Thứ ba, 27/06/2023, 15:00 PM

Hết bị bóng đè ngay lập tức nhờ niệm Phật

Tôi bắt đầu tìm hiểu về Phật Pháp được khoảng gần 3 năm nay, nhưng chính thức tu tập mới được 9 tháng thôi. Trước kia, tôi rất hay bị bóng đè, nhưng lạ thật, từ khi tôi bắt đầu tu tập đến nay, tôi không còn bị nhiều nữa.

Vừa tỉnh dậy được một lúc, tôi vẫn còn chút mệt mỏi, đờ đẫn. Vì bản thân vừa phải vật lộn với cơn “bóng đè” trong giấc ngủ trưa nay.

Tôi là Chi, sống tại Hà Nội. Tôi trước kia, khi ngủ, rất hay gặp phải hiện tượng “bóng đè”. Thời gian đó, tôi rất hoang mang, không hiểu tại sao mình lại bị như vậy. Mỗi lần tỉnh dậy được, cơ thể tôi vô cùng mệt, tinh thần đờ đẫn mất cả nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ mới có thể trở lại như bình thường.

Tôi đã từng thắc mắc và tìm hiểu, thì biết rằng hầu hết mọi người cũng từng bị bóng đè, dù nhiều hay ít. Tôi lên mạng tra cứu về hiện tượng này, cũng chỉ tìm được vài thông tin không rõ ràng, đại khái như: do cơ thể đang mệt mỏi, suy nhược, hay tâm trí đang căng thẳng mà bị. Nhưng cũng chỉ là những ý kiến hời hợt, dạng phỏng đoán, chứ chưa thấy nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân chính xác từ đâu.

Hôm nay là ngày 23/08/2021, tôi vừa trải qua giấc ngủ ban trưa và vừa vật lộn với hiện tượng bóng đè xong. Tại sao đến lần này tôi lại muốn chia sẻ cùng các bạn? Vì sau rất nhiều lần bị bóng đè suốt bao nhiêu năm nay, đây là lần đầu tiên trong đời tôi đã chiến thắng nó một cách chủ động. 

Trưa nay, khi chuẩn bị chợp mắt, tôi đã tính chỉ ngủ khoảng nửa tiếng thôi, sau đó còn phải dậy làm việc. Tôi đang mơ màng trong giấc ngủ, tâm thức tôi định hình được việc cần phải tỉnh dậy rồi. Nhưng lạ thay, tôi cố dậy nhưng không dậy được, muốn cử động nhưng sao khó thế này. Cứ như có một thứ gì đó đang ghìm tôi xuống giường một cách rất mạnh mẽ, mà tôi không thể nào kháng cự. Theo kinh nghiệm nhiều lần, tôi đã biết ngay mình bị bóng đè.

Bốn ngày đêm trôi dạt giữa biển cả, anh ngư dân thoát chết nhờ niệm Phật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những ai đã từng bị bóng đè, chắc đều hiểu được. Lúc đó chúng ta sẽ cố gắng vùng lên, cố gắng tìm xem có ai ở cạnh không để gọi, cố gắng cử động chân tay, cơ thể, cố gắng mở miệng ra để nói. Nhưng mọi sự dường như bất lực.

Hoặc chúng ta sẽ tưởng rằng mình sắp dậy được rồi, đã gọi được người thân để giúp mình rồi. Hóa ra đều không phải. Người thân, nếu có nhìn thấy lúc ta đang bị bóng đè, thì cảnh tượng “vật lộn, kháng cự” ấy của chúng ta, với họ đều không có gì, họ chỉ nhìn thấy cơ thể ta vẫn đang ngủ ngon lành mà thôi. Thế mới biết mọi sự cố gắng để ngồi dậy, hay cố gắng gọi ai đó, nói điều gì đó chỉ là ở trong tâm thức, chứ cơ thể chúng ta vẫn đang hoàn toàn bất động ở tư thế ngủ bình thường.

Trở lại với cơn “bóng đè” trưa nay của tôi, khi ấy, tôi cố gắng hết sức tỉnh dậy nhưng không được. Trong cơn mơ màng, thần trí hoang mang, tôi chỉ mong có ai đó đi vào phòng để kêu tôi dậy. Vì tôi nhớ những lần trước, chỉ khi có ai đó đánh thức thì tôi mới tỉnh được.

Và tôi nghe thấy tiếng động, như kiểu mẹ tôi đang đi vào phòng. Tôi lập tức cố gắng mở miệng gọi mẹ, bảo mẹ “con bị bóng đè không dậy được, mẹ kéo con dậy với”. Rồi khi ấy tôi thấy mẹ tôi đưa hai tay kéo người tôi lên, nhưng nặng lắm, cuối cùng mẹ cũng ko kéo được tôi dậy. Lúc này thần trí tôi vẫn rất mơ màng, kiểu nửa tỉnh nửa mê, cái biết cái không.

Vì sao tôi lại nói vậy, bởi vì khi tôi tỉnh lại, tôi đã đi tìm ngay mẹ tôi để hỏi: “Nãy giờ con bị bóng đè, con thấy mẹ đi vào phòng, có nhờ mẹ đánh thức để con tỉnh, có phải không mẹ nhỉ?” Mẹ tôi đáp: “Không, nãy giờ mẹ ở dưới nhà mà”. Vậy là hóa ra, trong cơn hoảng loạn, tâm thức tôi đã vọng tưởng ra cảnh giả rồi.

Vậy lần này, tôi đã chiến thắng bóng đè một cách chủ động như thế nào?

Kể các bạn nghe, trước kia tôi là một kẻ vô thần. Đối với tôi, khi đó Thần Phật chỉ là do con người ta hư cấu mà thôi. Nhưng có lẽ do có cái duyên gì đó từ những kiếp xưa, nên cuộc sống đã đưa đẩy tôi tìm lại được Phật Pháp. Tôi bắt đầu tìm hiểu về Phật Pháp được khoảng gần 3 năm nay, nhưng chính thức tu tập mới được 9 tháng thôi. Như đã nói ở trên, trước kia, tôi rất hay bị bóng đè. Nhưng lạ thật, từ khi tôi bắt đầu tu tập đến nay, tôi không còn bị nhiều nữa. Tôi nhớ trong suốt 9 tháng tu tập, tôi mới bị có 2 lần tính cả buổi trưa nay.

Khoảng thời gian vừa rồi, tôi có biết nhiều trường hợp nhờ niệm phật, trì chú mà hết bị bóng đè. Ngay cả người bạn đồng tu với tôi cũng kể rằng, hôm đó bạn ấy bị bóng đè, nhưng khi đó bạn nhớ được niệm lục tự đại minh chú “OM MA NI PAD ME HUM” của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà bạn ấy không bị bóng đè nữa, và tỉnh dậy được.

Sau đó, có một lần tôi bị bóng đè trở lại, khi ấy, bỗng nhiên tôi nhớ là cần phải niệm chú. Trong đầu tôi không nghĩ ra được là nên chọn chú nào, hay niệm danh hiệu của Đức Phật Bồ Tát nào. Chỉ biết là cần phải trì chú, niệm Phật, vậy là tôi bất giác trì câu chú Diệt Định Nghiệp của Ngài Địa Tạng Bồ Tát “OM P’RA MA NI ĐA NI XOA HA”. Nhưng cuối cùng vẫn không được.

Và lần thứ 2 là lần này. Lần này cũng vậy, sau khi vật lộn mãi không tỉnh dậy được, tâm thức tôi bất giác nhớ ra phải niệm Phật. Tôi cố niệm ra miệng, nhưng không thể mở được miệng ra, thế là tôi niệm trong đầu “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”. Bất ngờ lắm, ngay từ niệm đầu tiên, tôi đã không còn bị bóng đè nữa, và trong vài giây, tôi đã tỉnh dậy được luôn. Trong khi suốt từ nãy tới giờ, tôi cứ mệt mỏi cố gắng mà bất lực. Tỉnh dậy, tôi bất ngờ và sung sướng, thầm cảm ân oai lực của Phật Pháp đã giúp tôi.

Nhưng các bạn đừng lầm tưởng rằng: câu chú này linh ứng hơn câu chú khác, niệm danh hiệu Đức Phật này tốt hơn danh hiệu Đức Phật kia. Vì hiệu quả hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có người trì chú này hiệu nghiệm, có người niệm danh hiệu Đức Phật lại có tác dụng. Có người cũng áp dụng cả hai lại không thấy gì.

Ví dụ như trường hợp của tôi. Sau khi tỉnh dậy, tôi đã suy nghiệm được như sau. Lần trước khi tôi bị bóng đè, tôi bất giác nhớ ra trì chú diệt định nghiệp “OM P’RA MA NI ĐA NI XOA HA”, đó là do trong thời gian đó, mỗi ngày tôi đều trì 108 biến chú đó. Nhưng tại sao lần đó lại không hiệu nghiệm gì?

Tôi so sánh với lần này. Hôm nay, tôi lại nhớ ra được trong lúc bị bóng đè, là cần phải niệm “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”. Là do thời gian này, tôi mỗi ngày đều trì 2160 câu Phật hiệu hoặc hơn nữa. Lần này áp dụng, tôi đã có kết quả ngay lập tức. Có lẽ bởi tôi tu tập tinh tấn hơn, ngoài ra hàng ngày tôi cũng tu nhiều pháp môn khác nữa như sám hối, phát nguyện, trì chú đại bi...

Qua đây, tôi cũng nghiệm ra một điều. Khi chúng ta nằm ngủ, thần trí mơ màng, hay có các giấc mơ lung tung không rõ ràng. Hoặc khi bị bóng đè, thần trí cũng hoang mang, đờ đẫn, lúc biết lúc không, chẳng kiểm soát được gì. Vậy thì, lúc lâm chung, tứ đại tan rã, thân thể đau đớn, oan gia trái chủ tìm tới, tướng nghiệp hiện ra, liệu thần trí lúc đó có tỉnh táo được hay không? Nhất là với người tu tịnh độ, niệm Phật cầu vãng sinh, lúc hấp hối làm sao đủ tỉnh táo để niệm Phật được?

Như tôi đây, nếu hàng ngày không niệm Phật như vậy, chắc chắn chủng tử Phật trong tâm thức không đủ để khởi lên trong lúc bị bóng đè. Huống chi là lúc hấp hối, thần thức đang trong cơn hoảng loạn cực độ. Nếu sinh thời không lo tu tập từ trước, thì lúc lâm chung, ác nghiệp lại vượt trội hơn, thì làm sao mà niệm Phật cho được?

Nói về hiện tượng bóng đè, sau khi tìm hiểu Phật Pháp, tôi cũng hiểu ra được. Thực ra, đó là do những chúng sinh cõi vô hình, như các vong linh hay các oan gia trái chủ vì lý do gì đó đã tác động lên ta. Tóm lại, vẫn là do ác nghiệp của bản thân mà chiêu cảm nên. Hiện tượng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần vô cùng nghiêm trọng. Cách tốt nhất để làm giảm hiện tượng này, chính là tinh tấn tu tập, sửa đổi bản thân, sám hối các ác nghiệp, tránh dữ, làm lành,... không nằm ngoài các pháp mà Đức Phật đã truyền lại cho chúng sinh.

Bản thân tôi, kể từ khi bắt đầu tu tập, hiện tượng này đã giảm đi rất nhiều.

Phật Pháp thật nhiệm màu, không những giúp chúng ta giải đáp được những thắc mắc trong cuộc sống, mà còn cho ta những phương pháp hóa giải những khổ đau trong đời. Bản thân tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi gặp được Phật Pháp, nương tựa Tam Bảo mà tu hành. Tôi vẫn thường kể với mọi người rằng: Phật Pháp đã sinh ra tôi một lần nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm