Đức Phật dạy Ca Diếp Bồ tát phân biệt chính tà
Lúc bấy giờ, Ca-Diếp Bồ Tát thưa: “Bạch Thế-Tôn! Như lời Phật dạy có bốn thứ ma. Nay con phải làm thế nào để phân biệt là lời của Phật, là lời của Ma. Có những chúng sinh chạy theo hạnh Ma, cũng có nhiều người thuận theo lời Phật dạy. Phải làm thế nào để biết rành hai mạng ấy?”.
Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông
Phật dạy: “Này Ca-Diếp! Sau khi Như-Lai vào Niết-bàn 700 năm, ma Ba Tuần sẽ ngăn trở và làm hư hại chính pháp. Ví như thợ săn thân mặc pháp y, cũng vậy, Ma vương Ba Tuần giả hình Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-Ba-Tắc, Ưu- Bà- Di. Nó cũng hóa làm thân Tư-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, A-La- Hán và hoá làm hình Phật. Ma Vương đem thân hữu lậu hoá làm thân vô lậu để làm hư hại chính pháp.
Đức Phật đản sinh
Thời kỳ Ma vương Ba Tuần làm hư hại chính pháp, nó sẽ nói rằng xưa kia Bồ Tát ở cung trời Đâu Suất chết, rồi sinh nơi cung vua Bạch-Tịnh tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ nương sự ái dục hòa hiệp của cha mẹ sinh dục mà có thân. Không bao giờ có người nào sinh trong loài người mà được đại chúng cõi Trời cõi người tôn kính. Và lại nói rằng xưa kia khổ hạnh bố thí những đầu, mắt, tủy, não, bố thí những vợ, con, quốc thành, nên nay đặng thành Phật, vì thế nên được chư Thiên, chư Thần cùng mọi người cung kính. Nếu có kinh luật nào nói như lời trên đây, phải biết đó là lời của ma.
Này Ca-Diếp! Nếu kinh luật nào nói đức Như-Lai chính giác đã thành Phật từ lâu, vì muốn cứu độ chúng sinh nên nay mới thị hiện thành Phật, và vì tùy thuận theo thế gian nên cũng thị hiện có cha mẹ, nhân nơi ái dục hòa hiệp mà sinh. Phải biết kinh luật này chính thật là của Như Lai nói.
Nếu ai tin theo lời ma, thời là quyến thuộc của ma. Bằng người nào có thể tùy thuận kinh luận của Phật, người đó là Bồ-Tát.
Nếu có chỗ nào nói: Không nên tin rằng lúc mới sinh, cả bốn phương Như-Lai đều đi bảy bước. Phải biết đây là lời của ma. Ai tùy thuận theo lời của ma thời là quyến thuộc của ma.
Nếu nói: Lúc Như-Lai mới ra đời cả bốn phương đều đi bảy bước, đó là Như-Lai phuơng tiện thị hiện. Phải biết đây là kinh luật của Như-Lai nói. Người nào tùy thuận lời Phật dạy, thời là bậc Bồ-tát.
Nếu có chỗ nói: Khi Bồ Tát giáng sinh, Phụ Vương cho người đem đến miếu thờ Trời, tất cả chư Thiên thần, như Đại-Tự-Tại-Thiên, Đại-Phạm-Thiên-Vương, Thiên-Đế-Thích… thảy đều chắp tay lễ chân Bồ Tát. Đây là lời của Phật. Người thuận theo lời này là bậc Bồ Tát.
Nếu gạn rằng: Trời sinh trước, Phật sinh sau, cớ sao chư Thiên lại lễ kính Phật? Phải biết lời gạn này là lời của ma Ba Tuần. Nếu ai thuận theo lời gạn này thời là quyến thuộc của ma.
Đức Phật an nhiên tự tại giữa cuộc đời
Thái tử lập gia thất
Nếu chỗ nào nói: Lúc làm Thái tử, vì lòng tham dục, nên Bồ tát cưới vợ, hưởng thọ khoái lạc nơi chốn thâm cung. Nên biết trên đây là lời của Ma Vương, người thuận theo đây thời là quyến thuộc của Ma.
Nếu nói rằng: Từ lâu, Bồ Tát đã bỏ lìa tâm tham dục, vợ con, cho đến sự vui vi diệu của tam thập, tam thiên, như bỏ đờm mũi, huống là sự vui ở cõi người. Bồ Tát cạo bỏ râu tóc, xuất gia hành đạo. Đây là lời Phật nói, là kinh luật của Phật. Người thuận theo đây thời là Bồ Tát.
Nếu nói rằng: Thái tử Bồ Tát thị hiện vào miếu thờ Trời, ở trong pháp ngoại đạo xuất gia tu hành, thị hiện biết tất cả oai nghi lễ tiết, khéo hiểu tất cả văn tự kỹ nghệ, thị hiện làm bậc tôn quý nhất trong các giai cấp của xã hội, dầu vậy, Bồ Tát chẳng có lòng luyến ái, như hoa sen không nhiễm bùn nhơ. Vì độ chúng sinh nên Bồ Tát phương tiện thị hiện thuận theo thế pháp. Những lời trên đây là của Phật nói, người thuận theo đây là bậc Bồ Tát. Nếu nói trái lại thời là lời của ma cùng quyến thuộc của ma.
Phật thuyết Kinh điển phương đẳng Đại thừa
Nếu có người cố chấp chín bộ kinh luật mà không chịu tin kinh điển phương đẳng Đại thừa cho rằng không phải của Phật nói, vì trong kinh luật của họ không có nói đến. Phải biết người này có tội, không phải đệ tử của Phật.
Nếu có người tin kinh điển phương đẳng đại thừa, cho rằng vì độ chúng sinh nên Như-Lai nói kinh đại thừa. Người này chính thật là đệ tử của Phật.
Như Lai là thường trụ không biến đổi
Nếu có chỗ nói, Như-Lai không phải là kết quả của vô lượng công đức, là vô thường biến đổi, do chứng pháp không nên tuyên nói lý vô ngã, chẳng thuận với thế gian. Đây là lời của ma, người tin lời này thời là quyến thuộc của ma.
Nếu nói rằng Như-Lai là bậc Đẳng-Chính-Giác không thể nghĩ bàn, là kết quả của vô lượng công đức, là thường trụ không biến đổi. Đây là lời Phật nói, ai thuận theo lời này thời là bậc Bồ Tát.
(Lược trích Kinh Ðại Bát Niết Bàn – Phẩm Tà chính
Việt dịch: HT. Thích Trí Tịnh)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Năm công việc hàng ngày của Đức Phật
Đức Phật 09:47 08/12/2024Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.
Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới
Đức Phật 10:20 02/12/2024Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.
Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại
Đức Phật 12:00 20/11/2024Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.
Đức Phật lịch sử
Đức Phật 08:45 20/11/2024Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.
Xem thêm