Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phổ Đà Sơn - đạo tràng Bồ-tát Quán Thế Âm

Phổ Đà Sơn (普陀山) là một hòn đảo nhỏ nằm trong quần đảo Chu Sơn (舟山群島), tọa lạc tại quận Phổ Đà (普陀區), cách thành phố Chu Sơn (舟山市) 5km về phía Đông, thuộc tỉnh Chiết Giang (浙江省), Trung Quốc.

Ngọn núi này có diện tích vào khoảng 12,5km vuông. Phổ Đà Sơn vốn được gọi là Mai Sầm Sơn (梅岑山), theo tên của một người đàn ông từng sống ở đây vào đời nhà Hán.

Từ đời nhà Nguyên, ngọn núi này được xem là một thắng cảnh của Nam Hải (南海勝境), thường được so sánh với Tây Hồ của Hàng Châu.

Từ đời nhà Đường, nó được xem là một trong những thánh địa của Phật giáo (佛教聖地) và là đạo tràng của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Hàng năm vào ngày 19 tháng 2, 19 tháng 6 và 19 tháng 9, địa danh này đón hàng triệu người về đây để kỷ niệm ngày vía của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Phổ Đà Sơn - miền đất sơn thủy hữu tình - thánh địa Phật giáo

Phổ Đà Sơn - miền đất sơn thủy hữu tình - thánh địa Phật giáo

Ngọn núi thiêng

Theo Phật truyện, khi Bồ-tát Quán Thế Âm hành đạo tại ngọn núi này, Bồ-tát Thiện Tài (Sudhana) đã đến Phổ Đà Sơn để đảnh lễ và tham vấn đạo pháp với ngài.

Năm 916, vào triều Hậu Lương (後梁), một vị Tăng sĩ Nhật Bản có tên là Huệ Ngạc khi thỉnh một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm từ Ngũ Đài Sơn về Nhật để phụng thờ, lúc qua Phổ Đà Sơn, gặp mưa to gió lớn và thuyền bị mắc cạn ở đó và không thể di chuyển được, mà theo truyền thuyết là có hoa sen sắt nổi lên chặn trước mũi thuyền. Nghĩ có chuyện linh ứng liên quan đến pho tượng, ông cầu nguyện Bồ-tát gia hộ và phát nguyện sẽ dựng điện thờ Bồ-tát Quán Thế Âm ở đó.

Khi ông vừa phát nguyện xong, thuyền của ông không còn bị mắc cạn và vì vậy ông bèn lập một ngôi điện tại Phổ Đà Sơn để thờ Bồ-tát Quán Thế Âm và cũng lập am trú lại đó tu tập. Và với lý do này, ngôi điện thờ Bồ-tát Quán Thế Âm ở đây được gọi là Bất Khẳng Khứ Quán Âm viện (不肯去觀音院), tức là nơi thờ bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm không chịu đi.

Từ đó, Phổ Đà Sơn trở thành một thánh địa nổi tiếng hơn và Huệ Ngạc được xem là vị khai sơn nên thánh địa này.

Tượng Nam Hải Quan Âm. Ảnh: Zing

Tượng Nam Hải Quan Âm. Ảnh: Zing

Xứ Phật trên biển

Trải qua hơn 1.000 năm phát triển, Phổ Đà Sơn đã trở thành một xứ sở Phật giáo ở trên biển, nơi mà người ta nói rằng mọi ngóc ngách đều có chùa tháp, và mỗi khi ta lạc đường thì ở đó sẽ có một vị Tăng sĩ xuất hiện. Vào đời Nguyên, có hàng trăm ngôi chùa tháp ở Phổ Đà Sơn và có hàng ngàn Tăng sĩ tu học ở đây.

Trong số những ngôi chùa được xây dựng trên Phổ Đà Sơn, chỉ vào khoảng 20 ngôi còn tồn tại đến ngày nay. Ba ngôi chùa lớn là Phổ Tế ( 普濟寺), Pháp Vũ (法雨寺), và Huệ Tế (慧濟寺). Đây là những ngôi chùa lớn và là những kiệt tác về kiến trúc, được xem như hình mẫu kiến trúc tôn giáo ở Trung Quốc.

Chùa Phổ Tế được xây dựng vào năm 1080, năm Nguyên Phong (元豐) thứ ba dưới triều Bắc Tống. Ngôi chùa này tọa lạc trên một diện tích 14.000 mét vuông với nhiều hội đường, điện thờ và phòng ốc khác nhau. Tiền thân của ngôi chùa này là Bất Khẳng Khứ Quan Âm viện, tức ngôi điện thờ do Huệ Ngạc dựng nên.

Phổ Tế thiền tự

Phổ Tế thiền tự

Chùa Pháp Vũ được xây dựng vào năm 1580 dưới thời nhà Minh. Ngôi chùa này cách chùa Phổ Tế khoảng 2,5km. Chùa Pháp Vũ nổi tiếng với kiến trúc cổ, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng gỗ tinh xảo và những bức thư pháp của những vị hoàng đế Trung Quốc.

Chùa Huệ Tế được xây dựng vào năm 1793 dưới triều nhà Thanh. Ngôi chùa này tọa lạc trên Phật Đỉnh Sơn (佛頂山). Ở đây, ta có thể nhìn thấy bao quát toàn bộ cảnh quan tuyệt đẹp của khu vực. Và đây cũng là ngôi chùa duy nhất mà ở chánh điện chỉ thờ tượng Đức Phật Thích Ca mà không có tượng Bồ-tát Quán Thế Âm.

 Ở Phổ Đà Sơn cũng có những hang động nổi tiếng, chẳng hạn như Triều Âm động (潮音洞), Phạm Âm động (梵音洞) và Triêu Dương động (朝阳洞). Trong số này, Triều Âm động được xem là hang động ấn tượng nhất. Mỗi khi thủy triều dâng, sóng nước tràn vào trong hang động, đánh vào các vách đá và tạo nên âm thanh như sấm rền.

Phổ Đà Sơn là một địa điểm tu tập và hành hương nổi tiếng từ xưa cho đến nay. Những hoạt động tôn giáo tại Phổ Đà Sơn bắt đầu từ thời nhà Tần. Trong suốt đời Đường, với việc phát triển của Con đường tơ lụa trên biển (海上絲綢之路),đã dẫn đến việc biến Phổ Đà Sơn thành đạo tràng của Bồ-tát Quán Thế Âm (觀音道場) của Phật giáo Trung Quốc với việc thờ phụng phổ biến hình tượng vị Bồ-tát này, và nó nhanh chóng trở thành một trung tâm Phật giáo.

Viện Quan Âm Bất Khẳng Khứ là quần thể công trình có thế lưng tựa núi, nằm vươn ra biển

Viện Quan Âm Bất Khẳng Khứ là quần thể công trình có thế lưng tựa núi, nằm vươn ra biển

Địa danh này đã đón nhận vô số những du khách nổi tiếng qua các thời đại. Ngài Huyền Trang được nói đã chiêm bái Phổ Đà Sơn trên đường hành hương đến Ấn Độ.

Các vua chúa đời nhà Minh cũng như nhà Thanh thường chiêm bái nơi này, trong số này đặc biệt kể đến hoàng đế Khang Hy.

Ẩn Nguyên Long Kỳ (隠元隆琦/Igen 1592-1673), một Thiền sư thuộc tông Lâm Tế, người đã thành lập tông Hoàng Bá (黃檗宗/ Ōbaku-shū) ở Nhật, một nhà thơ và cũng là một nhà thư pháp, từng hành hương đến nơi này vào năm 1612.

Đại sư Ấn Quang, một vị Tăng sĩ Phật giáo nổi tiếng thời cận hiện đại, cũng đã trải qua nhiều năm tu tập tại Phổ Đà Sơn.

Phổ Ðà Sơn với lớn nhỏ hơn ba trăm ngôi chùa, mười hai tháp Phật với kiến trúc đặc biệt

Phổ Ðà Sơn với lớn nhỏ hơn ba trăm ngôi chùa, mười hai tháp Phật với kiến trúc đặc biệt

Tiền Tự có sân sảnh rộng, phía trước còn có hồ nước, mùa hè bông súng đua nhau nở

Tiền Tự có sân sảnh rộng, phía trước còn có hồ nước, mùa hè bông súng đua nhau nở

Phổ Đà Sơn được miêu tả: "Đại dương mênh mông, thế nước đến trời. Tường quang lồng vũ trụ, khí lành chiếu non sông. Ngàn tầng sóng gào đến trời xanh, vạn lớp yên ba cuồn cuộn giữa trưa ngày…". Chính vì vậy hiện nay đây là một trong những điểm hành hương thu hút du khách trong và ngoài nước tại Trung Quốc.

Du khách đến thăm Phổ Đà Sơn cũng có thể vào làng, tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương

Du khách đến thăm Phổ Đà Sơn cũng có thể vào làng, tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương

Ngày nay Phổ Đà Sơn trở thành một địa danh tham quan và chiêm bái không thể bỏ qua khi đến thành phố Chu Sơn. Hòn đảo có môi trường trong lành do vị trí địa lý và nhờ vào sự bao bọc bởi những khu rừng cổ thụ.

Bên cạnh đó, việc hiện diện của những ngôi chùa cổ kính cùng với nhiều hang động, suối nước, vách núi đá và những bờ biển đẹp, tất cả hợp thành nên một danh thắng thích hợp cho mục đích chiêm bái và thư giãn.

Nguyễn Đăng

Xem thêm:

* Thánh tích Nga Mi Sơn - điểm đến đẹp như tranh vẽ

* Chiêm bái Ngũ Đài Sơn

Tin Khác

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 3.000 năm tuổi nổi tiếng Tây Tạng

Chùa Zizhu nằm trên ngọn núi Zizhu nổi tiếng, ở độ cao 4.800m phía đông Tây Tạng. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 3.000 năm, là một trong những điểm đến tuyệt đẹp mang giá trị văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc của người Tây Tạng.

Ngày 14/04/2024

'Ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc' cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm

Huyền Không Tự nằm ở độ cao hàng chục mét trên vách núi Hằng Sơn suốt hơn 1.500 năm, được mệnh danh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Ngày 14/03/2024

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 diễn ra ngày nào, có sự kiện gì?

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 tại chùa Quán Thế Âm (Q.Ngũ Hành Sơn) diễn ra từ ngày 26/3 đến 29/3 (nhằm ngày 17, 18, 19 và 20/2/Giáp Thìn).

Ngày 13/03/2024

Tĩnh lặng với màu xanh chùa Phật Tích

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, thuộc xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25/02/2024

Hai ngôi chùa di tích thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi năm

Chùa Dâu, chùa Bút Tháp là hai di tích lịch sử hàng ngàn năm tuổi ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, du lịch.

Ngày 24/02/2024

Ngắm tượng Phật khổng lồ bằng đá ở Đà Nẵng

Những ngày Tết, nhiều người đã tìm đến khu văn hóa tâm linh Đà Sơn để du xuân và ngắm tượng Phật khổng lồ đang trong quá trình thi công.

Ngày 18/02/2024

Ngôi chùa xây chưa xong vẫn đón hàng nghìn lượt khách dịp Tết

Chùa Minh Đức được xây trên núi Thiên Mã (Quảng Ngãi) tuy chưa hoàn thiện nhưng vẫn thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến viếng thăm dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Ngày 16/02/2024

Hội xuân Di Lặc trên núi Bà Đen diễn ra suốt tháng Giêng

Hội xuân núi Bà Đen - lễ hội lớn nhất được người dân Tây Ninh đón đợi - khai mạc mùng 4 Tết. Cùng với đó, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo của Hội xuân Di Lặc.

Ngày 13/02/2024