Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 23/02/2024, 12:45 PM

Ý nghĩa lễ Thánh Hội Rằm tháng Giêng

Ngày Rằm tháng Giêng, các chùa thường tổ chức lễ cầu an và khai Đàn Dược Sư để cầu quốc thái dân an. Phật giáo Nam Tông hay Nguyên Thuỷ, ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là Māghapūjā hay ngày Lễ Thánh Hội, kỷ niệm hai sự kiện hết sức quan trọng trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca lịch sử còn tại tiền.

Theo dân gian, Rằm Tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Ở đây, Nguyên là đầu hay thứ Nhất, Tiêu nghĩa là Đêm. Tết Nguyên Tiêu còn có tên gọi khác là Tết Thượng Nguyên nhằm để phân biệt với Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng mười). Những tên gọi trên đều xuất phát từ văn hoá Trung Hoa và đã du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ bắc thuộc.

Ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng này, thông thường người dân có tục thiết lễ mâm cỗ để cúng ông bà tổ tiên, treo lồng đèn, phóng sanh, đi lễ các đền và chùa để cầu bình an đầu năm...

Đối với Phật giáo Bắc Tông, trong suốt tháng Giêng này, các chùa thường tổ chức lễ cầu an và khai Đàn Dược Sư để cầu quốc thái dân an.

Riêng đối với Phật giáo Nam Tông hay Nguyên Thuỷ, ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là Māghapūjā hay ngày Lễ Thánh Hội, kỷ niệm hai sự kiện hết sức quan trọng trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca lịch sử còn tại tiền.

Ý nghĩa cúng dường đèn rằm tháng Giêng

28377473_1541060235942270_191122182984620362_n

Sự kiện thứ nhất: Là Ðại Hội Thánh Tăng được diễn ra tại Trúc Lâm Tịnh Xá vào ngày trăng tròn tháng Māgha của năm thứ hai sau khi Thành Đạo dưới cội Bồ-đề có tên gọi là Caturangasannipāta đại hội gồm bốn chi phần như sau:

1. Diễn ra đúng vào ngày trăng tròn tháng Māgha, tháng xưa ở Ấn Độ, tương đương ngày Rằm tháng Giêng ngày nay.

2. Ðại hội chỉ dành riêng cho các vị tỳ-khưu được Đức Phật cho xuất gia với cách thức đặc biệt Ehi bhikkhu upasampada (thiện lai tỳ-khưu).

3. Số tăng hội vừa đủ 1.250 vị, các ngài tự động đến để đảnh lễ Đức Thế Tôn và lắng nghe giáo giới mà không có lời triệu tập nào từ trước.

4. Các ngài đều là những bậc đại A-la-hán với đầy đủ lục thông.

Theo tư liệu lịch sử cho biết, trong suốt 12 năm đầu, Đức Phật chưa ban hành giới luật cụ thể nào nên khi đó chưa có Giới Bổn Patimokkha (āṇāpātimokkha). Thay vào đó Đức Thế Tôn thuyết kinh Giải Thoát Giáo với tên gọi là Ovādapātimokkha gồm ba câu kệ ngắn gọn nhưng lại thâm sâu vô cùng. Giờ đây, ba câu kệ đầy ý nghĩa ấy được lưu giữ trong Kinh Pháp Cú thuộc Tiểu Bộ như sau:

- Bài thứ nhất, câu 183:

Sabbapāpassa akaranam

Kusalassu upasampadā

Sacittapariyodapanam

Etam Buddhasāsanam.

Nghĩa là:

Không làm các điều ác

Nên làm các hạnh lành

Tâm ý giữ trong sạch

Đó lời chư Phật dạy.

- Bài thứ hai, câu 184:

Khantī paramaṃ tapo titikkhā,

Nibbānaṃ paramaṃ vadanti buddhā;

Na hi pabbajito parūpaghātī,

Na samaṇo hoti paraṃ viheṭhayanto

Nghĩa là:

Chư Phật thường giảng dạy;

Nhẫn, khổ hạnh tối thượng,

Niết bàn, quả tối thượng;

Xuất gia không phá người;

Sa-môn không hại người.

- Bài thứ ba, câu 185:

Anūpavādo anūpaghāto,

Pātimokkhe ca saṃvaro;

Mattaññutā ca bhattasmiṃ,

Pantañca sayanāsanaṃ;

Adhicitte ca āyogo,

Etaṃ buddhāna sāsanaṃ.

Nghĩa là:

Không phỉ báng, phá hoại,

Hộ trì giới căn bản,

Ăn uống có tiết độ,

Sàng tọa chỗ nhàn tịnh

Chuyên chú tăng thượng tâm,

Chính lời chư Phật dạy.

Trên đây là những lời giáo giới rất ngắn gọn và đầy minh triết không chỉ của Đức Phật Gotama hiện tại mà còn là lời giáo giới chung của chư Phật trong quá khứ cũng như trong tương lai dành cho toàn thể chư tăng ni đệ tử nữa vậy.

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo

428613586_734520395448349_7807259265207168050_n

Sự kiện quan trọng thứ hai là Đức Phật Hứa với Ma Vương là ba tháng sau Ngài sẽ nhập vô dư niết-bàn:

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahāparininibbāna sutta) thuộc trường bộ có đề cặp rằng: khi Đức Thế vừa tròn 80 tuổi, khi ngài đang ở thành Vê-sa-ly và nghỉ trưa tại đền Capala, sau khi gợi ý cho tôn giả Ananda về sự thuần thục Tứ Như Ý Túc, nếu muốn Ngài có thể kéo dài thọ mạng đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Tuy nhiên, lúc bây giờ tôn giả Ananda đã không hiểu ý của Đức Thế Tôn để thỉnh Ngài duy trì thêm thọ mạng. Sau khi tôn giả Ananda rời khỏi phòng, Ác Ma Thiên liền tiến vào và thỉnh cầu Đức Thế Tôn diệt độ. Khi ấy Thế Tôn quán thấy nhân duyên và thọ mạng của mình đã mãn, tứ chúng cũng đã đông đảo và rất vững chắc trong pháp học, pháp hành và pháp thành nên Ngài liền hứa với Ác Ma thiên rằng, sau ba tháng nữa kể từ hôm nay Như Lai sẽ nhập Vô dư niết-bàn. Từ đó Ngài xả bỏ thọ hành và không duy trì mạng sống nữa. Sự từ bỏ thọ hành của Thế Tôn làm cho đại địa chấn động, ghê rợn, tóc lông dựng ngược, sấm trời vang dậy. Chứng kiến các hiện tượng kỳ diệu đó, tôn giả Ananda liền đến thỉnh cầu Thế Tôn giải thích. Thế Tôn nói rằng, này Ananda, có tám nguyên nhân khiến cho đại địa chấn động, sấm trời vang dậy như sau:

1. Thứ nhất: Do đại địa này thiết lập trên nước, nước ở trên gió và gió ở tại hư không. Khi đại phong khởi lên, gió lớn thổi mạnh làm nổi sóng nước, và khi nước nổi sóng thì quả đất rung động.

2. Thứ hai: Khi có vị Sa-môn hay Bà-la-môn có thần thông, tâm được chế ngự, hay hàng chư Thiên có đại thần thông, có đại uy lực; những vị này quán địa tánh có hạn, quán thủy tánh vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung động, chuyển động mạnh.

3. Thứ ba: Khi vị Bồ-tát ở cõi Tusita (Ðẩu suất) từ bỏ thân, chánh niệm, tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh.

4. Thứ tư: khi vị Bồ-tát, chánh niệm, tỉnh giác, ra khỏi mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh.

5. Thứ năm: khi Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, khi ấy quả đất rung động, chuyển động, chấn động mạnh.

6. Thứ sáu: khi Như Lai chuyển bánh xe Pháp, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh.

7. Thứ bảy: khi Như Lai, chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ, không duy trì mạng sống, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh.

8. Thứ tám: khi Như Lai nhập vô dư y Niết Bàn, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Đó là tám nguyên nhân khiến đại địa chấn động.

Từ những sự kiện quan trọng nêu trên, ngày rằm tháng Giêng là một ngày vô cùng ý nghĩa đối với Phật giáo Nam Tông ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Vào ngày này, các chùa thuộc Phật giáo Nam Tông thường tổ chức các nghi lễ tưởng niệm bằng cách đặt bát hội, làm lễ trai tăng, cúng dường ánh sáng, thọ đầu đà, hành thiền và chia sẽ Phật pháp …như là những hoạt động chính và thiết thực cho đời sống tu tập vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm