Nghệ An: Khai mạc lễ hội Quan Âm Nam Hải năm 2022
Sáng nay, 15-10, tại chùa An Thái (xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc lễ hội Quan Âm Nam Hải năm 2022.
Chứng minh và tham dự lễ đại diện Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An; chư tôn đức Ban Trị sự huyện Quỳnh Lưu; chư Tăng Ni trụ trì các tự viện; Phật tử các đạo tràng; đại diện lãnh đạo chính quyền, ban ngành tỉnh Nghệ An, huyện Quỳnh Lưu và địa phương sở tại...
Sau phần khai mạc, toàn thể Tăng Ni, quan khách cùng Phật tử nhất tâm hướng về tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm dâng hương, cầu nguyện tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
Dịp này, Ban Tổ chức lễ hội cũng đã trao 30 suất học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học và 70 suất quà đến các hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn xã Quỳnh Long, mỗi suất quà trị giá gần 600 nghìn đồng.
Trong diễn văn khai mạc Lễ hội, Ni sư Thích Diệu Nhẫn đã nói: “Hôm nay, trên mảnh đất Quỳnh Lưu địa đầu xứ Nghệ anh hùng, nơi địa linh sinh nhân kiệt, quê hương của nhiều thi sĩ danh nhân tài hoa. Trong tiết mùa thu mát mẻ không khí trang nghiêm, thắm thiết tình đạo đời. Chúng ta cùng nhau vân tập về đây, để nhất tâm hướng về ngày khánh đản Đức Quan Thế Âm Bồ tát, hướng tới chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 9. Như chúng ta đã biết: “Từ bao đời nay, hình tượng Phật bà Quan Âm đã đi sâu vào tâm thức của mỗi người dân Việt Nam từ thưở ấu thơ, thông qua các tác phẩm văn học dân gian. Trong tâm hồn người Việt, sự hiện thân của Phật Bà Quan Âm như là một đấng Thần linh, để cứu giúp sinh linh trong lúc nguy nan. Đặc biệt, hình bóng Quan Âm Đại sỹ hiện thân với nhiều thế tướng để cứu độ nhân sinh, trong đó có hiện thân Quan Âm làn cá hay còn gọi là Quan Âm Nam Hải, để phổ độ cho hàm linh nơi Hải viễn xa xôi. Mỗi khi ra biển, vượt muôn trùng ngàn dương, cũng như những sóng gió ba đào trong cuộc sống thì hình bóng Đức Phật bà Nam Hải lại hiện lên để độ đời, vơi đi những khổ đau.
Trong không khí hân hoan kính mừng Lễ hội Quan Âm Nam Hải, Ban Tổ chức phối hợp với Chi Cục Thủy sản Nghệ An tổ chức phóng sinh 99.000 con tôm và thủy sản, bảo vệ gien giống các loài sinh vật biển. Cũng là thể hiện tinh thần từ bi, cứu độ ban phúc hiếu sinh của giáo lý Phật đà, tạo sự cân bằng trong môi trường thiên nhiên, góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, tịnh lạc cho hành tinh chúng ta.
Như chúng ta đã biết, xứ Nghệ là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng kiên cường, song hành với truyền thống hiếu học. Nhân dịp Lễ hội Quan Âm Nam Hải, Ban Tổ chức kêu gọi các nhà hảo tâm trao 270 xuất quà khuyến học, khuyến tài cho đoàn viên thanh niên học giỏi và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện, bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 vừa qua gây ra trận lũ lụt nghiêm trọng. Đó là những việc làm, hành động cụ thể lợi đạo ích đời, là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa xã hội đầy hương sắc dâng cúng Bồ tát Quan Âm nhân ngày khánh đản của Ngài, cũng là hướng về ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10.
Trong bài phát biểu chúc mừng của Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu – Ông Nguyễn Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện đã nêu: “Tôi đánh giá cao nội dung và ý nghĩa của các hoạt động do Ban Trị sự tổ chức tại Lễ hội như: Tụng kinh cầu nguyện cho thế giới hòa bình, quốc gia hưng thịnh, dịch bệnh tiêu trừ, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân ấm no hạnh phúc, biên cương hải đảo vững bền, ngư dân đi biển thuận buồm xuôi gió và cầu nguyện chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn, hợp tác thả giống phóng sinh, bảo vệ qũy gen, bảo vệ môi trường,... Thông qua Lễ hội, Giáo hội Phật giáo đã giáo dục cho Tăng, Ni, Phật tử về những giá trị văn hóa, đạo đức của Phật giáo và nghi lễ truyền thống Dân tộc về tín ngưỡng thờ Phật bà Quan Âm trong đời sống ngư dân, phát động phong trào bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong đồng bào Phật tử, qua đó quy tụ nhân tâm, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân, hướng cho chúng ta đạt tới "chân, thiện, mỹ". Thời gian qua, cùng với Phật giáo tỉnh nhà, Giáo hội Phật giáo huyện Quỳnh Lưu, Tăng Ni và phật tử trên địa bàn huyện đã nỗ lực cố gắng và đạt được nhiều kết quả trong hoạt động phật sự, góp phần quan trọng vào sự phục hồi, phát triển của Phật giáo huyện. Đồng thời có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Tích cực làm công tác từ thiện nhân đạo, phát huy tốt truyền thống yêu nước, thương nòi của dân tộc ta, cùng chung tay góp sức với chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh neo đơn, gặp khó khăn, gia đình chính sách. Cấp ủy, Chính quyền các cấp đánh giá cao trách nhiệm, sự cố gắng của Sư Trụ trì, các tu sỹ và phật tử trên địa bàn huyện nói chung tại chùa An Thái nói riêng trong việc gìn giữ, trùng tu, tôn tạo và mở rộng các chùa trên địa bàn huyện.Đồng thời, Lãnh đạo huyện cũng mong muốn: “Chư Tôn đức Tăng Ni và đồng bào Phật giáo sẽ nỗ lực hơn nữa, tinh tiến hơn nữa trong tu tập, luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, thực hiện tốt đường hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chấp hành pháp luật Nhà nước; tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống "Hộ quốc an dân" và phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" của Phật giáo Việt Nam, góp phần tích cực cùng với Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân huyện nhà xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp và phát triển. Thời gian tới, cấp uỷ, chính quyền các cấp tiếp tục dành sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Phật giáo Quỳnh Lưu phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời đề nghị các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, Phật tử trong và ngoài huyện, con em xa quê trong thời gian qua đã phát tâm ủng hộ về vật chất, kinh phí để xây dựng chùa An Thái trong thời gian tới tiếp tục phát tâm, hỗ trợ nguồn lực nhiều hơn nữa cho nhà chùa để ngôi chùa An Thái sớm được hoàn thiện, trở thành ngôi chùa khang trang, to đẹp, xứng tầm trong khu vực”.
Theo kế hoạch, lễ hội Quan Âm Nam Hải diễn ra từ ngày 14-10 đến hết ngày 16-10 với nhiều hoạt động sôi nổi bao gồm cả phần lễ và phần hội nhằm nâng cao đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân.
Phần lễ bao gồm: phụng thỉnh Nam Hải Quan Âm linh ứng đàn tràng, thỉnh Phật đại khoa, quy y và lễ cầu siêu chiêu hồn tử nạn sông, biển, phóng sinh,... Phần hội được tổ chức với các trò chơi dân gian, hội thi đan lưới, văn hóa văn nghệ để phục vụ du khách.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính
Trong nước 18:30 18/11/2024Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.
Xem thêm