Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thăm Cửu Hoa Sơn - đạo tràng Bồ-tát Địa Tạng

Tọa lạc bờ Nam hạ du sông Trường Giang, thành phố Trì Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc, Cửu Hoa Sơn là một trong bốn thánh tích nổi tiếng của Phật giáo Trung Hoa.

Đúng như một câu nói của người Trung Quốc: “Một ngọn núi nổi tiếng không phải vì chiều cao mà vì sự linh thiêng”. Nơi đây không những có phong cảnh đẹp, thiên nhiên hữu tình như một bức tranh lộng lẫy mà còn sở hữu vô số chùa chiền cổ xưa, có tuổi đời lên đến cả ngàn năm. 

Cửu Hoa Sơn hiện có 99 ngôi chùa, gần 1.000 tăng ni, hơn 10.000 pho tượng Phật và hơn 2.000 loại văn vật lịch sử quý hiếm

Cửu Hoa Sơn hiện có 99 ngôi chùa, gần 1.000 tăng ni, hơn 10.000 pho tượng Phật và hơn 2.000 loại văn vật lịch sử quý hiếm

Cửu Hoa Sơn được tổ chức thế giới UNESCO công nhận là di sản văn hóa thiên nhiên của nhân loại. Bất kể đi hành hương hay đến du lịch, điểm đến này sẽ đem lại cho du khách những phút giây đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên ấn tượng cũng như hiểu thêm về văn hóa Phật giáo Trung Hoa.

Danh sơn Phật giáo

Nhiều tài liệu cho biết, Cửu Hoa Sơn theo nghĩa đen là “đỉnh chín hoa sen” được đặt tên theo chín đỉnh cao nhất trong số 99 đỉnh ở khu vực núi Cửu Hoa.

Theo ghi chép lịch sử, vào năm 719 trước Công nguyên, có một vị hoàng tử nước Tân La (Hàn Quốc ngày nay), tên là Kim Kiều Giác xuất gia từ nhỏ. Vì nghe danh của ngài Huyền Trang nên Kim Kiều Giác quyết định đến Trung Quốc vào thời Đường Huyền Tông, lên Cửu Hoa Sơn tu hành. Sau đó xây chùa thu nạp nhiều tín đồ, dần Cửu Hoa Sơn thành một Thánh địa Phật giáo cực thịnh đương thời. 

Sau 75 năm khổ luyện tu hành, năm 99 tuổi, Kiều Kim Giác bỗng nghe một tiếng gọi mơ hồ thì biết mình sắp chết liền gọi đệ tử đến dặn dò, rồi ngồi vào trong chum mà viên tịch. Ba năm sau, đệ tử mở nắp chum ra để an táng, thấy da thịt vẫn còn nguyên, sắc diện hồng hào như khi còn sống, khi nhấc ra thì các khớp xương dao động thành tiếng lách cách. Phật giáo bảo đó là Bồ-tát truyền thế bèn đem thi thể đặt vào trong tháp, gọi tháp là Địa Tạng Nhục Thân tháp. 

Núi Cửu Hoa bao gồm năm khu danh lam thắng cảnh chính: Hóa Thành tự, Vạn Niên tự, Kỳ Viên tự, Địa Tạng thiền tự, đỉnh Thiên Thai… 

Tổng diện tích của khu phong cảnh Cửu Hoa Sơn là 120 km². Diện tích bảo vệ là 114 km2. Cùng với các ngọn núi: Ngũ Đài Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây, Nga Mi Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên, và Phổ Đà Sơn thuộc tỉnh Triết Giang, Cửu Hoa Sơn là một trong 4 ngọn núi linh thiêng của Đạo Phật ở Trung Quốc, thường được nhắc đến với cái tên 'Tứ Đại Phật giáo danh sơn'

Tổng diện tích của khu phong cảnh Cửu Hoa Sơn là 120 km². Diện tích bảo vệ là 114 km2. Cùng với các ngọn núi: Ngũ Đài Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây, Nga Mi Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên, và Phổ Đà Sơn thuộc tỉnh Triết Giang, Cửu Hoa Sơn là một trong 4 ngọn núi linh thiêng của Đạo Phật ở Trung Quốc, thường được nhắc đến với cái tên "Tứ Đại Phật giáo danh sơn"

Ngôi chùa linh thiêng

Hóa Thành tự là ngôi chùa cổ nhất và linh thiêng nhất trên Cửu Hoa Sơn. Nơi đây gắn với hình tượng của Địa Tạng với hai bên tượng họa Thập điện Diêm Vương. Chánh điện được xây dựng trên một sân thượng với những cột đá cao, tường đỏ, gạch sắt, cẩm thạch trắng kết hợp các bản khắc trên vải, giá đỡ và mái nhà tạo nên một không gian nghệ thuật sống động.

Trước chùa, du khách có thể nhìn thấy cặp sư tử đá là di tích từ thời nhà Đường, đi lên cầu thang qua ba cánh cửa lớn được chạm khắc tinh xảo để vào kho lưu trữ Kinh Phật, Đại lễ Phật, Chuông đồng cổ,…

Ngoài ra, nơi đây còn lưu trữ các di tích văn hóa quan trọng như bản thảo lá cọ, tượng ngọc và tượng đồng Thích Ca Mâu Ni…

Du khách thăm Cửu Hoa Sơn

Du khách thăm Cửu Hoa Sơn

Đặc biệt, tại đây còn có bức tranh “Chín con rồng đang chơi với ngọc trai” là một tác phẩm nghệ thuật cổ xưa của Trung Quốc. Chưa kể, Hóa Thành tự còn lưu giữ cả các tài liệu, kinh điển của Phật giáo từ thời nhà Đường, nhà Minh và các bản viết tay của Hoàng đế Khang Hy và Hoàng đế Càn Long còn lại từ thời nhà Thanh. 

Trong Hoá Thành tự còn có chùa Địa Tạng Bồ-tát bằng gỗ bảy tầng với chân đế bằng đá cẩm thạch trắng. Bên trong chùa, du khách có thể thấy tượng Bồ-tát Địa Tạng và hơn 100 bức tượng rất tráng lệ và trang nghiêm cùng với các bài kinh xưa khắc họa trên ống tre nay còn được lưu giữ.

Thánh địa Bồ-tát Địa Tạng

Thánh địa Bồ-tát Địa Tạng

Thu hút du khách

Cửu Hoa Sơn thu hút du khách đến đây tham quan không phải nơi này đơn thuần là thánh địa của Phật giáo mà nó còn là vùng núi non có phong cảnh tuyệt đẹp.

Núi ở đây rất hùng vĩ, tráng lệ, nguy nga tựa như một "đứa con"của Mẹ thiên nhiên, vĩnh viễn yên lặng, tường hòa, đứng đó cùng trời đất cả ngàn năm qua. Các loại núi đá ấy đủ hình thù kỳ dị, đủ loại kích thước nằm xen kẽ hay mọc lởm chởm giữa màu xanh tươi mát của rừng Tùng bạt ngàn.

Bên cạnh đó, những dòng suối mát trong veo chảy róc rách, tựa như bài ca của thời gian, của thiên địa. Những dòng suối ấy từ khe núi đổ xuống, khi thì ào ạt vội vã, lúc thì chậm chạp, ôn nhu. Tựa như những dải lụa trắng tinh khôi uốn lượng, hay những làn sương khói mờ mờ ảo ảo, đan quyện vào nhau, tạo nên vô số điều kỳ thú đang chờ bạn khám phá. Vẻ đẹp của nơi đây khiến biết bao văn nhân, danh sỹ của các đời phải dừng chân lại, vẽ tranh, đề chữ, lưu dấu hay có những bài thơ bất hủ muôn đời.

Những suối mây trên núi

Những suối mây trên núi

Empty
Cửu Hoa Sơn hội tụ thiên nhiên tươi đẹp, địa thế độc đáo, khí hậu ôn hòa

Cửu Hoa Sơn hội tụ thiên nhiên tươi đẹp, địa thế độc đáo, khí hậu ôn hòa

Khi đến Cửu Hoa Sơn, du khách còn có cơ hội thưởng ngoạn những kỳ quan thiên nhiên độc đáo như Vân Hải, Nhật Xuất, Vân Vụ và Phật Quang. Vậy nên ngọn núi Thánh này còn được người đời đặt cho những mỹ danh như “Liên Hoa Phật Quốc” hoặc “Tú Giáp Giang Nam”…

Cửu Hoa Sơn hội tụ thiên nhiên tươi đẹp, địa thế độc đáo, khí hậu ôn hòa và là một trong những Thánh địa Phật giáo của Trung Quốc. Do vậy, có thể nói ngọn núi Thiêng này là nơi giao hòa gần nhất giữa Phật và người, là thiên đường để du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái, thưởng ngoạn, tu thân dưỡng tính hoặc cầu nguyện cho một tương lai tươi sáng hơn.

Nơi đây thật sự thích hợp để thả lỏng bản thân, mặc mọi ưu sầu trong cuộc sống, tìm đến thú vui bình dị, sống cuộc đời bình lặng nhất.

Sen Bụt

* Xem thêm: Phổ Đà Sơn - đạo tràng Bồ-tát Quán Thế Âm

Tin Khác

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 3.000 năm tuổi nổi tiếng Tây Tạng

Chùa Zizhu nằm trên ngọn núi Zizhu nổi tiếng, ở độ cao 4.800m phía đông Tây Tạng. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 3.000 năm, là một trong những điểm đến tuyệt đẹp mang giá trị văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc của người Tây Tạng.

Ngày 14/04/2024

'Ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc' cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm

Huyền Không Tự nằm ở độ cao hàng chục mét trên vách núi Hằng Sơn suốt hơn 1.500 năm, được mệnh danh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Ngày 14/03/2024

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 diễn ra ngày nào, có sự kiện gì?

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2024 tại chùa Quán Thế Âm (Q.Ngũ Hành Sơn) diễn ra từ ngày 26/3 đến 29/3 (nhằm ngày 17, 18, 19 và 20/2/Giáp Thìn).

Ngày 13/03/2024

Tĩnh lặng với màu xanh chùa Phật Tích

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, thuộc xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25/02/2024

Hai ngôi chùa di tích thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi năm

Chùa Dâu, chùa Bút Tháp là hai di tích lịch sử hàng ngàn năm tuổi ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, du lịch.

Ngày 24/02/2024

Ngắm tượng Phật khổng lồ bằng đá ở Đà Nẵng

Những ngày Tết, nhiều người đã tìm đến khu văn hóa tâm linh Đà Sơn để du xuân và ngắm tượng Phật khổng lồ đang trong quá trình thi công.

Ngày 18/02/2024

Ngôi chùa xây chưa xong vẫn đón hàng nghìn lượt khách dịp Tết

Chùa Minh Đức được xây trên núi Thiên Mã (Quảng Ngãi) tuy chưa hoàn thiện nhưng vẫn thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến viếng thăm dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Ngày 16/02/2024

Hội xuân Di Lặc trên núi Bà Đen diễn ra suốt tháng Giêng

Hội xuân núi Bà Đen - lễ hội lớn nhất được người dân Tây Ninh đón đợi - khai mạc mùng 4 Tết. Cùng với đó, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo của Hội xuân Di Lặc.

Ngày 13/02/2024