Nơi hiếm hoi tại Việt Nam được lưu giữ xá lợi của Phật Thích Ca
Là nơi hiếm hoi tại Việt Nam được lưu giữ ngọc xá lợi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Núi Bà Đen (Tây Ninh) đón hàng ngàn Phật tử đến chiêm bái báu vật của thế giới Phật giáo vào các dịp cuối tuần.
Huyền tích về ngọc xá lợi của Đức Phật
"Xá lị" là phiên âm của từ "sarira" trong tiếng Phạn, nghĩa đen là “những hạt cứng”. Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni viên tịch, các tín đồ đã đem thi hài Ngài đi hỏa táng. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện trong tro cốt có rất nhiều tinh thể trong suốt như kim cương bất hoại, hình dạng và kích thước khác nhau, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu tựa những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu, đặt tên là xá lị (xá lợi), là bảo vật của Phật giáo.
Ngọc xá lợi Phật được tôn quý như một báu vật và được xem là sự nhiệm màu của Phật pháp, là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức và tấm lòng đại từ đại bi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Với các Phật tử, được chiêm bái ngọc xá lợi của đức Phật Thích Ca là một phép nhiệm màu, cũng giống như là được thấy đức Phật vẫn đang hiện diện giữa thế giới này, với lòng từ bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Nơi nào có sự hiện diện của Ngọc xá lợi Phật, của đại Phật tích, nơi đó sẽ được nhận nhiều lợi lạc, an yên và nhiều phép màu nhiệm.
Theo văn hoá Phật giáo, đức Phật là bậc đại giác, bậc xuất thế cứu độ chúng sanh, nên xá lợi của ngài sẽ đem đến hạnh phúc, an lạc. Chiêm bái xá lợi Phật, cũng như thấy đức Phật còn ở trần thế, để chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc. Có xá lợi Phật là có nơi để cứu vớt, giải tỏa nỗi thống khổ của chúng sinh và tìm kiếm an lạc thực sự - đó chính là sự màu nhiệm thiết thực nhất.
Đại đức Thích Đồng Ngộ (trụ trì chùa Thiên Hưng – Bình Định), người đã cung rước Ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam, nói: “Trong kinh Pháp hoa dạy: chỉ cần vẽ trên đất Tượng Phật và thành tâm thì đã là công đức vô lượng. Vì thế nếu được gặp gỡ, nhìn thấy di cốt Đức thế tôn, được chiêm bái và cúng dường xá lợi đức Phật, nhân dân sẽ cảm nhận rõ niềm hạnh phúc vi diệu của nó. Ví như người đau khổ về bệnh tật, con cái khi hồi hướng công đức nhìn về xá lợi sẽ tiêu tan buồn khổ. Đó là sự vi diệu của xá lợi đối với từng người”.
Còn theo Hoà thượng Thích Niệm Thới – Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tây Ninh: “Ai có cơ duyên được chiêm bái xá lợi của Đức Phật sẽ nhận được công đức vô lượng, phước báu không cùng. Đó không chỉ là hồng phước dành cho bản thân họ, mà còn là lợi lạc cho con cháu và các thế hệ về sau”.
Núi Bà Đen đón “phước báu” từ Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ
Ngày 2/6/2023, đúng dịp đại lễ Phật Đản, Phật lịch 2567, đỉnh núi Bà Đen có hồng phước được cung nghinh ngọc xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là ngọc xá lợi của Đức Phật do Liên đoàn Phật giáo thế giới tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ trao tặng Việt Nam vào năm 2014, với mong ước Phật giáo Việt Nam phát triển tốt đẹp, ngày càng thịnh vượng, hộ quốc an dân, vạn phước lành đến với chúng sanh.
Bồ Đề Đạo Tràng – một thành phố nhỏ thuộc quận Gaya (bang Bihar, Ấn Độ) - được coi là thánh tích quan trọng nhất của thế giới Phật giáo, khi là nơi đức Phật thành đạo bên bờ sông Niranjana, dưới gốc Cội Bồ Đề. Là nơi hiếm hoi tại Việt Nam được chọn lưu giữ “bảo vật” của thế giới Phật giáo đến từ thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng, đối với nhiều Phật Tử, đây là một phước báu to lớn với núi Bà Đen nói riêng và Tây Ninh nói chung.
Đại đức Thích Đồng Ngộ cho biết: “Tây Ninh có ngọn núi Bà Đen thật kỳ vĩ và lạ lùng, như được hun đúc bởi đất trời. Từ góc nhìn tâm linh, thì đây như là đại huyệt đạo của phía nam, của nước Việt, là phên giậu của nước nhà. Cung nghinh Ngọc xá lợi đức Phật về đây sẽ tôn thêm năng lượng cho ngọn núi Bà Đen, từ đó phước đức sẽ được hun đúc, để cả một vùng đất thêm trù phú, thịnh vượng”.
Chị Nguyễn Hồng Anh (Hà Nội) chia sẻ: “Vừa rồi tôi đến núi Bà Đen vào dịp lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, quá may mắn khi còn có cơ duyên được đảnh lễ trước xá lợi của Đức Phật trên đỉnh núi. Với tôi, trải nghiệm này thực sự kỳ diệu khi có thể tận mắt nhìn thấy và chiêm bái di cốt của Đức Phật”.
Được giữ gìn thành kính trên đỉnh núi thiêng huyền thoại, Ngọc xá lợi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ gieo thêm những mối duyên lành của Phật pháp, mang đến cơ duyên để Phật tử và du khách thập phương có thể chiêm bái, cúng dường đại Phật tích, tìm kiếm sự an yên, hồng ân, may mắn và niềm hạnh phúc viên mãn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm