Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 29/04/2021, 14:11 PM

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Phật dạy A Nan trì chú Lăng Nghiêm

A Nan, người tu hành phải gìn giữ bốn điều luật nghi cần yếu: dâm, sát, đạo, vọng cho trong sạch, cũng như băng tuyết, nơi tâm không khởi vọng niệm duyên theo ngoại cảnh, thì chúng ma kia không làm sao sanh được (vì trong tâm vọng động, nên ngoại ma mới ứng).

Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề, không thể trừ được, ông nên dạy họ chí tâm trì chú Lăng nghiêm này, thì các nghiệp chướng đều tiêu diệt. Bằng chứng là ông cùng với nàng Ma Đăng Già, tình ân ái chồng vợ đã khắn khít với nhau từ nhiều kiếp, đâu phải mới một đời này; nhờ thần chú Lăng Nghiêm mà nàng Ma Đăng Già nguồn tình khô cạn và được thành A La Hán. 

Ma Đăng Già là kẻ dâm nữ, không có tâm tu hành còn được quả thánh, huống chi các ông là bực Thinh Văn, có chí cầu đạo vô thượng, lại trì tụng chú này, thì quyết định thành Phật rất dễ, cũng như thuận gió tung bụi, chẳng có khó gì. 

Thần chú Lăng Nghiêm bản tiếng Việt, lợi ích to lớn khi trì chú thần chú Lăng Nghiêm

than-chu-lang-nghiem

Lược giải: Trong đoạn kinh này Phật dạy phương pháp tu hành để thành Phật, tóm lại có ba điều: 

1. Bất tùy phân biệt: Nghĩa là, khi đối cảnh không khởi vọng tâm phân biệt, thì tham, sân, si chẳng sanh. Tham, sân, si không sanh thì các nghiệp sát, đạo, dâm chẳng tạo. Nghiệp nhơn không tạo thì quả báo chẳng có. Nói tóm lại là “xoay các tri giác trở về chơn tâm”, không duyên theo trần cảnh thì vọng niệm không sanh; vọng không sanh thì chơn tâm hiện bày. 

Tổ sư có dạy: “Kiến sắc phi càn sắc, văn thinh bất thị thinh”: nghĩa là thấy sắc không can hệ gì đến sắc, nghe tiếng cũng không dính líu gì đến tiếng. Hay như câu: “Ngộ thinh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa, kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết”: Gặp sắc đẹp hay nghe tiếng hay, như hoa trồng trên đá (không dính líu gì); thấy tài lợi và danh vọng như bụi rớt trong con mắt. Nếu người đến trình độ này rồi, thì dầu vào thanh lâu hay tửu điếm cũng đều là đạo tràng thanh tịnh (dâm phòng tửu tứ vô phi thanh tịnh đạo tràng). 

2. Trì giới:  Phải giữ gìn giới luật, trong tâm ngoài thân đều thanh tịnh như băng tuyết. 

3. Trì chú Lăng Nghiêm: Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề, thì phải trì tụng chú Lăng Nghiêm sẽ mau đặng thành đạo quả. Trong ba pháp tu này, bực thượng căn, trung căn và hạ căn đều tu được cả. Thật là lòng từ bi của Phật vô lượng, mưa pháp khắp trùm, cỏ cây lớn nhỏ đều được thấm nhuần. 

Công năng, diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài.

Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài.

Thần chú Lăng Nghiêm có vị trí quan trọng trong Phật giáo Bắc tông, được đưa vào thời khóa công phu khuya, trì tụng mỗi ngày. Thần chú này được tin tưởng rằng có công năng và diệu dụng không thể nghĩ bàn, giúp hành giả tiêu trừ ma chướng để an trụ đại định, phá tan si ám để thành tựu trí tuệ, công đức.

Trong thiền môn, tín niệm trì tụng thần chú Lăng nghiêm sẽ hóa giải ái nghiệp, phá tan các chướng ngại trên đường tu khá phổ biến. Tuy vậy, nếu diễn dịch thành “Người trì chú Lăng nghiêm thì không thể có vợ. Hoặc có vợ rồi mà trì chú này cũng sẽ dẫn tới ly dị” như một loại bùa chú khiến gia đình ly tán là một sai lạc nghiêm trọng, vừa không đúng với ý kinh lại vừa không phù hợp với tính nhân bản của Phật giáo.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài. Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương. Bản Hán văn chỉ có đệ Nhất và đệ Nhị, còn ba đệ cuối thì không có. Chú Lăng Nghiêm có tầm quan trọng lớn, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh.

Điều quan trọng là hành trì đều đặng mỗi ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, tụng ra tiếng, hoặc tụng thầm, công đức đều được tăng trưởng. Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả.

Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nhờ đại định Chú Lăng Nghiêm mà thành tựu. Người tu hành không thể nào thiếu đại định Lăng Nghiêm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Kiến thức 11:08 02/04/2024

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Xem thêm