Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/09/2023, 10:45 AM

Tâm kiêu mạn bất bình sẽ chiêu cảm đến điều gì?

Chúng ta học Phật, hôm nay có vài vị đồng tu đến hỏi tôi, tại sao những vị đó học Phật lại có quá nhiều sự trở ngại? Sự chướng ngại này là điều tất nhiên, trong quá khứ và đời này, bạn hãy thử nghĩ xem, bạn đã vô tình hay cố ý giết hại bao nhiêu chúng sanh?

Phật nói rất rõ ràng, tâm tham thì chiêu cảm nạn nước, sân hận chiêu cảm nạn lửa, ngu si chiêu cảm nạn gió, kiêu mạn bất bình cao thấp chiêu cảm nạn động đất.

Điều này người thế gian thông thường gọi là tai họa thiên nhiên, nó có nguyên nhân chứ không phải là tự nhiên, là do tham, sân, si, mạn đã chiêu cảm. Sát sanh ăn thịt thì chiêu cảm nạn đao binh, điều này các đồng tu học Phật chúng ta đều biết rất rõ.

Thiên tai, động đất, sóng thần có phải do chiêu cảm của việc sát sinh?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chư vị Tổ sư Đại đức xưa nay thường hay khuyên dạy chúng ta, đến trong Kinh Phật cũng đều nói như vậy: Nếu chúng ta muốn tránh được tất cả chiến tranh trên thế gian này (đao binh kiếp chính là chiến tranh), muốn thế giới này vĩnh viễn không có chiến tranh thì trừ phi chúng sanh không ăn thịt nữa. Chúng sanh chúng ta từ nay về sau đều không ăn thịt thì thế gian sẽ không còn chiến tranh. Đây gọi là nhân họa. Nhân họa chính là do chúng ta tùy tiện giết hại chúng sanh. Trong tâm chúng sanh thì chẳng chấp nhận nhưng chúng không có đủ sức để phản kháng. Hôm nay chúng bị bạn giết, nỗi oán hận này vĩnh viễn không thể hóa giải, chúng sẽ tìm cơ hội để báo thù, đến khi chúng được tái sanh lại làm kiếp người thì bạn lại phải đối đầu với oan gia.

Cho nên chúng ta học Phật, hôm nay có vài vị đồng tu đến hỏi tôi, tại sao những vị đó học Phật lại có quá nhiều sự trở ngại? Sự chướng ngại này là điều tất nhiên, trong quá khứ và đời này, bạn hãy thử nghĩ xem, bạn đã vô tình hay cố ý giết hại bao nhiêu chúng sanh?

Những chúng sanh này tuyệt đối không bao giờ nói chúng vui vẻ đồng ý cúng dường mạng của chúng cho bạn, không có đạo lý này. Bạn xem, khi bạn giết một con gà, hiện giờ thì không nhìn thấy được, ngày xưa ở nhà quê có nuôi gà, bạn muốn giết chúng, chúng biết được liền bay đi, chạy đi khắp nơi để mà thoát mạng. Bạn biết điều này mà. Bạn nhìn thấy hiện tượng này của chúng thì bạn liền hiểu được, chúng chẳng cam tâm tình nguyện cúng dường mạng của chúng cho bạn.

Hay nói cách khác, nỗi thù hận này tồn tại mãi mãi, oan oan tương báo không bao giờ dứt. Cái nghiệp này đã tạo rồi, trong quá khứ không biết nên đã tạo cái nghiệp này rồi, hiện tại điều quan trọng nhất là phải biết sám hối.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Xem thêm