Công tác truyền thông, báo chí Phật giáo nhiệm kỳ qua
Sáng nay, ngày 28/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô (Thủ đô Hà Nội) đã diễn ra buổi lễ khai mạc Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX - Nhiệm kỷ 2022-2027. Trong báo cáo công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII có tóm lược về công tác truyền thông, báo chí Phật giáo.
Trực tiếp Lễ khai mạc Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX - Nhiệm kỷ 2022-2027
Nội dung cụ thể như sau:
1. Thông tin truyền thông
Các hoạt động Thông tin truyền thông của Giáo hội được Ban Thông tin truyền thông thường xuyên, liên tục cập nhật đưa các thông tin Phật sự kịp thời và rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
11.1. Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông.
Nét nổi bật trong công tác Phật sự của Ban TTTT T.Ư là sự kiện tổ chức 02 khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông toàn quốc để nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên Ban TTTT và nâng cao hiệu quả Thông tin truyền thông Phật giáo.
Năm 2019, tại chùa Thiên Châu, Ban TTTT T.Ư phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An tổ chức Khóa Bồi dưỡng với các Chuyên đề: "Tăng, Ni với việc chấp hành Pháp luật trong lĩnh vực Thông tin truyền thông Phật giáo"; "Cần chuyên nghiệp hóa trong Truyền thông Phật giáo"; "Thông tin, dư luận về một số vấn đề về Phật giáo, Giáo hội và tăng, ni trên mạng internet. Góc nhìn từ công tác quản lý và truyền thông trong thời đại 4.0"; "Xử lý thông tin, công tác phát ngôn và định hướng truyền thông Phật giáo".
Năm 2021, Ban TTTT T.Ư phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Thông tin truyền thông với chủ đề: “Khóa bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Thông tin truyền thông Phật giáo thời đại 4.0” tại chùa Từ Đàm, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các chuyên đề trong khóa bồi dưỡng: “Tăng, Ni với việc giữ gìn hình ảnh đạo Phật thông qua truyền thông"; “Một số vấn đề về Thông tin truyền thông Phật giáo dưới góc nhìn pháp luật"; “Thông tin, dư luận về một số vấn đề về Phật giáo, Giáo hội và tăng, ni trên mạng internet. Góc nhìn từ công tác quản lý và truyền thông trong thời đại 4.0"; “Góc nhìn báo chí về truyền thông Phật giáo và quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam”.
Khóa bồi dưỡng đã tập trung vào nghiệp vụ chuyên môn; định hướng công tác quản lý Thông tin truyền thông Phật giáo thời đại 4.0
11.2. Truyền thông trên kênh An Viên TV.
Bản tin Ngày An Viên đã phát sóng khoảng trên 1300 bản tin với thời lượng 15 phút/1 bản tin và phát lại nhiều lần trong ngày. Chương trình Bản tin Ngày An Viên đã khai thác các sự kiện Phật giáo trong nước và quốc tế nổi bật để đưa tin. Ngoài ra, Kênh An Viên còn có nhiều Chương trình Phật giáo khác như: Dưới cội Bồ Đề, Ngày An Lạc, Chùa Việt Nam…, giới thiệu các công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng thế giới, các phim phóng sự, phim tài liệu về Phật giáo.
Đặc biệt, Ban TTTT T.Ư đã phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC sản xuất Chương trình Ký sự Linh Thiêng Thiền Môn Sử Việt. Chương trình dự kiến sản xuất 100 tập phóng sự giới thiệu giá trị lịch sử của những ngôi Chùa gắn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước; hộ quốc an dân trong lịch sử. Đồng thời, tôn vinh, gìn giữ các Di sản văn hóa Phật giáo và giới thiệu điểm đến tâm linh, quảng bá du lịch cho địa phương có ngôi chùa diện diện tới du khách thập phương trong nước và quốc tế.
Công trình phim phóng sự tài liệu Thiền môn linh thiêng Sử Việt là hành trình đi qua những nơi linh thiêng, những địa danh thờ phụng đã bao đời nay được người Việt rất mực tôn kính. Là những nơi gắn liền với các sự kiện lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam; gắn với các vị Thiền sư, Pháp sư, Quốc sư, Phật tử đứng ra hộ trì đất nước. Chương trình phát sóng số đầu tiên vào ngày 30 tháng 5 năm 2021 trên Kênh VTC1 - Đài Truyền hình KTS VTC vào lúc 21h - 21h10 Chủ nhật, tần suất 2 tuần/số, thời lượng 10 phút/chương trình.
11.3. Cổng Thông tin truyền thông phatgiao.org.vn và phatsuonline.vn.
Cổng Thông tin truyền thông Giáo hội và Trang tin PSONLINE đã chủ động truyền thông các sự kiện chính diễn ra hàng năm trên cả nước, kịp thời cập nhật thông tin Phật sự và có chuyên đề chuyên sâu gần như tất cả các hoạt động, sự kiện Phật sự trọng tâm của GHPGVN; bám sát các hoạt động Phật sự của HĐTS, hoạt động của VP1, VP2 Trung ương GHPGVN, xây dựng các chuyên đề để truyền thông phục vụ các sự kiện truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
PSONLINE tập trung phát triển các Chương trình truyền hình trực tuyến, các sự kiện Phật giáo, tổ chức khóa tu, thuyết giảng online trên các trang mạng xã hội như: Face Book - Fanpage, Youtube và Youku với tên gọi là “PHẬT SỰ ONLINE TV”. Đã đăng tải 21,056 tin tức, hình ảnh, video; thực hiện 1.080 sự kiện truyền hình trực tiếp trên các nền tảng online, thực hiện 9.705 chương trình bản tin thời sự, bản tin tuần và tin tiếng Anh cũng như các Chương trình theo Format của Kênh.
Trong Nhiệm kỳ (2017 - 2022), Ban TTTT T.Ư đã tích cực truyền thông về các chủ đề môi trường trên các ấn phẩm Thông tin truyền thông Phật giáo. Sơ bộ có 32 bài viết, hàng trăm bức ảnh có chủ đề về môi trường được truyền thông trong thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 9/2021. Tính tổng giai đoạn từ khi thành lập Ban TTTT T.Ư (tháng 7 năm 2013) đến nay thì có hàng trăm bài viết; đó là chưa kể các bài truyền thông trên các ấn phẩm truyền thông Phật giáo, hàng chục phóng sự, clip trên Truyền hình An Viên và trên các trang tin điện tử, trang web Phật giáo, hàng ngàn bức ảnh về các hoạt động như nhặt rác, trồng cây, phóng sinh, tổ chức các câu lạc bộ thiện nguyện chung tay bảo vệ môi trường. Đồng thời hướng dẫn tổ chức các triển lãm, hội thảo về việc ăn chay bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã, tổ chức các buổi giảng về bảo vệ môi trường lồng ghép trong việc giảng giải giáo lý tại các đạo tràng. Ban TTTT T.Ư hợp tác cùng Traffic International tại Việt Nam để bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ tê giác; Phối hợp Tham gia phát động Tết trồng cây tại các tỉnh thành trên toàn quốc và Tổ chức Cuộc thi về ăn chay bảo vệ môi trường; kết hợp với Tạp chí Nghiên cứu Phật học xây dựng các Chuyên đề về Mùa xuân và Môi trường với bài đăng“Vai trò của Phật giáo trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Nhiệm kỳ (2017 – 2022), Ban TTTT T.Ư là tổ chức truyền thông tôn giáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường trao Giải thưởng môi trường Việt Nam tại sự kiện Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VI tổ chức ngày 31 tháng 07 năm 2022 tại Hà Nội.
Giải thưởng Môi trường Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức để trao tặng cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường; phát triển phong trào bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời qua đó tiếp tục phát triển phong trào và cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường năm 2021 và những năm tiếp theo.
Truyền thông Phật giáo cũng đã phản ánh những nỗ lực, cố gắng của giới Tăng, Ni, Phật tử trong việc giữ gìn nghi lễ, Chính pháp của đạo Phật tại các lễ hội Phật giáo; Đưa tin về hoạt động Đại hội Đại biểu Phật giáo Nhiệm kỳ (2022 - 2027) diễn ra tại các tỉnh/thành trên toàn quốc.
Đặc biệt, chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo các tỉnh/thành tiến tới Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX Nhiệm kỳ (2022-2027), thực hiện nhiệm vụ Thông tin truyền thông năm 2022, Ban TTTT T.Ư GHPGVN hợp tác với Zalo thiết kế bộ stickers (nhãn, hình ảnh động) biểu cảm mang nội dung Phật giáo phục vụ người dùng là cộng đồng Phật tử, những người mến mộ đạo Phật nói riêng, khách hàng của Zalo nói chung.
Bộ stickers được chia thành các chủ đề như: Phật đản, Vu lan, Xuân Di Lặc và các biểu tượng liên quan đến Phật giáo… giới thiệu về văn hóa Phật giáo và đưa Phật giáo vào đời sống thông qua các biểu tượng trên nền tảng ứng dụng của người sử dụng zalo.
11.4. Ban Thông tin truyền thông các địa phương.
Ban TTTT các địa phương hoạt động theo sự chỉ đạo của BTS GHPGVN các tỉnh, các ủy viên Ban TTTT T.Ư đã tham gia nhân sự và hoạt động truyền thông tại các địa phương, cộng tác tin/bài/hình ảnh và video; cung cấp thông tin về các sự kiện Phật sự tại địa phương tới Ban TTTT T.Ư. Trong đó tích cực nhất là Ban TTTT tỉnh Thừa Thiên Huế, Long An, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Hà Nội, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đà Nẵng, Nghệ An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Cà Mau... và các Phân ban TTTT thuộc các hệ phái, như Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, Hệ phái Khất sĩ, Phân Ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự T.Ư…
11.5 Xử lý khủng hoảng thông tin.
Nhiều sự kiện khủng liên quan đến cơ sở Tự viện, Tăng Ni được đăng tải trên các nhật báo, báo điện tử hoặc phát sóng trên các kênh truyền hình, Ban Thông tin truyền thông đã có những cuộc trao đổi, những phản ánh, đề nghị quý báo, quý đài sử dụng từ đúng mực, tránh việc câu khách, giật gân ảnh hưởng đến uy tín chung của giới tu hành và có những định hướng để các báo thực hiện tác nghiệp.
2. Báo chí Phật giáo
- Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học Khuông Việt của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Đặc san Hoa Đàm tiếng nói của Nữ giới Phật giáo Việt Nam được xuất bản theo định kỳ.
- Báo Giác Ngộ là cơ quan ngôn luận của Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh nhưng được xem là tờ báo chủ quản đăng tải tất cả tin tức, các hoạt động Phật sự của Giáo hội và Phật giáo các tỉnh, thành trong cả nước.
- Các tập Nội san như Nội san Hoằng pháp (Ban Hoằng pháp GHPGVN Tp. Hà Nội), Nội san Hoa từ (Ninh Thuận), Nội san Hoa Từ (Tp. Đà Nẵng), Hương sen (Bình Dương), Hương Từ Bi (Đak Nông), Hương Từ Bi (Kiên Giang) Nội san Vô Ưu (Đak Lak), Nội san Quảng Đức (Khánh Hòa), Đuốc sen (Tịnh xá Trung Tâm, quận Bình Thạnh), Nội san chùa Hòa Khánh (Q. Bình Thạnh), chùa Phổ Quang (Q. Phú Nhuận), Phật học Từ Quang (Chùa Xá Lợi), Nội san Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Tập san Đạo Phật ngày nay, Du lịch Tâm linh… được xuất bản định kỳ, mỗi năm 3 số vào dịp Lễ Phật đản, Vu lan và Phật Thành đạo đã đăng tải những nội dung giáo lý Phật giáo và tình hình sinh hoạt Phật sự tại địa phương.
- Trang báo điện tử của Trung ương GHPGVN, Giác ngộ online, Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban Thông tin truyền thông, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Nam tông Khmer, Khất sĩ, Đạo Phật Ngày nay, Phật tử Việt Nam, Phân ban Ni giới Trung ương… đăng tải những tin tức, hoạt động Phật sự của Giáo hội và địa phương, số lượt người truy cập trang web ngày càng tăng. Đặc biệt, Ban Văn hóa đã thành lập và đưa vào hoạt động trang tin vanhoaphatgiaovietnam.net.
Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động số 09/GP-TTĐT ngày 04/04/2014, với tên miền Phatgiao.org.vn.
Là cơ quan ngôn luận chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phản ánh được bề dày lịch sử của Phật giáo Việt Nam cũng như chiều sâu về tâm linh, tu tập, văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung. Đồng thời phục vụ công tác truyền thông Phật giáo, hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và lan tỏa Chánh pháp, cung cấp nguồn tài liệu phong phú về Phật pháp, đã được xác thực và được trình bày một cách thực tiễn, giúp cho Phật tử, Tăng Ni và bạn đọc trong nước và quốc tế tiếp cận với trí tuệ của Đức Phật một cách thuận lợi, dễ dàng, miễn phí.
Vừa qua, tại Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Ban TTTT nhiệm kỳ 8 (2017-2022), Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam vinh dự được nhận Bằng tuyên dương công đức của Hội đồng trị sự TƯ GHPGVN.
Trích báo cáo tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX - Nhiệm kỷ 2022-2027
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Gốc rễ của chiến tranh
Giáo hội 18:24 30/10/2024Thật là vinh hạnh lớn lao cho tôi khi được tham dự Hội nghị Hòa bình Thế giới được tổ chức tại trụ sở UNESCO, tổ chức của Liên Hiệp Quốc luôn hướng tới mục tiêu cao quý vì nhân loại.
Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Giáo hội 17:41 24/10/2024Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký quyết định chính thức bổ nhiệm Bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cứu trợ bão lũ: Đức Pháp chủ kêu gọi người có ít đóng ít, người có nhiều đóng nhiều
Giáo hội 18:17 16/09/2024Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sáng 16/9 đã phát động đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra tại các tỉnh thành phía Bắc.
Ban TT-TT Tiền Giang sản xuất gần 1.000 tin bài, hơn 500 video mỗi năm
Giáo hội 17:22 24/07/2024Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VII (2012-2017) Trung ương GHPGVN đã thành lập Ban Thông tin Truyền thông để có tiếng nói chính thức của GHPGVN trong thông tin quản lý điều hành mọi Phật sự và truyền bá Chánh pháp.
Xem thêm