Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Trong Phật Pháp có rất nhiều bộ kinh sám hướng dẫn hàng đệ tử sám hối những lỗi lầm của mình, nhằm tiêu trừ nghiệp chướng, thanh tịnh thân tâm khỏi những tham sân si, dần hướng tâm hồn mình trở nên thánh thiện hơn.
Dầy nhất phải nhắc đến bộ Lương Hoàng Sám, kế đến có Từ Bi Thủy Sám, dẫu không phải cho chính Đức Phật thuyết xong lại cực kì chi tiết và thấu đáo, ngoài ra còn rất nhiều bộ khác.
Xong nếu những ai không có nhiều thời gian và kiên nhẫn đọc tụng những bộ sám dầy như trên, thì tin mừng là trong kinh Kim Quang Minh, chính Đức Phật đã tuyên thuyết một bài sám hối tương đối ngắn gọn, xong cực kì súc tích, sẽ được giới thiệu ngay dưới đây. Quý vị nên lưu lại để nghiền ngẫm, đọc tụng thường xuyên.
Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Sám hối không chú trọng đọc cho hay, cho liền mạch, không sai không vấp từ nào, đọc cho hết quyển tính công đức, mà nếu không hiểu, không nhận ra từng lời từng chữ là đang moi móc lỗi lầm trong tâm mình. Đọc sám hối mà không thấy liên quan gì đến cuộc sống của mình, nghĩ là chuyện của người khác thì chưa đạt yêu cầu, công đức được ít.
Đọc mà mỗi câu, mỗi đoạn, mình lại liên hệ: "À, trước kia mình từng phạm lỗi này (có thể dừng lại để nhớ - hồi tưởng lại) giờ mình đã nhận ra. Thật là áy náy, thật là hối hận vì đã làm như thế. Từ nay quyết sửa đổi, không làm như thế nữa".
rồi đọc tiếp...
Như vậy mới viên mãn công đức của bài sám hối này, cũng như mọi bài sám hối khác. Nếu kết hợp thêm đọc chú Đại Bi hoặc các kinh chú khác trước khi sám hối, công đức sẽ càng thêm vi diệu không thể nghĩ bàn.
Cuối cùng tôi đã hiểu, thế nào gọi là “sám hối”
SÁM HỐI
“...Con xin quy mạng kính lạy chư vị Thế Tôn hiện tại mười phương, những đấng đã chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề, chuyển đẩy bánh xe chánh pháp nhiệm mầu, bánh xe chánh pháp chói sáng, mưa nước Pháp vĩ Đại, gióng trống Pháp vĩ Đại, thổi loa Pháp vĩ Đại, dựng cờ Pháp vĩ Đại, cầm đuốc Pháp vĩ Đại, vì lợi ích yên vui cho chúng sinh mà thường thực thi pháp thí, dạy dỗ cho những kẻ mê mờ bước tới, làm cho họ được quả báo vĩ đại, thường lạc. Chư vị Thế Tôn như vậy, con xin đem cả thân miệng ý mà cúi đầu quy mạng kính lạy. Chư vị Thế Tôn như vậy đem tuệ giác chân thật, con mắt chân thật, sự chứng minh chân thật, sự bình đẳng chân thật, mà biết hết, thấy hết thiện nghiệp, ác nghiệp của chúng sinh.
Từ vô thủy đến giờ, con xuôi theo dòng nước tội ác mà cùng chúng sinh tạo ra nghiệp chướng, bị tham sân si buộc chặt. Khi chưa biết Phật, khi chưa biết Pháp, khi chưa biết Tăng, khi chưa biết thiện - ác, thì con do thân miệng ý mà làm năm tội vô gián: là ác tâm làm chảy máu thân Phật, phỉ báng Phật Pháp, phá Tăng hòa hợp, hại A la hán, hại cha hại mẹ.Con do thân ba (sát sinh, trộm cắp, tà dâm), miệng bốn (nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác), ý ba (tham, sân, si) mà làm mười ác nghiệp, bằng cách tự làm, bảo người làm, thấy người làm mà mừng theo.Đối với người hiền, con phỉ báng ngang ngược, dụng cụ cân lường thì dối trá, cho tà là chánh, đem ẩm thực phẩm xấu mà cho người; đối với cha mẹ nhiều đời ở trong sáu đường thì con tàn hại.Đối với tài vật của Tháp, của Tăng bốn phương, của Tăng hiện diện, con trộm cướp, tự do sử dụng; đối với giới pháp và giáo pháp của đức Thế Tôn, con không thích tuân thủ phụng hành, sư trưởng huấn dụ cũng không thuận theo. Thấy ai đi theo cỗ xe Thanh Văn, cỗ xe Độc Giác, cỗ xe Đại Thừa, thì con nhục mạ, quấy phá. Thấy ai hơn mình, con liền ganh ghét, pháp thí, tài thí con tiếc lẫn cả, con để vô minh ngăn che, tà kiến mê hoặc, con không tu nhân lành mà lại tăng thêm nhân ác.Con phỉ báng đến cả chư vị Thế Tôn, pháp thì con nói là phi pháp, phi pháp thì con nói là pháp .v.v... Bao nhiêu tội lỗi như vậy, chư vị Thế Tôn đem tuệ giác chân thật, con mắt chân thật, sự chứng minh chân thật, sự bình đẳng chân thật, mà biết hết, thấy hết, nên ngày nay con xin quy mạng kính lạy.Đối trước chư vị Thế Tôn, con không dám che giấu. Tội chưa làm thì con không dám làm, tội đã làm thì con xin sám hối. Những nghiệp chướng đáng sa vào sáu đường tám nạn mà con đã làm, những nghiệp chướng mà hiện con đang làm, con nguyện được tiêu diệt cả. Những báo chướng của những nghiệp chướng ấy, con nguyện vị lai khỏi phải lãnh chịu. Tựa như các vị Đại Bồ Tát quá khứ tu hành Bồ Đề hạnh thì bao nhiêu nghiệp chướng đều đã sám hối, nghiệp chướng của con cũng vậy, ngày nay con xin sám hối cả.Con phát lộ hết, không dám che giấu. Tội đã làm, con nguyện được tiêu diệt, tội chưa làm, con nguyện không dám làm nữa. Tựa như các vị Đại Bồ Tát vị lai tu hành Bồ Đề hạnh thì bao nhiêu nghiệp chướng đều sám hối cả, nghiệp chướng của con cũng vậy, ngày nay con xin sám hối cả.Con phát lộ hết, không dám che giấu. Tội đã làm, con nguyện được tiêu diệt cả, tội chưa làm, con nguyện không dám làm nữa. Tựa như các vị Đại Bồ Tát hiện tại tu hành Bồ Đề hạnh thì bao nhiêu nghiệp chướng đều đã sám hối, nghiệp chướng của con cũng vậy, ngày nay con xin sám hối cả.Con phát lộ hết, không dám che giấu. Tội đã làm, con nguyện được tiêu diệt cả, tội chưa làm, con nguyện không dám làm nữa...” (1 lạy). Trích kinh Kim Quang Minh, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ bày phương thức sám hối.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bảy việc thiện làm tăng trưởng phước đức
Kiến thức 03:00 20/01/2025Hẳn ai cũng từng biết và suy ngẫm về câu “Có phước có đức thì mặc sức mà hưởng”. Quả đúng như vậy, những người có phước đức thì mọi chuyện trong cuộc sống đều thuận lợi, thành công dễ dàng.
Những việc nên làm để giúp đỡ cho người mất vào ngày cuối năm
Kiến thức 10:00 15/01/2025Những ngày cuối năm, người mất rất trông mong người thân nhớ đến họ. Mình giúp họ tốt nhất là thông qua việc tu tập của mình. Dùng phước báu của mình để hồi hướng cho họ, thế nên bạn phải có tu tập, có công phu tu tập mới được.
Như Lai thập hiệu và Như Lai thập lực
Kiến thức 13:57 14/01/2025Như Lai thập hiệu là mười đức hiệu tôn quý của chư Phật. Bất cứ vị Phật nào ở trong quá khứ, hiện tại và vị lai, ở trong khắp thập phương thế giới đều có đầy đủ mười đức hiệu này.
Bạn nên làm gì khi đi thăm mộ hay viếng nghĩa trang?
Kiến thức 12:30 14/01/2025Khi ra viếng mộ hay tảo mộ ở nghĩa trang, chúng ta nên làm gì? Khi ta thắp hương cho thân quyến mình, hãy phát tấm lòng mình ra mà thắp hương cho những mộ lân cận nếu có thể. Các vong linh ở nghĩa trang họ cần cái gì nhất, bạn biết không?
Xem thêm