Chủ nhật, 25/08/2024, 15:34 PM

Hệ lụy khó tránh khi tâm cứ muốn phải có thêm nữa

Bạn muốn có hạnh phúc. Bạn nghĩ rằng hạnh phúc là “phải có thêm nữa”. Vì thế, bạn luôn thấy không đủ. Không đủ tiền; không đủ danh; không đủ quyền; không đủ lợi…

Bao nhiêu thứ không đủ cứ thế chạy quanh bạn và bạn cũng cứ thế chạy quanh cái không đủ đó. Mệt xác thân, nặng đầu óc, khổ lương tâm, đau thân phận, bạn đã trải nghiệm. Nhưng bạn vẫn thấy “phải có thêm nữa”.

a022f1d3-e064-4947-9019-5b882d6f12cb-8704

Bạn ạ, bạn sẽ không bao giờ có hạnh phúc thật đâu, nếu bạn cứ tiếp tục muốn “phải có thêm nữa”. Bạn sẽ rất khổ khi ý niệm “phải có thêm nữa” tiếp tục còn được duy trì trong tâm bạn. “Phải có thêm nữa” sẽ là một thảm hoạ cho bạn, nếu bạn không biết đủ và không biết dừng lại để hạnh phúc với những gì đang có.” Cái kết của lòng tham “phải có thêm nữa” là rất đắng bạn ạ. Bạn có thể sẽ mất hết khi bạn không kiềm chế được lòng không biết đủ của mình.

Lão Tử nói: “Không có họa nào lớn bằng không biết đủ. Không có rủi nào lớn bằng tham cầu. Cho nên, hễ biết đủ thì người ta sẽ luôn đầy đủ.”[1] Ông còn nhấn mạnh: “Biết đủ sẽ không nhục. Biết dừng sẽ không nguy.”[2]

Đức Phật cũng cho biết: “Nhiều tham muốn sẽ khổ. Biết đủ và tuỳ duyên sẽ tự tại”.[3]

Khi vua Ba-tư-nặc hỏi Đức Phật vì sao các học trò của Ngài thanh thản, vui tươi và vẻ rạng rỡ trên mặt, Đức Phật cũng cho biết: “Đó là vì họ không nuối tiếc quá khứ, không lo lắng cho tương lai. Họ bằng lòng với những gì họ đang có và làm các công đức. Họ không bao giờ nói rằng như thế này hay như thế kia là không đủ đối với họ. Đó là cách họ sống. Và do đó mà họ giữ được trạng thái thanh thản, vui tươi và nét mặt rạng ngời như là kết quả của sự biết đủ”.

Những vĩ nhân khác của nhân loại cũng đều có lời khuyên tương tự về biết đủ. Ví dụ, Gandhi nói: “Nhu cầu càng ít thì hạnh phúc càng lớn”; Triết gia Hy Lạp Epicurus nói: “Nếu bạn muốn làm cho ai đó hạnh phúc thì không cần cho anh ta sự giàu có mà chỉ cần lấy bớt của anh ta sự tham muốn”.[4]

Cho nên, ngày nào bạn còn chưa biết đủ, ngày ấy bạn sẽ còn rất khổ. Khổ sẽ đeo bám bạn mãi cho đến khi bạn biết đủ. Giây phút bạn biết đủ sẽ là giây phút bạn biết được bình an và hạnh phúc. Những an vui của đời sống, tình yêu, sự lương thiện và hơn thế nữa sẽ đến tự nhiên mà không cần bạn hết lòng gọi tên.

Nhuận Đạt (tu sĩ)

———————

[1] 禍大于不知足﹔咎莫大于欲得. 故知足之足,常足矣.《道德經》.

[2] 知足不辱,知止不殆.《道德經》.

[3] 多 欲 爲 苦…少 欲 無 爲 .身 心 自 在. 《四十二章經》.

[4] Lợi Ích Của Sự Biết Đủ (SRI DHAMMANANDA), Thích Trung Hữu dịch.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Có người biến khổ đau thành vết thương sâu mãi

Sống an vui 21:00 30/12/2024

Chúng ta thường vội vã chạy trốn khổ đau, không muốn nhìn thẳng vào nó hay cố gắng vượt qua nó càng nhanh càng tốt, mà chẳng nghĩ đến việc thực sự tận dụng khổ đau như một người thầy.

Thiện lương là gia tài quý giá nhất của đời người

Sống an vui 15:00 30/12/2024

Người ta thường nói: “Người thiện lương, dù phúc chưa tới nhưng họa chắc chắn đã rời xa.” Lời này không phải là viển vông, mà là chân lý giản dị của cuộc đời.

Chữa lành từ những tổn thương

Sống an vui 12:55 30/12/2024

Cuộc đời giống như một dòng sông trôi qua bao mùa, khi thì dịu dàng, khi lại cuộn trào dữ dội. Trên hành trình ấy, những vết xước trong tâm hồn không phải là điều gì đáng xấu hổ, mà chính là bằng chứng cho thấy bạn đã yêu thương hết mình, đã sống trọn vẹn với những cảm xúc chân thành nhất, dù đôi khi cái giá phải trả là nước mắt hay nỗi đau.

Những điều thấu hiểu sẽ thăng hoa...

Sống an vui 12:00 30/12/2024

Nếu hiểu “buông xuống” là “từ bỏ” trách nhiệm với thân quyến, với cuộc đời, quý vị đã sai mất rồi!

Xem thêm