Cục Di sản văn hoá chỉ đạo khẩn về bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật tại chùa Phổ Quang
Cục Di sản có văn bản đề nghị Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ có ngay biện pháp bảo vệ bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá, sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang.
Liên quan đến vụ cháy chùa Phổ Quang, tại Phú Thọ xảy ra sáng nay, Cục Di sản văn hoá đề nghị Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương kiểm tra thực tế tại di tích, có ngay biện pháp bảo vệ bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá, đồng thời đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất phương án xử lý.
Chùa Phổ Quang được xây dựng từ hơn 800 năm trước, còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị, đặc biệt là chiếc bệ đá hoa sen - một công trình nghệ thuật điêu luyện cổ kính từ đời Trần (thế kỷ XIV). Ngôi Tam Bảo là kiến trúc lưu giữ nhiều pho tượng quý, có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cũng như tôn giáo.
Với giá trị to lớn ấy, năm 1980, Bộ VHTT (nay là Bộ VHTT&DL) đã ban hành Quyết định số 92-VHTT/QĐ, công nhận chùa Phổ Quang là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Xuân Lũng (Phổ Quang tự), xã Xuân Lũng đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10 tháng 7 năm 1980.
Hiện nay, trong tòa Chính điện còn lưu giữ được 01 hiện vật vô cùng độc đáo, đó là Bàn thờ Phật bằng đá. Đây là hiện vật đã gắn với lịch sử của ngôi chùa từ cuối thế kỷ XIV, do Sử Đài Điển ngự thư Đô chính thủ Nguyễn Lạp, tên tự Đạo Không cư sĩ, cùng Thái học Điển trù Tiểu chi hầu Nguyễn Chiêu, tự là Ngộ Không cư sĩ và vợ là Nguyễn Thị Sửu, tên tự là Bà Công Tín cung tiến, hoàn công vào ngày 12 tháng 2 năm Đinh Mão, niên hiệu Xương Phù năm thứ 10 (1387).
Đây là một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ thể hiện kỹ thuật tạo tác và nghệ thuật chạm khắc đá độc đáo của nghệ nhân dân gian. Bàn thờ Phật bằng đá có kết cấu 5 tầng được lắp ghép từ nhiều phiến đá theo hình chữ Công tạo nên sự liên kết vững chãi. Từ loại chất liệu đá xanh nặng nề, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân xưa đã để lại cho đời cổ vật độc đáo, thành công kỳ diệu cả về kỹ thuật, mỹ thuật và cả sự triết lý tư tưởng: Thực và phi hiện thực “Cá hóa rồng”, “Độc long”, “Sư tử vờn hoa”… Đặc biệt là hình tượng con rồng với đặc điểm độc đáo của nghệ thuật thời Trần với đề tài “Cá hóa rồng”.
Đây cũng là hiện vật đầu tiên xuất hiện hình tượng “Sư tử hí cầu” và “Cá hóa rồng” trong mỹ thuật cổ.
Đến nay, chưa từng phát hiện thêm hiện vật thứ hai có cùng niên đại, gắn với các đồ án chạm khắc trang trí này.
Đồng thời hiện vật này đã thể hiện sự kết hợp hài hòa trong nghệ thuật chạm khắc cổ với những họa tiết hoa văn trang trí gắn với thế giới Phật giáo để mô tả hình ảnh cuộc sống cư dân miền trung du, Tây Bắc Việt Nam như hươu cặp hoa hải đường tạo nên bức tranh sinh động vừa linh thiêng nơi cửa Phật, vừa phản ánh cuộc sống hiện thực và nét đặc trưng của vùng Trung du Bắc bộ và đất Tổ Hùng Vương. Đây là nét đặc biệt riêng có, không tìm thấy ở các các hiện vật cùng thời.
Bàn thờ Phật bằng đá chùa Xuân Lũng là một hiện vật gốc độc bản; có hình thức độc đáo; có giá trị về lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị mỹ thuật; có giá trị cao về thực tiễn, đóng góp tích cực đối với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Theo đó, những đặc điểm về kỹ thuật chế tác, nghệ thuật tạo hình, hoa văn, phong cách trang trí trên Bàn thờ Phật bằng đá chùa Xuân Lũng được xác định là căn cứ đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu đối sánh, phân tích để đoán định niên đại, phong cách nghệ thuật tạo tác bàn thờ Phật thời Trần nói riêng và di sản văn hóa - nghệ thuật thời Trần nói chung.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thực tiễn đặc biệt này, ngày 25/12/2021, tại Quyết định số 2198/QĐ-TTg của Chính phủ, Bàn thờ Phật bằng đá chùa Xuân Lũng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Theo Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ.
Vụ cháy chùa Phổ Quang ở Phú Thọ: Thiệt hại khoảng 25 tỷ đồng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm