Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/12/2012, 09:56 AM

Dấu ấn các kỳ Đại hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 4 đến 7-11-1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội, hội tụ 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái (Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, 

Chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012-2017)

Dấu ấn các kỳ Đại hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam


Từ ngày thành lập đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua 6 kỳ Đại hội. Kính mời chư Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc cùng GN nhìn lại dấu ấn qua 6 sự kiện quan trọng ấy.

Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 4 đến 7-11-1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội, hội tụ 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái (Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP.Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam, Hội Sư sãi Yêu nước miền Tây Nam Bộ, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Thiên Thai giáo Quán tông, Hội Phật học Nam Việt).

1a.jpg
Chủ tọa đoàn

Hội nghị đã cung thỉnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận vào ngôi vị Pháp chủ; Trưởng lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh; suy cử Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Hội nghị đã thông qua đường hướng hành đạo là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, thông qua Hiến chương GHPGVN gồm Lời nói đầu, 11 chương và 46 điều.

1d.jpg
Đại biểu chụp hình lưu niệm trước chánh điện chùa Quán Sứ

Nhiệm kỳ 1, Giáo hội có 6 ban, ngành thuộc Hội đồng Trị sự (Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hướng dẫn nam nữ Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa). Cũng tại Hội nghị này, Trường Cao cấp Phật học VN, cơ sở 1 (sau này là Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội) được thành lập, tiếp theo Trường Cao cấp Phật học VN cơ sở 2 (sau này là Học viện Phật giáo VN tại TP.Hồ Chí Minh) được thành lập năm 1984.

Hội nghị lịch sử này được xem là Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 1, nhiệm kỳ 1981-1987 của GHPGVN.

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 1987-1992

Diễn ra các ngày 28, 29-10-1987 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội; thành phần: 200 đại biểu.

2a.jpg
Đại biểu chụp hình lưu niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Giáo hội: Pháp chủ Hội đồng Chứng minh: Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận; Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Nhiệm kỳ 2, Giáo hội có 8 ban, ngành, viện thuộc Hội đồng Trị sự; ngoài 6 ban, ngành cũ thêm 2 đơn vị mới là Ban Kinh tế tự túc nhà chùa - Từ thiện xã hội và Viện Nghiên cứu Phật học VN (trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh). Số lượng thành viên mỗi ban, ngành từ 9 vị tăng lên 15 vị. Về tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 29 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 1992-1997

Diễn ra trong các ngày 3, 4-11-1992 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Thành phần: 250 đại biểu. Tại Đại hội đã suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch vào ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

3d.jpg
Chứng minh và Chủ tọa đoàn Đại hội lần thứ III

Nhiệm kỳ 3, Giáo hội có 10 ban, ngành; ngoài 8 ban, ngành cũ, tách Ban Kinh tế tự túc nhà chùa - Từ thiện xã hội thành Ban Kinh tế Tài chính và Ban Từ thiện xã hội, thành lập 1 ban mới là Ban Phật giáo Quốc tế. Ngoài ra, Giáo hội cũng thành lập Phân viện Viện Nghiên cứu Phật học VN tại Hà Nội. Số lượng thành viên mỗi ban, ngành là 25 vị. Về hệ thống hành chánh, có 40 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Trường Cao cấp Phật học cơ sở 3 (sau được đổi tên là Học viện Phật giáo VN tại Huế) được thành lập, Giáo hội tiến hành đổi tên hệ thống Trường Cao cấp Phật học thành Học viện Phật giáo VN (3 trường tại Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh); hệ thống Trường Cơ bản Phật học thành Trường Trung cấp Phật học. Thành lập Hội đồng Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh VN thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN.

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 1997-2002

Chính thức diễn ra vào các ngày 22, 23-11-1997, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội với 300 đại biểu.

4a.jpg

Pháp chủ Hội đồng Chứng minh là Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

4f.jpg
Toàn cảnh Đại hội kỳ IV

Nhân sự Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự được tăng lên, số lượng thành viên mỗi ban, ngành cũng tăng lên là 30 vị. Về hệ thống tổ chức địa phương có 49 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước. Hệ thống Trường Trung cấp Phật học tại các tỉnh, thành phố tăng lên 25 trường, đề nghị mở thêm các lớp Cao đẳng Phật học tại 3 địa phương: TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2002-2007

Chính thức diễn ra vào các ngày 4 và 5-12-2002, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội với thành phần hơn 500 đại biểu.

5c.jpg
Chư tôn đức giáo phẩm tham dự Đại hội kỳ V


Pháp chủ Hội đồng Chứng minh là Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Nhiệm kỳ 5 của Giáo hội, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập. Đây là cơ sở chuyên đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nam tông tại TP.Cần Thơ. Hệ thống trường trung cấp tăng lên con số 30, 8 lớp Cao đẳng tại TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Lâm Đồng, Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Bạc Liêu. Về hệ thống tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 52 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2007-2012

Diễn ra từ ngày 11 đến 14-12-2007, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội; với thành phần tham dự hơn 800 đại biểu. 


6b.jpg
Toàn cảnh Đại hội kỳ VI


Đại hội đã suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ vào ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Lần đầu tiên, Đạo kỳ và Đạo ca được đưa vào Hiến chương GHPGVN; thêm quy định về Ban Đại diện Phật giáo cấp quận, huyện; tăng số lượng thành viên Hội đồng Chứng minh (98 thành viên) và ủy viên Hội đồng Trị sự (147 ủy viên chính thức, 48 ủy viên dự khuyết)… Nhiệm kỳ 6 GHPGVN cũng là nhiệm kỳ Giáo hội có nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực hoạt động.

6a.jpg
Chư tôn đức giáo phẩm thăm Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh


Hệ thống hành chánh Giáo hội có 58 tỉnh, thành hội Phật giáo trên toàn quốc được thành lập và hoạt động ổn định, hiệu quả.

6i.jpg

Giáo hội đã thành lập Phân ban Đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự T.Ư; Ban Truyền thông T.Ư… Các hoạt động quốc tế nổi bật như Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) năm 2008; Hội nghị Ni giới Thế giới lần thứ XI năm 2010… được GHPGVN đăng cai và tổ chức thành công, khẳng định vị thế của GHPGVN trong cộng đồng quốc tế, đồng thời giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và cởi mở đến với bạn bè quốc tế.

Giáo hội đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên ngành, chuyên đề trong đó nổi bật là hội thảo khoa học và Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN; hội thảo và Đại lễ kỷ niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn; Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội…


Nhóm PV thời sự Giác Ngộ tổng hợp
Ảnh tư liệu các kỳ đại hội của Võ Văn Tường

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Xem thêm