại Văn phòng Ban Trị sự - chùa Thiên Phước.
Xem thêm