Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Phàm làm người ai cũng muốn mình có một cuộc sống bình an hạnh phúc, cho dù người đó thuộc tầng lớp giai cấp nào. Tuy nhiên, những mong cầu giản dị ấy không phải lúc nào cũng thuận theo ý muốn của con người.
Do vậy, trong cuộc sống thường nhật chắc chắn họ sẽ tìm đến tôn giáo để giải quyết những vấn đề khó khăn bức bách, cũng như có nơi để che chở gởi gắm tinh thần tâm linh. Điều đó, có nghĩa rằng tín ngưỡng tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mỗi con người. Vậy hạnh nguyện của đức Phật Dược Sư và năng lực gia trì của Ngài như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Theo Từ điển Phật học, Hạnh nguyện dịch âm là Hành nguyện có nghĩa là hành động của thân và ý nguyện của tâm. Hay còn gọi là Hành nguyện cụ túc, có nghĩa là đầy đủ cả nguyện và hành. Trong khi tu hạnh Bồ tát Ngài đã phát ra 12 thệ nguyện lớn, khiến cho hữu tình cầu gì cũng được.
Dược Sư Như Lai: Vị Y vương chữa trị những căn bệnh thân và tâm
Nguyện thứ nhất: Nguyện thân ta và hết thảy các loài hữu tình đều có hào quang rực rỡ.
Nguyện thứ hai: Nguyện có quang minh rộng lớn, uy đức vời vợi để khai nguồn thông suốt cho tất cả chúng sanh.
Nguyện thứ ba: Nguyện cho chúng sanh không thiếu thốn, tùy theo lòng mong cầu mà được toại nguyện.
Nguyện thứ tư: Nguyện cầu hết thảy chúng sanh đều theo Đại thừa liễu nghĩa.
Nguyện thứ năm: Nguyện cho tất cả chúng sanh tu hành phạm hạnh thanh tịnh, giữ gìn đầy đủ Tam tụ tịnh giới.
Nguyện thứ sáu: Nguyện hết thảy chúng sanh đầy đủ thiện căn, trang nghiêm sáng suốt.
Nguyện thứ bảy: Nguyện cho tất cả chúng sanh thân tâm thường an lạc, chứng quả Vô sanh.
Nguyện thứ tám: Nguyện cho tất cả chúng sanh chuyển nữ thành nam đủ tướng trượng phu, tu chứng đạo Vô thượng.
Nguyện thứ chín: Nguyện cho các loài hữu tình được giải thoát mọi ràng buộc của Thiên ma ngoại đạo, tà kiến, ác kiến, dẫn dắt, thu nhiếp họ trở về chánh kiến.
Nguyện thứ mười: Nguyện cho tất cả chúng sanh giải thoát các tai nạn bất thường, giặc cướp, lấn hiếp của ác ma.
Nguyện thứ mười một: Nguyện cho chúng sanh bị đói khát được ăn uống ngon lành và no đủ. Sau đó đức Phật ban cho Pháp vị để dựng nên quả đức an vui.
Nguyện thứ mười hai: Nguyện hết thảy chúng sanh bị nghèo cùng khốn khổ đều được đầy đủ, đồ dùng quý báu trang nghiêm “Sở nguyện tùy tâm, sở cầu như ý”.
Trên đây là 12 đại nguyện nhiệm mầu độ sanh của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, khiến cho các loài hữu tình đều được toại nguyện.
Nói về năng lực hành đạo thì đức Phật Dược Sư cũng có thể hóa thân làm Bồ tát để cứu độ chúng sanh thoát khỏi mọi tai ách. Đặc biệt, Ngài chữa trị các căn bệnh của chúng sanh, nếu có chúng sanh nào khi gặp tai nạn hay chứng bệnh khó qua khỏi, liền niệm danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai hay đứng chấp tay quán tưởng hình tượng của Ngài liền được hóa giải mọi khổ đau.
Nếu chúng ta tu tập 12 hạnh nguyện này trong khi đi, đứng, nằm, ngồi… mỗi mỗi đều nhất tâm, sẽ cảm nhận một cách vi diệu trong từng ý niệm tỉnh giác của tâm thức, và từng ý niệm đó tác động đến cơ thể để vượt qua mọi tật bệnh. Đối với những hành giả tu tập, trên lộ trình chứng đắc quả vị Vô thượng Bồ đề, cần phải thực hành 12 hạnh nguyện của đức Phật Dược Sư qua sự giới thiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: “Ở phương Đông có một thế giới đặc biệt, đời sống an lạc và hạnh phúc tương đương với thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà ở phương Tây. Này Mạn Thù Thất Lợi! Trong khi thực hành Bồ tát đạo Ngài đã phát ra 12 đại nguyện làm cho tất cả chúng sanh có chỗ sở cầu đều toại nguyện”.
Như thế, 12 đại nguyện này có năng lực rất lớn đối với người tại gia cũng như xuất gia, nếu tu tập đúng và hành trì theo kinh Dược Sư đều có thể vượt qua tất cả nguy hiểm, bệnh tật…được an vui tự tại. Hòa thượng Thích Nhất Hạnh có dạy: “Đối với hàng xuất gia trong lúc tu tập, nếu bị sai lạc thì Ngài gia hộ cho chúng ta tu hành chơn chánh, không bị tà ma ngoại đạo quấy nhiễu. Hoặc đối với những người phạm giới phá trai, nếu chí thành cầu nguyện đức Phật Dược Sư thì sẽ được khôi phục lại giới thể, phát huy những hạnh lành, tu hành tinh tấn, chứng được đạo Vô thượng Bồ đề”.
Tóm lại, hạnh nguyện của đức Phật Dược Sư rất thù thắng vi diệu, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tu tập của người hành giả. Bởi vì chúng ta quan niệm “Sống phải có ý nghĩa, tu phải có hạnh nguyện”.
Điều đó chứng tỏ rằng, trong việc mong cầu hạnh phúc an vui, người đệ tử Phật không thể thiếu hiểu biết, niềm tin và hạnh nguyện cũng như những gì thuộc về tâm linh. Phật giáo vẫn thừa nhận người tu hành chân chánh sẽ được Thiên long, Bát bộ, Hộ pháp, Thiện thần luôn gia hộ. Nhưng muốn đạt được lợi lạc nơi tự thân, thì người hành giả phải áp dụng 12 hạnh nguyện của đức Phật Dược Sư, để đời sống tu tập được rốt ráo viên mãn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Xem thêm