Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đọc và học Kinh Phật

Kinh Phật là những lời của Đức Phật dạy, bắt nguồn từ cuộc sống, từ hoàn cảnh và con người hiện hữu, nhằm đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho con người. Ngài đưa ra những giới luật chung nhằm xây dựng một nền tảng cho sự thăng tiến trong việc tu, hành.

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Giới luật của Ngài không phải là những giáo điều ràng buộc hay hăm dọa những người học Phật mà là sự tự nguyện hoàn toàn của mỗi người trong sự luôn thức tỉnh thật sự,Kinh là bản ý của Pháp, là căn bản của Pháp, nên nói Kinh là gốc của mọi Pháp. Phật thông đạt cội nguồn mọi Pháp nên Ngài thuyết giáo.

Lúc ban đầu kinh Phật là những bản văn được ghi lại những gì chính đức Phật giảng dạy bằng tiếng Phạn hay tiếng Pali, rồi dần dần được dịch ra chữ Hán, chữ Tây Tạng và các ngôn ngữ khác. Thường khởi đầu trong những bộ kinh thường có câu: Tôi nghe như vầy… hay Như thị ngã văn, hoặc evaṃ śrute mayā. Câu này là câu để kể lại những lời Phật nói trong buổi Kết tập lần thứ nhất, sau khi Phật diệt độ của Ngài A nan, một đệ tử của Phật và cũng là người có trí nhớ phi thường.

Kinh Phật là những lời của Đức Phật dạy

Kinh Phật là những lời của Đức Phật dạy

Kinh Phật hay lấy những thí dụ và so sánh hoặc ẩn dụ. Mỗi một kinh Phật đều có chủ đề riêng biệt của nó. Kinh Phật là những sách ghi chép lời giáo huấn của Ðức Phật, là cội nguồn của trí huệ để hướng dẫn con người biết về các chân lý và cách khai mở trí huệ sẵn có của chính mình.

Phật khai hóa cho con người tỉnh thức, không cốt văn chương, cho nên một lời Phật nói được lặp đi, lặp lại nhiều lần và được nhắc lại nhiều nơi, để cho mọi người nghe, nhớ, thấm vào lòng, nhằm mục đích chuyển mê thành tỉnh.

Kinh Phật là sự nối kết những gì Ðức Phật thuyết giảng lại với nhau, giống như một kết một tràng chuỗi, để cho những ai đang cần sự kết nối này và cũng là nền tảng căn bản không thay đổi cho từng hệ học Phật.

Học kinh Phật có thể giúp trí não tăng thêm tinh thần làm việc sẵn có của mình, đồng thời tạo thêm sức mạnh cho niềm tin thêm và cũng là phương tiện để tìm sự thanh thản tâm hồn sau những ngày làm việc cho những tấm lòng thành mộ đạo.

Học kinh Phật có nhiều cách khác nhau như nghe giảng trong các lớp tu học tại các chùa, các trường hay tự tham khảo các những đạo lý hàm chứa trong Kinh tại nhà hoặc thư viện của các thiền môn…

Nên nhớ rằng, sự nội chứng của Phật là những giáo lý căn bản nguyên thủy của Ngài, nhưng phương tiện thuyết giáo ở mỗi địa phương theo thời gian trong lịch sử đã tạo thành những giáo lý khác nhau.

Tuy không mẫu thuẫn trên đại cương, nhưng có chút khác biệt đối với từng nhu cầu thuyết giáo của các căn cơ. Nếu người học kinh Phật không khảo sát kỹ quá trình này sẽ bị hoang mang khi nghiên cứu và sẽ có nhiều điều hoài nghi.

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Điều cần biết Mỗi bộ kinh Phật đều có tên riêng và tên chung. Tên riêng là tên dùng để chỉ đặc biệt cho bộ kinh có tên riêng của nó, thí dụ như "Phật thuyết A Di Ðà" và tên chung là tên phổ thông trong kinh nào cũng có.

Kinh Phật là những lời của Đức Phật dạy, bắt nguồn từ cuộc sống, từ hoàn cảnh và con người hiện hữu, nhằm đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho con người. Ngài đưa ra những giới luật chung nhằm xây dựng một nền tảng cho sự thăng tiến trong việc tu, hành.

Giới luật của Ngài không phải là những giáo điều ràng buộc hay hăm dọa những người học Phật mà là sự tự nguyện hoàn toàn của mỗi người trong sự luôn thức tỉnh thật sự, để tạo nên một ý thức đạo đức cho những hành động trong cuộc sống của chính mình và với mọi người xung quanh trong gia đình và xã hội.

Căn bản học Kinh Phật đơn giản và dễ hiểu qua bốn câu Kinh Pháp Cú sau:

Chớ làm các điều ác

Hãy làm các hạnh lành

Giữ tâm ý trong sạch

Ấy lời chư Phật dạy

Ðức Phật giác ngộ là do tự mình tu hành mà được Chánh quả, rồi đem phương pháp tu hành để chứng được quả vị mà dạy lại cho tất cả những người học Phật, hầu mong giúp họ cũng chứng được Phật quả Bồ đề như Ngài. Do đó Ðức Phật mới cần nói pháp cho mọi người nghe để học và hành.

Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Kinh Thiên sứ

Kinh Phật 06:26 31/10/2024

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Kinh Điều Ngự

Kinh Phật 23:40 28/10/2024

Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:

Phật nói kinh vô thường

Kinh Phật 14:45 03/10/2024

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?

Xem thêm