Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/10/2016, 11:06 AM

Nghệ thuật Nhật Bản và Thiền phái Lâm Tế

Thiền sư Tiên Nhai Nghĩa Phạm (仙崖義梵- Sengai Gibon (1750-1837) là vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc Thiền phái Lâm Tế, hệ Diệu Tâm Tự. Ngài nối pháp lão Thiền sư Nguyệt Thiền Thiền Huệ (月船禪慧-Gessen Zenne) (1702-1781). Là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và nghệ thuật Nhật Bản. Đánh giá này dựa trên cống hiến nghệ thuật, tâm linh, và cách tiếp cận độc đáo của Ngài đối với cuộc sống.

Ngài xuất gia năm 11 tuổi và hành cước năm lên 19 tuổi. Sau khi yết kiến lão Thiền sư Nguyệt Thiền Thiền Huệ, Ngài lưu lại tu học nơi đây và được lão Nguyệt Thiền ấn khả. Sau khi ngộ đạo, Ngài lại cất bước vân du đó đây hoằng pháp, nhận lời trụ trì Thánh Phúc Tự (聖福寺-Shōfuku-ji), Phường Hakata-ku, Tp.Fukuoka, tỉnh Fukuoka, phía nam Nhật Bản. (Thánh Phúc Tự do Thiền sư Minh Am Vinh Tây (明菴榮西) (1141-1215), khai sơn năm 1195), và Thiền sư Tiên Nhai Nghĩa Phạm trở thành vị trụ trì đời thứ 123 của Tòng lâm Tự viện này.
 
Thiền sư Tiên Nhai Nghĩa Phạm nổi danh vì phương pháp giáo hóa nghiêm khắc nhưng vô cùng hiệu nghiệm, những đặc tính được phản ảnh lại trong những tác phẩm Nghệ thuật thiền như Mặc tính và những bức tranh Thủy mặc của Ngài, hiện rất được ưa chuộng trong giới hâm mộ Thiền trên khắp thế giới.

Thật đúng với bản hất cá nhân đáng chú ý này, Ngài tập trung vào Nghệ thuật ở những giai đoạn cuối đời mình. Tất nhiên, Nghệ thuật luôn hiện hữu bên trong tâm hồn Ngài ở những giai đoạn đầu của đời mình, Ngài đã dành nhiều sự quan tâm hơn đến những vấn đề tâm linh liên quan đến Phật giáo.

Các tính chất cá nhân của Thiền sư Tiên Nhai Nghĩa Phạm còn thể hiện ở chỗ tập trung vào Nghệ thuật từ một thế giới bên ngoài độc đáo đối với những cạm bẫy của nền Văn hóa cấp cao. Với thực tế này, sự hài hước trở nên hợp nhất trong nghệ thuật, triết lý của Ngài và chúng đều đi nẻo đường đúng đắn. Tuy nhiên, giống như chính đạo trong Phật giáo, hay bất kỳ một Tôn giáo lớn nào, Ngài đã đặt Đức Hạnh tốt đẹp này trên ý chí tự do, tư tưởng khái niệm thay thế và thách thức cá nhân chứng kiến hiện thực thông qua cách nhìn phi hiện thực.
 
 
 
 
Thật vậy, có thể đó là bức tranh hoành tráng hơn chứ không phải là những khái niệm được nhấn mạnh trước tiên bởi Thiền sư Tiên Nhai Nghĩa Phạm. Tương tự như vậy, nền văn hóa cấp cao mà Ngài đã khước từ mọi tiện nghi, vật chất hóa bản thân trong thế giới nghệ thuật và văn học.

Thiền phái Lâm Tế rất quan trọng đối với tính cá nhân hấp dẫn này, và nó có thể được cảm nhận sâu sắc bởi những độc giả ẩn tàng của Ngài. Vì không như giới nghệ sĩ và các tầng lớp khác trong xã hội. Thiền sư Tiên Nhai Nghĩa Phạm tập trung vào việc tiếp cận với tất cả mọi tầng lớp xã hội. Vì vậy, những đề tài về sự giản dị, chân chất và hài hước cho phép con người Phật giáo tận tụy (Tiên Nhai Nghĩa Phạm) kết nối với những cá thể khác thông qua thế giới Nghệ thuật. 
 
 
 
 
 
Không ai có thể biết cụ thể những đỉnh cao của nghệ thuật thực sự mà Tiên Nhai Nghĩa Phạm đã đóng góp dựa trên những động cơ, chủ đề và phương pháp mà Ngài thực hiện trong nghệ thuật. Nói cách khác, sự tinh tế được lan tỏa từ ý tưởng của Thiền phái Lâm Tế.
 
 
 
Thiền sư Tiên Nhai Nghĩa Phạm vẫn nằm ngoài thế giới Học thuật và các Trường phái Nghệ thuật phong phú thời kỳ của Ngài. Thay vào đó, tình yêu của Ngài đối với Phật giáo thay thế cõi tầm thường, dẫn đến một tinh thần Tự do đầy thú vị, người hiểu được những khoảnh khắc thoáng qua thời gian, nhưng hợp nhất nó với một sự tìm kiếm vĩnh hằng đối với sự giác ngộ.

Vân Tuyền (Nguồn: Buddhism Magazine)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm