Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/10/2024, 13:00 PM

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm.

Kinh cho ta thấy rằng, Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của đại từ bi, những hóa thân của Ngài gồm 33 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Lòng đại từ bi ấy có thể xem như là tấm lòng của người mẹ đối với con cái, đồng thời phù hợp với truyền thống của nhiều tôn giáo.

Bồ tát Quán Thế Âm là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng than của cuộc đời, để từ đó tìm cách cứu giúp chúng sinh thoát vòng đau khổ. Theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ muôn loài.

Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn là vị Bồ tát gần gũi với chúng sanh nhất.

Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn là vị Bồ tát gần gũi với chúng sanh nhất.

Hình ảnh đức Quán Thế Âm Bồ tát gần gũi dung dị và thần thái hiền từ như người mẹ, luôn được muôn người tưởng nhớ, thờ cúng, không phải chỉ trong đạo Phật mà cả trong văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ tát thường diễn ra vào 3 ngày cụ thể trong năm (tính theo âm lịch): 19/2 là ngày Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đản sanh, 19/6 là ngày đức Quán Thế Âm Bồ tát thành đạo, 19/9 là ngày đức Quán Thế Âm Bồ tát xuất gia.

Ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ tát là để tưởng nhớ lại những dấu mốc trong cuộc đời và thành đạo của Ngài. Đó là cái tâm của người tu đạo, là sự tưởng nhớ đối với công đức vĩ đại của đức Quán Thế Âm Bồ tát luôn cứu khổ, cứu nạn, từ bi với hết thảy chúng sanh trong nhân loại.

Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn là vị Bồ tát gần gũi với chúng sanh nhất. Ở Ngài hội tụ đầy đủ những điều chúng ta cần tu học như là sự thiện lương, không oán thù những người làm ta khổ, luôn luôn bao dung vị tha cho tất cả những tội lỗi của mọi chúng sanh, luôn lắng nghe nỗi thống khổ bi ai của con người ở cõi hồng trần này…

Mỗi lần đến ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ tát, là khoảng thời gian để chúng ta nhìn lại bản thân và phát nguyện những điều tốt đẹp, tu tâm, tu thân. Căn bản gồm 3 điều như sau:

Thứ nhất, nguyện từ bi, yêu thương bản thân nhiều hơn: Nếu không yêu thương nơi bản thân mình thì chúng ta chẳng thể yêu thương được một ai khác. Yêu thương mình chính là yêu cả những cái tốt cái xấu để phát huy hoặc thay đổi nhằm giúp bản thân trở nên tốt đẹp hơn, hướng tới những điều chân - thiện - mỹ.

Thứ hai, nguyện nhẫn nhục: Đức Quán Thế Âm Bồ tát nhờ vào hạnh nhẫn nhục mà vượt qua bao kiếp nạn để tu thành chánh quả. Cho nên khi cúng vía đức Quán Thế Âm Bồ tát, chúng ta sẽ tưởng nhớ và cảm khái về đức hạnh này, học hỏi theo Ngài. Trong mọi hoàn cảnh phải bình tâm soi xét, chịu đựng được gian khổ sẽ có ngày thu được quả lành. Sự nhẫn nhục còn giúp chúng ta sống một đời an nhiên trong những niệm lành vì không có ai muốn làm hại đến người biết “nhịn”, giúp hóa giải những điều thù hận thành an vui.

Thứ ba, nguyện biết lắng nghe: Con người có một cái miệng để nói nhưng lại có đến hai cái tai để nghe nhưng người đời thường nói nhiều hơn nghe. Đức Quán Thế Âm Bồ tát, nhờ lòng từ bi mà có thể lắng nghe hết thảy những khổ nạn của chúng sanh, càng thêm thương cảm, từ đó dốc lòng giúp đỡ những người có lòng tu tập vượt qua khổ nạn. Vậy nên, nguyện biết lắng nghe vô cùng quan trọng.

Sau khi hiểu rõ về ba ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ tát, chúng ta sẽ có niềm tin chân chánh và thành khẩn, luôn luôn tưởng niệm đến danh hiệu của Ngài để được giao cảm hằng thường với Bồ tát dù tai họa đến đâu cũng Hữu Cầu Tắc Ứng. Xin hãy thành tâm tìm hiểu và thấu rõ về những đức hạnh của Ngài, đồng thời nguyện thay đổi mình, để bản thân ngày một tốt đẹp hơn và lợi lạc cho xã hội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm