Hộp đựng xá lị Phật duy nhất tìm thấy ở Việt Nam
Trong đợt xét công nhận bảo vật quốc gia năm 2017, Nghệ An vinh dự có 3 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Đó là hiện vật Hộp đựng xá lị, Dao găm cán tượng rắn ngậm chân voi và Muôi cán tượng voi. Và chúng ta tìm hiểu vì sao 3 hiện vật đó lại được trở thành bảo vật quốc gia.
![]() |
![]() |
Những viên gạch thu được lúc khai quật tháp Nhạn năm 1985-1986 đang được bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Hải (Nguồn: VnExpress.net) |
![]() |
![]() |
![]() |
Hộp đựng xá lị hình chữ nhật, được chia làm hai phần: Nắp hộp và thân hộp. Nắp hộp: Hình chữ nhật. Ở bốn rìa cạnh của nắp hơi lõm xuống, nhìn tựa. Thân hộp: Hình chữ nhật. Ở các mép cạnh được gò với kỹ thuật cao. Xung quanh thân hộp trang trí băng hoa văn hoa sen cách điệu. Những bông sen cách điệu này được trang trí theo dải băng tạo thành một khung hoa văn chữ nhật. Giữa lòng các ô trống là một mặt phẳng có màu vàng. Nối liền giữa nắp hộp và thân hộp là một đường gờ mỏng được tán nhỏ, dài rồi uốn theo gờ trong của thân hộp. Sau đó người thợ kim hoàn mới hàn nó vào thân. Trong lòng hộp có khoảng 1/3 là than tro, trên bề mặt lớp than tro có hai nửa hình tròn màu trắng đục, trong và mỏng như vỏ trứng gà, đó chính là xá lị. Theo sách chia xá lị thành các loại: Xá lị xương có màu trắng, xá lị thịt có màu đỏ, xá lị tóc có màu đen. Nếu như theo cách phân biệt này thì hai viên xá lị này thuộc xá lị xương. Niên đại: Khoảng thời kỳ Bắc thuộc, thế kỷ VII-VIII (Nhà Đường) Nhận định này xuất phát từ viên gạch có khắc dòng chữ “Trinh Quán lục niên”, tức là viên gạch được làm vào thời Đường, có niên hiệu Trinh Quán năm thứ sáu (năm 632 sau C.N). Nếu đúng như vậy thì Tháp Nhạn được xây dựng vào đầu thế kỷ 7 sau C.N). Để củng cố độ tin cậy về niên đại cho Tháp Nhạn, các nhà nghiên cứu còn căn cứ vào các dữ liệu vật chất lấy lên từ lòng tháp, cũng như so sánh kết cấu chân móng, tầng đế và vật liệu xây dựng tháp, thì thấy cấu trúc Tháp Nhạn gần gũi với cấu trúc tháp Champa có niên đại thế kỉ 6-7 sau C.N và cấu trúc các ngôi tháp được xây dựng ở thời Đường (Trung Hoa) thế kỷ 7. Hiện vật thu được trong đợt khai quật di chỉ Tháp Nhạn, xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, Nghệ An do Viện Khảo cổ học, kết hợp với Bảo tàng Nghệ Tĩnh khai quật năm 1985-1986. |
Nguồn: http://dantri.com.vn/van-hoa/bai-1-hop-dung-xa-li-phat-duy-nhat-tim-thay-o-viet-nam-20180222075633174.htm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đức Phật - Vị lương y vô song
Tư liệu
Đối với các học phái thật xa xưa cũng như Kim Cương Thừa Đức Phật luôn được xem là Vị Thầy của tất cả các phương thuốc chữa trị.

"Nước" trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại
Tư liệu
Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Nội san Ánh Quang Minh: Không chỉ là tư liệu, còn là di sản của Hệ phái Khất sĩ
Tư liệu
Trong những ngày cuối năm Giáp Thìn, với sự hỷ lạc và ấm áp của chuyến trở về tổ đình tịnh xá Ngọc Phúc Gia Lai để đảnh lễ Sư phụ Hòa thượng Bổn sư, tôi cũng có dịp ghé thăm một số tịnh xá huynh đệ.

Truyện cổ Phật giáo: Trang nghiêm tháp Phật
Tư liệu
Lúc ấy, đức Phật đang ở thành Ca-tỳ-la-vệ, dưới gốc cây Ni-câu-đà. Trong thành có một trưởng giả vô cùng giàu có, chọn một người vợ thuộc dòng quý tộc, chung sống với nhau vô cùng hòa hợp.
Xem thêm