Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/03/2020, 11:51 AM

Ý nghĩa câu thần chú Om Mani Padme Hum

Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng.

Thần chú và thần lực

Thần chú Om Mani Padme Hum bắt nguồn từ đâu?

Tại Việt Nam ta, Om Mani Padme Hum có tên gọi khác là Lục Đại Tự Minh với 6 âm tiết được đọc là Án Ma Ni Bát Mê Hồng hoặc Án Ma Ni Bát Di Hồng.

Tại Việt Nam ta, Om Mani Padme Hum có tên gọi khác là Lục Đại Tự Minh với 6 âm tiết được đọc là Án Ma Ni Bát Mê Hồng hoặc Án Ma Ni Bát Di Hồng.

Trong kinh Đại thừa Trang nghiêm Bảo Vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói rằng, ngài đã phải mất 1 triệu kiếp mới tìm thấy được câu thần chú này. Ngài nói: “Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này.

Đối với các nhà sư Tây Tạng, âm thanh của thần chú này thật vi diệu, nó đại diện cho Bồ đề tâm và ước muốn giải thoát khỏi Vòng Luân Hồi. Câu thần chú Om Mani Padme Hum là sức mạnh của những lời dạy dỗ của Đức Phật. Khi ta niệm Om Mani Padme Hum có nghĩa là nắm được sức mạnh kỳ diệu của toàn bộ năng lượng và lòng từ bi của đức Phật độ cho mình và cho mọi người. Càng tụng niệm Om Mani Padme Hum bao nhiêu, càng được gia trì thêm bằng những phẩm chất yêu thương của pháp môn niệm Phật. Đây là câu thần chú có năng lượng mạnh mẽ thức tỉnh và kết nối lòng nhân từ trong mỗi người và đức Phật.

Om Mani Padme Hum là một thần chú rất được yêu thích trong Phật giáo, và thường được dịch là “Viên ngọc trong hoa sen". Đọc thần chú này mang lại nhiều công đức và thanh lọc. Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó sẽ mang lại nhiều phước lành to lớn. Thần chú được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.

Thần chú Om Mani Padme Hum có ý nghĩa như thế nào?

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Lợi lạc khi tụng Thần chú Om Mani Padme Hum là không phải nghĩ bàn.

Lợi lạc khi tụng Thần chú Om Mani Padme Hum là không phải nghĩ bàn.

Khi đức Phật Quán Âm nguyện trở lại vòng luân hồi để giúp chúng sinh khỏi bể khổ, Ngài sử dụng câu thần chú lục tự đại minh chân ngôn Om Mani Padme Hum để giúp chúng sinh khỏi bến mê lầm. Nếu ra niệm câu thần chú này và nghĩ tới đức Phật Quán Thế Âm, trì tụng lục minh chân ngôn, chắc chắn chúng ta sẽ thoát khỏi đau khổ. Do vậy, nên đưa Quán Thế Âm vào tâm thức thật tôn kính, trì tụng Lục tự đại minh rõ ràng và chân thành, mọi nhu cầu thế gian và xuất thế gian sẽ được đáp ứng.

Trước khi trì niệm thần chú Om Mani Padme Hum, chúng ta nên hiểu rõ ý nghĩa của câu thần chú này:

Om: Tượng trưng cho cơ thể của người Phật tử, lời nói và tâm trí, nó cũng tượng trưng cho thân thể, lời nói và trí tuệ của một vị Phật tinh khiết. Con đường được chỉ ra bởi bốn âm tiết kế tiếp. Đây là một từ rất phổ biến gợi lên của sức mạnh tinh thần và sự hiện diện tuyệt đối. Nó được biết đến khắp Châu Á trong nhiều tôn giáo, đặc biệt là Ấn Độ giáo. Âm tiết Om được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, nó liên tục vang dội trên nền của mọi thứ tồn tại trên vũ trụ này. Âm thanh của nó đại diện cho toàn thể vũ trụ, quá khứ hiện tại và tương lai.

Mani: Có nghĩa là “đồ trang sức” hoặc “viên ngọc”, có nghĩa là viên ngọc, tượng trưng cho ý muốn vị tha để trở nên giác ngộ, từ bi và yêu thương. Mani là biểu hiện cho Bồ đề tâm Bodhicitta..

Padme: Phát âm theo Sankrit, hoặc PEME trong tiếng Tây Tạng, từ này có nghĩa là bên trong hoa sen. Hai âm tiết này giúp chúng ta hạn chế những suy nghĩ sai lầm, phát triển năng lực tập trung hướng đến một trí tuệ thuần khiết không lẫn tạp chất xấu. 

Hum: Có nghĩa là Tự ngã thành tựu. Niệm tới “Hum” có nghĩa bạn đã có tinh thần giác ngộ. Chúng ta không còn hận thù và chấp trước nữa, thay vào đó là phát triển những phẩm chất tốt lành, trí tuệ và từ bi trong mỗi con người.

Khi chúng ta niệm chú, thật ra chúng ta đang tiếp tục lặp lại tên Ngài Bồ Tát Quán Âm. Mặt khác, khi niệm câu chú OM MANI PADME HUM thì có ý nghĩa hơn, vì câu chú này là sự thanh nhã và năng lực tâm thức của ngài Quan âm đã gom sự thanh nhã và từ bi của tất cả các vị Phật và Bồ Tát. Trong cách nhìn này, câu chú được phú cho khả năng vén màn tâm tối, và thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Thần chú mở mang tâm thức thương yêu và từ bi, đưa đến sự tỉnh thức giác ngộ.

Từ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 từng chia sẻ:

“Thật là hay khi niệm thần chú Om Mani Padme Hum, nhưng trong khi bạn đang niệm nó, bạn nên suy nghĩ về ý nghĩa của nó, vì ý nghĩa của sáu âm tiết là tuyệt vời và vĩ đại. Đầu tiên, OM tượng trưng cho cơ thể của người Phật tử, lời nói và tâm trí, nó cũng tượng trưng cho thân thể, lời nói và trí tuệ của một vị Phật tinh khiết. Con đường được chỉ ra bởi bốn âm tiết kế tiếp. MANI, có nghĩa là viên ngọc, tượng trưng cho ý muốn vị tha để trở nên giác ngộ, từ bi và yêu thương.

Hai âm tiết, PADME có nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ. Sự tinh khiết phải đạt được bằng sự thống nhất không thể tách rời của phương pháp và sự khôn ngoan, được biểu thị bởi âm tiết cuối cùng HUM, cho thấy sự không thể chia cắt được. Như vậy, sáu âm tiết, Om Mani Padme Hum, không có nghĩa là phụ thuộc vào việc thực hành một con đường mà là một sự kết hợp không thể tách rời của phương pháp và sự khôn ngoan, bạn có thể biến đổi cơ thể không tinh khiết, lời nói và tâm trí của bạn thành thân thể, Tâm của một vị Phật.”

Đọc thần chú Phật Di Lặc để giúp cuộc sống hạnh phúc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phương pháp đối trị lòng tham muốn quá độ

Kiến thức 14:45 07/09/2024

Túi tham đã không đáy, thì càng tham lại thấy càng thiếu, càng khổ. Phật dạy: "Càng tham muốn, càng khổ sở". Chúng ta đừng lầm tưởng rằng một khi lòng tham muốn được thỏa mãn, là hết tham muốn. Hễ còn củi thì lửa còn cháy. Tham muốn được toại nguyện thì tham muốn lại càng to lên.

Những bước thực hành căn bản trong kinh Niệm Xứ

Kiến thức 09:05 07/09/2024

Trong kinh Niệm Xứ có nhiều đề mục để thực hành. Các đề mục được phân chia qua bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Cách thực tập mỗi lãnh vực đều tương tự như nhau.

Quán các cảm thọ

Kiến thức 08:08 07/09/2024

Quán các cảm thọ, là quan sát, ghi nhận sự sanh khởi của Thọ uẩn: Đây là Thọ khổ, đây là Thọ lạc, đây là Thọ xả, đây là Thọ liên hệ vật chất, đây là Thọ không liên hệ vật chất.

Thưởng thức im lặng nội tâm

Kiến thức 15:44 06/09/2024

Trong thời khóa tu học, chúng ta có giờ im lặng bắt đầu từ sau giờ sinh hoạt buổi tối cho đến sau buổi ăn sáng ngày hôm sau. Đôi lúc chúng ta còn kéo dài giờ im lặng này cho đến sau buổi ăn trưa.

Xem thêm