Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 21/03/2016, 08:25 AM

Hầu đồng tứ phủ: Lợi dụng văn hóa tâm linh để thương mại hóa

Nhiều năm trở lại đây, khắp tại đền, phủ, chùa, điện, hầu đồng trở nên phổ biến như một nét văn hóa tâm linh đặc trưng của người Việt, hiển hiện trong đời sống văn hóa tâm linh với tín ngưỡng thờ Mẫu. 

Đã có không ít những kẻ buôn thần bán thánh, hành nghề mê tín dị đoan lợi dụng hầu đồng để trục lợi cá nhân và đã có những con nhang đệ tử, đồng cô, đồng cậu khánh kiệt gia sản chỉ vì hầu đồng.

Xuân thu nhị kì, một năm thường là hai lần đến hẹn lại lên, người hầu đồng thường làm lễ hầu dâng thánh vào đầu năm mùa xuân và cuối năm vào mùa thu. Giới hầu đồng cũng phân chia thứ bậc, cao sang, thấp hèn, trẻ già, trai gái. Người hầu đồng lâu năm, am hiểu các giới luật về đồng, có thể dạy lại những người mới ra hầu đồng từ cách thức đi đứng, đến lời ăn tiếng nói, thì được gọi là đồng thầy. Đồng thầy là những người có vai vế, nói có người nghe, để có kẻ sợ trong giá đồng, hay trong nhóm đồng.

Các đồng mới vào hầu hay đã vào lâu những chưa mở phủ cho ai thì gọi là đồng cô, đồng cậu, đồng nam, đồng nữ, đồng non  hay đồng chíp (mới vào) đồng già (đồng lâu năm). Vài năm trở lại đây, do hiện tượng hầu đồng biến tướng người ta thấy xuất hiện cụm từ “đồng đua, đồng đú”.

Anh Nguyễn Nam là một doanh nghiệp giàu có ở đất Quảng Ninh, đang ăn nên làm ra, thì cuộc sống của anh gặp nhiều sự cố. Bởi vậy có người giới thiệu anh đến với thầy Tùng, một đồng thầy đất mỏ. Đồng thầy phán: Do anh nhận một công trình xây dựng phạm vào long mạch của vùng đất nên tai họa giáng xuống liên tiếp, con anh đang học cấp III thì bỏ học, anh đi xét nghiệm mắc bệnh ung thư gan. Đồng thầy khuyên anh nên trình đồng mở phủ, thì vạn sự lành sẽ đến.

Còn nước còn tát, có bệnh thì vái tứ phương, anh liền lập điện ở nhà, thỉnh tất cả các tượng Thánh, tượng Mẫu, cũng làm lễ hô thần nhập tượng, rồi mời người về hầu đồng hát văn dâng thánh. Vì là đàn lễ to, lại là dân doanh nghiệp, lại bệnh tật thập tử nhất sinh anh mở khóa hầu đồng đến hơn nửa tỉ đồng cho khóa hầu. Riêng tiền vàng mã đã đến hơn 200 triệu đồng. Tiền lộc, tiền phát, tiền cung văn, tiền cúng, tiền ăn, các khoản tiền dồn dập.

Bệnh càng nặng anh lại càng mở nhiều đàn lễ, nhiều khóa hầu đồng. Anh chọn cung văn phải giỏi nhất, đồng thầy phải xịn nhất, tiền tiêu tốn vào việc hầu lên đến hàng tỉ đồng mà bệnh tình vẫn không chút thuyên giảm. Đến lúc bệnh quá nặng, anh phải sang Singapore để thay gan, trước khi đi anh còn dặn vợ ở nhà phải mở khóa hầu đồng, với anh lễ càng to thì bệnh càng mau khỏi.


Tiền của đổ vào không ít, không chỉ hầu điện ở nhà mà chị vợ cũng đi khắp các đền nổi tiếng từ Công Đồng Bắc Lệ Lạng Sơn, đền Chúa Nguyệt Hồ ở Bắc Giang, đền thờ Mẫu Liễu ở phủ Dầy Nam Định… nhưng rồi, số anh vắn, hưởng dương khi mới 45 tuổi.  Anh ra đi rồi số tiền nợ ngân hàng lớn đến độ, chị vợ phải bán hết gia sản, từ biệt thự, xưởng làm gạch, công ty xăng dầu vẫn chưa đủ trả nợ.

Lan Anh là một nhà tạo mẫu, chị có hai con gái. Chị nghe thấy bảo hầu đồng sẽ sinh con trai. Vậy là chị kêu đồng thầy cho mình ra bắc ghế hầu thánh. Dăm năm nay, năm nào chị cũng hầu hai giá đầu năm và cuối năm. Mấy lần có thai chắc mẩm là con trai, đến khi siêu âm 3 chiều là con gái, chị đều bỏ để mong có được con trai. Sau quá nhiều lần nạo hút, bác sĩ kết luận chị không thể có con nữa vì thành tử cung đã quá mỏng. Giờ chị rất ân hận, tiền mất tật mang.

Một người nữa cũng nổi tiếng trong giá hầu đồng, chị Thanh Thủy, phố Bà Triệu, Hà Nội, cả chị hay mấy người em gái đều ra hầu đồng. Thầy đồng bảo nhà chị, người căn cô, người căn quan, phải bắc ghế hầu thánh thì mới nhẹ vía, rồi chồng chị cũng được hanh thông trên quan lộ. Chị là người thành tâm, hết lòng với tín ngưỡng, chị hầu đồng có khi từ tờ mờ sáng, lại có lúc từ giữa đêm, ở nơi nào mà nghe nói đền thiêng chị đều đến. Chị mất cách đây nhiều năm do bệnh ung thư vòm họng.

Đến khi phát hiện ra bệnh, chị chỉ còn sống được thêm ba tháng. Lúc còn sống, chị hầu đồng rất đẹp, những buổi hầu thánh của chị bao giờ cũng sang, hoa lan rực rở khắp gian thờ Mẫu, hay cả ban công đồng. Xiêm y của các thánh được may bằng thứ lụa đắt tiền ở nhà may thời trang có tiếng, khách đến được phát quà hậu hĩnh. Một năm chị làm nhiều vấn hầu đồng. Sau khi chị mất ít ngày, người em gái chạy đến hỏi đồng thầy cho ra nhẽ vì chính đồng thầy bảo chị nên bắc ghế ra hầu thánh thì mọi chuyện êm xuôi, ai ngờ chị ra đi khi mới bước vào tuổi 50.

Đồng thầy mặt lạnh băng nói: "Đồng non, đồng nhỏ như các người thì biết gì?! Do số của chị nhà ngươi đã hết duyên trần, con người ai cũng phải chết. Có người chết thì thành ma, có người chết thì thành tiên, thành Phật. Chị nhà người đi hầu đồng nhiều, có duyên nơi cửa thánh, nên hợp với thánh, thánh bắt đi để làm việc cho ngài. Bây giờ khéo hóa thành tiên nên ở nhà mau mà lo làm lễ để có lộc".

Một cậu đồng kể: "Bây giờ muôn hình vạn trạng người ra hầu đồng: vô duyên không ai yêu, muốn lấy được chồng cũng muốn ra đồng, không đẻ được con trai cũng muốn ra đồng, nhiều tiền quá không biết làm gì cũng ra đồng, chơi lô đề cờ bạc cũng muốn ra đồng, gái gọi muốn đắt khách cũng muốn ra đồng, lại có người: "A, anh ra hầu đồng được thì tôi cũng phải ra hầu đồng được". Tất cả những cái đó là đồng đua, đồng đú".

PGS TS.Tô Văn Trụ - Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN cho rằng, ở nhiều nơi hầu đồng vẫn có những hiện tượng các bà đồng, thanh đồng chê bai, dè bỉu lẫn nhau, ngay trong cộng đồng thanh đồng, nhóm này bài xích nhóm khác diễn ra như cơm bữa.

GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu & bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam khẳng định: "Không có tín ngưỡng nào trên đời này dạy con người làm những điều xấu xa, chỉ có con người lợi dụng nó cho những mục tiêu xấu xa".

Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết thêm: "Bản chất nguyên sơ của hầu đồng là hình thức hoạt động văn hóa tín ngưỡng tâm linh, nhưng hiện nay đang bị bóp méo và lợi dụng. Nhiều người lên đồng vì những lợi ích vật chất, và ở đó có nguy cơ trở thành môi trường kiếm tiền, làm giàu, trục lợi. Cái mà người ta gọi buôn thần, bán thánh".

Mỹ Trân
Nguồn http://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/Hau-dong-tu-phu-Loi-dung-van-hoa-tam-linh-de-thuong-mai-hoa-386264/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm