Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/11/2023, 08:08 AM

Sống giữa đời bấp bênh cần có phước

Một khi biết rằng cuộc đời là bấp bênh, ta càng phải cố gắng, phải tinh tế, cẩn thận và cần làm phúc. Bởi nếu có một điều chân chính nhất để chúng ta có thể dựa vào thì đó là cái phúc của mình.

Dẫu biết rằng mọi việc trên đời là bấp bênh, nhưng hãy lấy chính mình làm đảo cồn nương tựa; lấy cái phúc của mình làm chỗ dựa cho cuộc đời mình, không ỷ lại vào ai "Dù bố mẹ giàu có cũng vẫn phải ráng làm phúc tự thân, phải làm điều thiện, yêu thương con người để có thể vươn đến thành công". Nên nhớ, việc ta làm đúng sẽ tạo ra cái phúc vô hình. Phúc vô hình đó khiến cho cuộc đời ta gặp nhiều may mắn.

Một người đệ tử của Phật, biết tu tập thì phải mãi mãi siêng năng làm phước.

Một người đệ tử của Phật, biết tu tập thì phải mãi mãi siêng năng làm phước.

Vậy, sống trong cuộc đời là đi giữa sự vô thường, bấp bênh, ta không nên chủ quan, dựa dẫm vào bất cứ điều gì để phát sinh kiêu mạn, không nỗ lực phấn đấu. Nhân quả tội phúc mới là chỗ dựa của ta, ta tự mình gieo nhân lành thì mới hưởng được an vui, hạnh phúc và thành công. Nhưng nếu ta tưởng rằng phúc sẽ bền vững mãi mà ta không chịu tạo thêm thì phúc hết sẽ gặp họa. Đừng bao giờ bị một cảm giác an ổn đánh lừa, ru ngủ ta.

Sự thành công may mắn nào trong cuộc đời cũng cần có yếu tố của phước quyết định. Vì vậy, người con Phật song song với tu huệ cũng rất cần tu phước vì những lợi ích thiết thực của nó như sau:

1/ Phước nâng lên giá trị của một con người.

2/ Phước làm phát triển Tâm linh, tinh thần sáng suốt.

3/ Phước làm cho đời sống ta thăng hoa.

4/ Phước khiến cho ta luôn có sự bình an trong tâm hồn..

Một người đệ tử của Phật, biết tu tập thì phải mãi mãi siêng năng làm phước. Phước là do làm lợi ích cho mọi người mà có, nếu tác thiện càng nhiều thì phước càng sâu dày. Tuy nhiên, khi làm phước phải với cái tâm vô sở cầu, biết mình có Phước mà vẫn không kiêu căng ngã mạn, thấy mình hơn người. Đó là đạo đức tuyệt vời của người đệ tử Phật. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ta đừng sợ khổ đau

Sống an vui 16:00 06/05/2024

Đừng sợ khổ đau, hãy chấp nhận và học hỏi từ nó. Bởi nếu không có khổ đau, ta sẽ không hiểu được giá trị thực sự của hạnh phúc, và không thể trân trọng những điều quý giá nhất trong cuộc sống.

Mỗi người chúng ta đều thương yêu điều gì đó

Sống an vui 14:26 06/05/2024

Tình yêu và lòng từ bi giống như những điểm yếu trong bức tường của bản ngã, nếu chúng ta khởi thiện tâm và trân trọng nó, tâm của ta sẽ dần được mở rộng.

Hãy sống đủ là chính mình

Sống an vui 10:50 06/05/2024

“Đủ” để tránh những lúc ta cảm thấy tự ti với chính mình, cũng như “đủ” để biết mình là ai và mình đang đứng ở đâu, để không tự kiêu với tất cả.

Trái tim là một nhiệm mầu của sự sống

Sống an vui 20:11 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn. Khi con quán chiếu về thân thể con theo kinh thân hành niệm (niệm thân kinh), con khám phá ra rằng cơ thể con rất mầu nhiệm. Khi con có ý thức là đôi mắt con còn sáng thì con rất trân quý đôi mắt của con.

Xem thêm