Tai nạn càng lúc càng nhiều, phải gấp rút tu hành
Chỉ có điều là chúng ta thường vui thích “những quả bom định giờ bọc trong bao bì xinh đẹp”, truy cầu khoái lạc và danh lợi nhất thời mà hy sinh cái an vui vĩnh cữu. Chư Phật và Bồ-Tát hằng xót thương rơi lệ vì tai hoạ ngút ngàn ấy của chúng ta.
Hòa thượng Quảng Khâm thường phát ra những khảo đề trắc nghiệm bất ngời, “cực kỳ kích thích”, diễn bày rất sát với thực tế. Người chịu khảo nghiệm vốn thường bị hoàn cảnh chi phối, ngay lúc đó không hiểu ra, mãi về sau mới vỡ lẽ, mới biết Ngài dùng phương pháp “thuốc đắng đã tật”. Có lúc Ngài giáo dục bằng phương pháp “tôi luyện” khắc nghiệt, “nghiền cho tróc vỏ, xay cho nát vụn, nhồi cho nhuyễn, sấy cho đen”. Ai thực tâm phát nguyện tu hành sẽ trở thành “ đạo lương cúng dường tất cả chúng sanh, cúng dường khắp mười phương chư Phật”, như thế thường là quá trình “máu và nước mắt”.
Có lúc Hoà thượng từ bi rơi nước mắt nói với đệ tử đang chịu thử thách: "Điều thầy dạy con, con có thật hiểu được không? Thầy sợ rằng con oán thầy, chẳng qua thầy muốn giúp con phá chấp; nhưng nếu như con không hiểu được dụng ý đích thực, sẽ trở thành oán hận thầy. Thầy tạo cho con nghịch cảnh là để rèn luyện con”.
Tu hành cần gấp rút như cứu lửa cháy đầu!
Tổ Sư dạy chúng ta, muốn vãng sanh Tây phương cần phải có ba điều “tín, nguyện, hành”. Nguyện là chán bỏ cõi Ta-bà, vui tìm Cực lạc ( Ta-bà do tâm xấu bẩn cảm ứng sinh ra, Cực lạc do tâm thanh tịnh hiển hiện).
Ân Sư Tuyết Công cũng nhấn mạnh tâm vui thích và tâm nhàm chán là pháp môn an tâm chính của tịnh độ. Nhưng phàm phu chúng ta trong thuận cảnh rất khó phát tâm vui thích hay nhàm chán. Bất đắc dĩ, Hoà thượng hay Phật và Bồ-Tát mới tạo cho chúng ta nhiều nghịch cảnh để chúng ta “ lấy khổ làm thầy ”, dũng mãnh phát tâm “ vui thích - nhàm chán ”, kiên trì niệm Phật để thoát vòng sanh tử. Đem sự tinh tấn lao khổ đời này đổi lấy hạnh phúc tự tại vĩnh hằng. Thật ra, đó là ân tứ cao quý nhất chẳng còn gì hơn. Chỉ có điều là chúng ta thường vui thích “những quả bom định giờ bọc trong bao bì xinh đẹp”, truy cầu khoái lạc và danh lợi nhất thời mà hy sinh cái an vui vĩnh cữu. Chư Phật và Bồ-Tát hằng xót thương rơi lệ vì tai hoạ ngút ngàn ấy của chúng ta.
Hoà thượng thường nghiêm ngặt dạy rằng “Ở cõi Ta-bà chỉ cần tham lam một cọng cỏ cũng phải trở lại luân hồi!"
Cũng vì lẽ đó, mắc dầu con người ở cõi Ta-bà này tôn kính Ngài như thế, Ngài vẫn tiêu dao thoát ly. Công trình xây dựng quy mô hoành tráng trên núi đối với Ngài chẳng qua là “một giáo cụ bé nhỏ nhất thời”; dựa vào một số nhân duyên trần cảnh để thông cảm và dẫn dắt những chúng sinh có duyên với Ngài. Và ai thật sự thản nhiên trút bỏ, thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh mới là đệ tử chân chính của Ngài.
Trong mấy ngày trước vãng sanh, Hoà thượng nhiều lần dạy đệ tử: “Tai nạn càng lúc càng nhiều, phải gấp rút tu hành; tu một phần thì được một phần công đức, tu mười phần thì được mười phần công đức, tu trăm phần thì được trăm phần công đức, tu ngàn phần thì được ngàn phần công đức ”. Hoà thượng ân cần nói rõ từng câu, đó là những lời khích lệ khẩn khiết nhất. Tin theo lời Ngài, hãy thành tâm niệm Phật, vào ngày pháp môn giải thoát, không còn chần chờ gì nữa!
Dịch giả: Ni chúng Tự Viện Vĩnh Minh Lâm Đồng
Hiệu đính: Giáo sư. Phạm Phú Thành & Đại Đức. Thích Giải Hiền
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm