Danh từ Phật học - Phật giáo
Tất cả chúng ta đều muốn hiểu rỏ giáo lý của đạo Phật. Ðể đạt được mong muốn ấy, trước hết, chúng ta cần phải am hiểu về Ðức Phật.
Trong quá khứ, Ðức Phật đã từng trải qua ba A-tăng-kỳ (vô số) kiếp tu phước và tu huệ, và cả trăm kiếp trồng nhân lành để có được tướng mạo tốt đệp, trang nghiêm. Sau một thời gian dài tu tập nhiều hạnh khác nhau, Ngài được thành Phật.
"Buddha" vốn là tiếng Phạn, nhưng khi đọc thì nghe giống như từ ngữ "bu da" ("bất đại," nghĩa là "không lớn") của tiếng Trung Hoa. Phật thì không lớn hơn mà cũng chẳng nhỏ thua con người; do đó, "không lớn không nhỏ" tức là Phật!
"Không lớn" nghĩa là không cao ngạo, ngã mạn; và "không nhỏ" tức là không tự ti mặc cảm, không cam chịu kém cỏi hoặc nghĩ rằng mình là vô giá trị. Ðức Phật không hề có những tư tưởng hoặc thái độ như thế. Ngài "không lớn" (không cao siêu hơn chúng sanh) mà cũng "không nhỏ" (không thấp kém thua chúng sanh); vì thế, Ngài được xưng là "Phật."
"Phật"nghĩa là gì? Chúng ta học Phật, tin Phật, niệm Phật, nhưng lại không hiểu ý nghĩa của chữ "Phật"-như thế chẳng đáng cho chúng ta lấy làm an hận sao? "Phật" có ba nghĩa là: bậc tự mình giác ngộ (tự giác), bậc làm cho kẻ khác trở nên giác ngộ (giác tha), và bậc đã làm tròn hạnh nguyện giác ngộ (giác hạnh viên mãn). Phật đã làm xong ba loại giác này. Ngài đã tự giác ngộ, và đã giúp cho chúng sanh được trở nên giác ngộ. Khi hoàn tất mỹ mãn hạnh nguyện tự giác và giác tha tức là Ngài đã "giác hạnh viên mãn"; do đó Ngài được thành Phật. Ðức Phật là đấng "tam giác viên mãn, vạn đức đầy đủ."
Bậc tự giác ngộ thì thuộc hàng Nhị Thừa, còn bậc giác ngộ kẻ khác thì đang đi trên con đường Bồ Tát Ðạo. Bậc làm tròn hạnh nguyện giác ngộ tức là bậc đã hoàn thành trọn vẹn cả hai hạnh nguyện tự giác và giác tha, và đó chính là một vị Phật đầy đủ vạn đức. Ngài cũng chứng đắc được Ðại Viên Kính Trí, Bình Ðẳng Tánh Trí, Diệu Quán Sát Trí, và Sở Thành Tác Trí. Ðức Phật đã làm tròn ba hạnh nguyện giác ngộ và có được bốn thứ trí huệ. Vì có đại trí đại huệ và quán triệt mọi pháp thế gian cũng như xuất thế gian nên Ngài được tôn xưng là "Phật".
Sau khi thành Phật. vì muốn mọi người đều được thành Phật nên Ðức Phật tuyên thuyết giáo pháp. Giáo pháp của Phật gồm có Tam Tạng và Mười Hai Bộ Kinh. Tam Tạng tức là Kinh, Luật, Luận. Mười Hai Bộ là trường hàng, trùng tụng, thọ ký, cô khởi, bất vấn tự thuyết, nhân duyên, tỷ dụ, bổn sự, bổn sanh, phương quảng, vị tằng hữu, và luận nghĩa. Mười Hai Bộ không phải là những kinh điển nào khác. Mỗi một bộ kinh đều có bao hàm Mười Hai Bộ này.
Học Phật Pháp, chúng ta cần phải nghiên cứu kinh điển. Kinh điển chính là con đường--con đường dẫn tới sự thành Phật. Nếu muốn thành Phật, chúng ta phải đi theo con đường tu hành. Và, đó chính là nguyên do vì sao Ðức Phật tuyên thuyết kinh điển, hình thành giáo lý đạo Phật.
Ðức Phật bảo A-Nan cùng đại chúng: "Sau khi Ta nhập Niết-Bàn, tất cả chúng sanh, hoặc tiên thượng hay nhân gian, được Xá-lợi của Ta mà vui mừng thương cảm, cung kính lễ bái cúng dường, thời được vô lượng vô biên công đức.
Này A-Nan! Nếu thấy Xá-lợi của Như-Lai thời là thấy Phật, thấy Phật là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Tăng, thấy Tăng là thấy Niết-Bàn. A-Nan nên biết rằng do nhân duyên trên đây mà Tam Bảo thường trụ không biến đổi, có thể làm chỗ quy y cho tất cả chúng sanh."
(Kinh Ðại Bát Niết-Bàn, Phẩm Di Giáo)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng
Kiến thức 09:35 24/12/2024Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời.
Ngũ giới là gì?
Kiến thức 09:20 24/12/2024Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử.
Xem thêm