Chùa Hương Hà Tĩnh vì sao được gọi là ‘Hoan Châu đệ nhất danh lam’
Chùa Hương Hà Tĩnh là ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Tĩnh, thế nhưng ít ai biết rằng ngôi chùa này trước đây được xem là "nguyên mẫu" của chùa Hương Tích nổi tiếng ở Mỹ Đức, Hà Nội
Đôi nét về chùa Hương Hà Tĩnh - Hoan Châu đệ nhất danh lam
'Hoan Châu đệ nhất danh lam' là đệ nhất danh lam thắng cảnh xứ Hoan Châu. Xứ Hoan Châu ngày xưa là chỉ xứ Nghệ cũ từ thời nhà Hậu Lê, ngày nay đó chính là 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Chùa Hương Hà Tĩnh ngày bấy giờ được công nhân là 'Hoan Châu đệ nhất danh lam'. Chùa Hương Tích 'Hoan Châu đệ nhất danh lam' nằm ở đỉnh núi Hương Tích - một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy Hồng Lĩnh nổi tiếng thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, có độ cao 650m so với mực nước biển.
Chùa Hương Hà Tĩnh gắn liền với sự tích công chúa Diệu Thiện - con gái của Sở Trang Vương chạy trốn khi bị vua cha có ý định gả cưới cho một quan võ ác độc cho nên nàng đã không tuân theo ý vua cha và bị ruỗng rẫy, công chúa Diệu Thiện đã bỏ trốn ra chùa ở. Truyền thuyết xưa kể lại rằng, Thần Hồ đã che chở cho công chúa Diệu Thiện đến dãy núi Hồng Lĩnh dựng am và tu hành. Đến vùng núi Ngàn Hống, Thần Hồ cõng công chúa đến suối Hương Tuyền rồi đưa lên động cao Đá Đôi để ẩn thân, thế nhưng vẫn bị truy đuổi. Cuối cùng thì Thần Hổ đã đưa công chúa Diệu Thiện xuống động Hương Tích và ẩn thân trong một hang đá - đó chính là Hương Tích ngày nay.
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh có phải là ‘chùa gốc’?
Chùa Hương Hà Tĩnh - danh lam thắng cảnh nổi tiếng miền Trung
Chùa Hương Hà Tĩnh là một trong những cảnh đẹp nhất miền Trung nắng gió. Đến với nơi này quý khách sẽ phải trầm trồ bởi vẻ đẹp kì vĩ của núi sông. Chùa Hương là một quần thể di tích văn hóa tôn giáo với nhiều ngôi chùa thờ Phật Tổ và có một số ngôi đờ thờ Thần. Quần thể di tích này được chia làm ba khu vực chính đó là Thượng điện, đền Thiên Vương và cuối cùng là am Thánh Mẫu - nơi công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật Quan Âm.
Để đi lên ngắm cảnh chùa, du khách, Phật tử sẽ phải mất 10 phút di chuyển bằng thuyền máy để đến chân núi. Nếu như đường vào chùa Hương ở Mỹ Đức, Hà Nội sẽ bắt đầu đi từ dòng suối Yến thì ở chùa Hương núi Hồng Lĩnh bạn cũng di chuyển ở suối Hương Tuyền. Đến chân núi du khách và Phật tử có thể leo bộ lên đến đỉnh núi Hương Tích - nơi đặt chùa Hương. Vì quãng đường đi bộ khá dài khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, Phật tử chiêm bái cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng cáp treo để đỡ mệt, tiết kiệm sức. Ngoài ra, du khách và Phật tử cũng có thể đi bộ để khám phá hết vẻ đẹp của núi rừng nơi đây.
Một trong những điều đặc biệt ở quần thể kiến trúc chùa Hương Tích đó chính là Cung Tam Bảo - nơi đặt rất nhiều pho tượng Phật có niên đại rất lâu đời, từ hàng trăm năm có những bức tượng có niên đại lên đến hàng nghìn năm. 50 bức tượng ngồi tọa thiền kín điện, cao tầm ngang ngực có cảm giác như khoác lên một vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Phong cảnh núi nong hùng vĩ của chùa Hương Hà Tĩnh
Con đường đi lên chùa Hương Hà Tĩnh được bao bọc bởi những cây rừng cao lớn, xanh mát quanh năm. Con đường lên núi có những bậc đá thoai thoải nên khá dễ đi, thỉnh thoảng sẽ có 1 số đoạn đường hơi dốc. Dọc theo quãng đường lên đỉnh núi bạn sẽ nghe được tiếng chim hót líu lo vui tai cùng với tiếng nước suối chảy róc rách qua những khe đá. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể nghe được tiếng chùa vang vọng từ đỉnh núi xuống. Sự kết hợp của những âm thanh đó với những ánh nắng xuyên qua kẽ lá cùng với những con gió man mát, mát rượi đã tạo ra một vẻ đẹp huyền ảo, lung linh cho chùa Hương Tích.
Đến lưng chừng núi, bạn sẽ gặp ngay cổng chùa Hương Tích, nơi đây có khuôn viên khá rộng, không gian thanh tịnh, yên ắng, thoang thoảng hương thơm của nhang đã khiến cho lòng người trở nên nhẹ nhõm hơn bao giờ hết. Chùa Hương Tích nằm sâu trong những tán cây cao ngất, khuất dạng sau những áng mây lững lờ trôi. Khung cảnh hoang sơ, huyền ảo cùng với mùi hương khói tỏa ra trong một không gian tĩnh lặng của một miền núi rừng xanh thẳm khiến cho tâm hồn của các du khách thoải mái, xóa tan mọi bộn bề, áp lực của cuộc sống.
Truyện Phật bà chùa Hương thành kính dâng cố Hòa thượng Thích Viên Thành
Tiếp tục hành trình lên đến đỉnh núi, bạn sẽ đến với am Thánh Mẫu, trên đỉnh núi có bức thành đá với 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền và được gọi là Trang Vương. Người ta xây am bằng đá, trong am đặt tượng Quan Âm và một số bức tượng bằng đá. Bên phải am thì đặt chùa Phật, bên trái am là đền thời đại vương Núi Hồng. Một điều đặc biệt khiến bạn yêu thích đó chính là càng lên cao, bạn sẽ càng cảm thấy cuốn hút bởi cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ, từ trên cao nhìn xuống những đám mây lững lờ trôi giống như lạc vào chốn Bồng lai tiên cảnh.
Nếu như bạn có dịp đến du lịch Hà Tĩnh thì đừng quên ghé thăm chùa Hương Hà Tĩnh để hòa mình vào bầu không khí Phật pháp an yên. Đến với nơi đây du khách và Phật tử sẽ càng cảm thấy thêm yêu thương mảnh đất miền Trung nhỏ bé đầy nắng gió này.
>Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm