Thánh địa Phật giáo Borobudur với văn hóa tâm linh và giáo dục
Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Chính phủ Indonesia Yaqut Cholil Qoumas đã nhấn mạnh: “Các ngôi cổ tự Prambanan và Thánh địa Phật giáo Borobudur không chỉ được sử dụng với ý nghĩa thông qua du lịch văn hóa tâm linh, phát triển kinh tế xã hội, mà còn cho các mục đích giáo dục đạo đức Phật giáo và các mục đích khác”
Các cộng đồng phật tử trong nước và trên thế giới có thể sinh hoạt văn hóa tâm linh tự do hơn tại Thánh địa Phật giáo Borobudur, Di sản Văn hóa Thế giới. Indonesia đã đồng ý cho sử dụng Thánh địa Phật giáo Borobudur, Di sản Văn hóa Thế giới với mục đích nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh và giáo dục, thông qua việc ký kết Biên bản Ghi nhớ vào hôm thứ Sáu, ngày 11 tháng 02 năm 2022.
Ngoài việc sinh hoạt văn hóa tâm linh, và giáo dục, mọi người có thể tự do khám phá và tìm hiểu những giá trị sống được chạm khắc nghệ thuật Phật giáo qua các bức phù điêu được chạm khắc trên đá. Cho đến nay, việc sử dụng Thánh địa Phật giáo Borobudur, Di sản Văn hóa Thế giới cho các mục đích giáo dục đạo đức Phật giáo và sinh hoạt văn hóa du lịch tâm linh vẫn còn rất giới hạn.
Trong bài phát biểu tại cuộc họp ký Biên bản Ghi nhớ của Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Chính phủ Indonesia Yaqut Cholil Qoumas đã nhấn mạnh: “Các ngôi cổ tự Prambanan và Thánh địa Phật giáo Borobudur không chỉ được sử dụng với ý nghĩa thông qua du lịch văn hóa tâm linh, phát triển kinh tế xã hội, mà còn cho các mục đích giáo dục đạo đức Phật giáo và các mục đích khác”. (Bernas.id Yogyakarta (11/02/2022)
Thánh địa Phật giáo Borobudur, là một tác phẩm nghệ thuật chạm khắc Phật giáo (https: Borobudurwisdom.com). Từ thời cổ đại, Thánh địa Phật giáo Borobudur đã lưu trữ rất nhiều lời dạy quý báu về giáo lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng của đức Phật. Giới thiệu về cuộc đời, sự sinh hoạt đời sống tăng đoàn thời đức Phật ở các thời kỳ khác nhau tại Thánh địa Phật giáo Borobudur.
Thánh địa Phật giáo cổ đại Borobudur rất thú vị bởi câu chuyện về bức phù điêu nghệ thuật Phật giáo Gandāra (Càn đà la), lấp đầy khoảng một phần ba Thánh địa Phật giáo cổ đại Borobudur. Bức phù điêu này miêu tả về hành trình cầu Vô thượng Bồ đề của Thiện Tài Đồng tử (善財童子). Thiện Tài Đồng tử là một chàng thanh niên phật tử nổi danh do hành Bồ tát hạnh kiệt xuất. Thiện Tài được cảm hóa và trực tiếp thụ giáo sự dẫn dắt của Đức Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư lợi, qua đó được gián tiếp thụ giáo ảnh hưởng hạnh nguyện của ngài Bồ tát Đại Hạnh Phổ Hiền. Khi mới phát tâm Bồ đề hành Bồ tát đạo, Thiện Tài rất ham học hỏi không biết mệt mỏi, một lòng một dạ thực hành chưa hề thoái chuyển, Thiện Tài Đồng tử đã học tập, nghiên cứu từ nhiều giới tín ngưỡng khác nhau, để phát huy trí tuệ cao nhất. Thông qua Phạn văn Hoa Nghiêm kinh (梵文華嚴經), phẩm Nhập Pháp Giới (入法界品) từ Ấn Độ đạt đến đỉnh cao ở Java, bởi vì trên hòn đảo này, câu chuyện được thực hiện theo ba chiều trong các bức phù điêu tại Thánh địa Phật giáo cổ đại Borobudur.
Thánh địa Phật giáo cổ đại được xây dựng theo mô hình Mạn đà la (Mandala), tức là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo (Hoa Tạng giới) theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa hay Kim Cương thừa (Mật tông Phật giáo Tây Tạng), Thánh địa Phật giáo cổ đại Borobudur có 4 lối lên xuống, Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó có cổng chính nằm hướng Đông.
Cao 42 mét, với kết cấu 3 lớp rõ rệt, tượng trưng cho Tam giới trong cõi Ta bà, bao gồm Kamadhatu (Dục Giới), Rupadhatu (Sắc Giới) và Arupadhatu (Vô Sắc Giới), Thánh địa Phật giáo cổ đại giống như một đài sen khổng lồ, ẩn chức vô vàn nội hàm thâm sâu của Đạo Phật về kết cấu vũ trụ.
Cấu trúc Thánh địa Phật giáo cổ đại Borobudur, Di sản Thế giới gồm 9 tầng chồng lên nhau, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới. Theo Phật giáo, kết cấu của Tam giới bao gồm 9 tầng Trời. Mỗi hướng, (Đông, Tây, Nam, Bắc) đều có 92 tôn tượng Phật và 1.460 bức họa tạc đá nghệ thuật kiến trúc Phật giáo. Ở tầng thấp nhất có 169 bức phù điêu theo triết lý Nhân Quả và những câu chuyện khác nhau về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Lớp chân đế (gồm 2 tầng dưới cùng) có bình đồ vuông, bốn cạnh hướng về tứ phương. Đây là lớp phản ánh Dục giới, bao gồm 160 mảng phù điêu mô tả hoạt cảnh của cuộc sống đời thường trần tục, những hoạt động trong đời sống thường nhật, cũng như dục vọng tầm thường của chúng sinh trong tam giới.
Lớp thứ 2 (gồm 4 tầng ở giữa) cũng có bình đồ vuông, với các hành lang thông nhau tứ phía. Dọc các hành lang ấy là 1.300 mảng điêu khắc nối tiếp nhau mô tả các truyện tích về cuộc sống của con người và tăng sĩ, sự tích Đức Phật . . .
Ngoài ra, bốn tầng giữa của Thánh địa Phật giáo cổ đại Borobudur còn có 1.212 mảng điêu khắc trang trí vô cùng tinh tế với cá hoa văn mang dấu ấn bản địa.
Lớp cuối gồm 3 tầng trên cùng, cũng là tầng Vô Sắc giới được thể hiên bằng 3 vòng tròn đồng tâm, mang ý nghĩa nơi đây không có điểm khởi đầu và cũng không có điểm kết thúc. Theo Phật giáo, đây là cõi Niết bàn, cảnh giới cao nhất của sự tu tập.
Trên mỗi tầng có kết cấu vòng tròn gồm 92 tôn tượng Phật được đặt trong những Bảo tháp và trong mỗi tôn tượng này đều có Thủ ấn (Mudra) cho biết tôn tượng này thuộc về hướng nào.
Hướng Đông với Thủ ấn của trái đất kêu gọi làm chứng, hướng Nam với Thủ ấn Phúc lành, hướng Tây với Thủ ấn của Thiền định, hướng Bắc với Thủ ấn của sự can đảm.
Ngoài các phù điêu, còn có trên 400 pho tượng Phật được tôn trí trong các Bảo tháp và tứ phương của Thánh địa Phật giáo cổ đại Borobudur.
2.760 bức phù điêu ở Thánh địa Phật giáo cổ đại Borobudur mô tả nhiều cảnh của cuộc sống thường nhật ở Java vào thế kỷ thứ 8, từ thường dân cho đến Hoàng tộc, Tăng sĩ Phật giáo. Ngoài ra, chúng cũng mô tả các huyền thoại trong Phật giáo như A Tu La, các vị Thiện Thần Hộ Pháp, cuộc đời của đức Phật.
Để hành hương chiêm bái hết 9 tầng của Thánh địa Phật giáo cổ đại Borobudur và quan sát kết cấu bên trong và bên ngoài Tam giới qua hàng nghìn bức phù điêu, du khách thập phương phải đi bộ tổng cộng 5 km trên những hành lang đá xám.
Theo ước tính, nếu trèo lên từng tầng một và đi dọc chu vi của tất cả 9 tầng thì quãng đường tổng cộng sẽ là 5 km.
Theo tính toán của các nhà khảo cổ, công trình vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.
Đặc biệt, vào các dịp đại lễ Phật giáo hàng chục vạn phật tử tập trung để hành thiền và đi kinh hành xung quanh Thánh địa Phật giáo Borobudur trong một nghi lễ gọi là Pradaksina, cùng thưởng lãm nghệ thuật Phật giáo qua các bức phù điêu chạm khắc đá để cảm nhận thẩm thấu lời dạy cao quý của đức Phật.
Từ kết quả nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc Phật giáo, có thể hiểu rằng mục đích chính của việc kiến tạo khu Thánh địa Phật giáo Borobudur là để đạt được tiềm năng linh hoạt cao nhất của nhân loại. Vì vậy, việc ký kết Biên bản Ghi nhớ về việc sử dụng Thánh địa Phật giáo Borobudur, Di sản Văn hóa Thế giới vì lợi ích của các cộng đồng phật tử, đồng nghĩa với việc khôi phục dần lại chức năng của Thánh địa Phật giáo Borobudur, Di sản Văn hóa Thế giới đã vốn sẵn từ thời cổ đại.
Các ngôi cổ tự Borobudur và Prambanan chính thức trở thành địa điểm du lịch và sùng bái thế giới(Candi Borobudur dan Prambanan Resmi Jadi Tempat Peribadatan Dunia)
Các ngôi cổ tự Borobudur và Prambanan tọa lạc ở vùng Đặc biệt của Yogyakata (DIY) và Trung Java, Indonesia đã chính thức được sử dụng như một nơi sùng bái của công chúng, cộng đồng người Hindu, cộng đồng Phật giáo tại Indonesia và Thế giới.
Tổng cộng có bốn ngôi cổ tự được chỉ định làm nơi tôn kính sùng bái. Ngôi cổ tự Prambanan là nơi tôn kính sùng bái của cộng đồng người Hindu, trong khi các ngôi cổ tự Borobudur, Pawon và Mendut dành cho cộng đồng Phật giáo.
Một Biên bản Ghi nhớ (MOU) về việc sử dụng bốn ngôi cổ tự cho tầm quan trọng của việc tôn kính sùng bái đã được ký kết vào hôm thứ Sáu ngày 11 tháng 2 vừa qua tại Gedhong Pracimasono, Kepatihan Complex, Yogyakarta City.
Biên bản Ghi nhớ đã được ký kết ngoại tuyến và trực tuyến bởi Chính quyền địa phương Vùng Đặc biệt của Yogyakata (DIY), Chính quyền tỉnh Trung Java, các Bộ Tôn giáo, Bộ Văn hóa và Giáo dục phổ thông, Bộ Nghiên cứu Công nghệ và Đại học, Bộ Doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Du lịch, Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia.
Điều phối viên của Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Cộng hòa Indonesia, Adung Abdul Rochman cho biết, Biên bản thỏa thuận này nhằm khôi phục các chức năng của bốn ngôi cổ tự như là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, sau khi trở thành đối tượng nghiên cứu sau thời gian dài, du lịch và di sản văn hóa.
Tại Gedhong Pracimasono, Kepatihan Complex, Thành phố Yogyakarta, Ông Adung Abdul Rochman nói: “Chúng tôi hy vọng rằng những ngôi cổ tự này trở thành trung tâm tôn kính sùng bái của cộng đồng người Hindu, cộng đồng Phật giáo Indonesia và thế giới”.
Thống đốc Yogyakarta, Sultan Hamengku Buwono X hy vọng rằng, Biên bản Ghi nhớ này sẽ trở thành tinh thần hiện thực hóa tôn giáo, sự gắn kết xã hội và sự hòa hợp giữa các tôn giáo tại Indonesia.
Việc sử dụng bốn ngôi cổ tự này cho mục đích tôn giáo, sẽ tập trung vào các giá trị tâm linh và địa điểm giáo dục. Vì vậy, mọi người sẽ không chỉ thưởng ngoạn sự trang nghiêm, hùng tráng của các ngôi cổ tự, mà còn cả các hoạt động văn hóa tâm linh của cộng đồng người Hindu và cộng đồng Phật giáo.
Thống đốc Yogyakarta, Sultan Hamengku Buwono X cho biết: “Việc sử dụng bốn ngôi cổ tự cho mục đích tôn giáo, được thực hiện dựa trên các khía cạnh của việc bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị của nó không mâu thuẫn với các quy định của Chính phủ Indonesia và UNESCO”.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự Cộng đồng Phật giáo Indonesia (Walubi), Cư sĩ Siti Hartati Murdaya đánh giá cao các bước của Chính phủ Indonesia để hiện thực hóa những lý tưởng Bồ tát đạo với hạnh nguyện hóa độ quần sinh mà các phật tử đã ủng hộ. Việc sử dụng bốn ngôi cổ tự nêu trên như một trung tâm tôn kính sùng bái của cộng đồng người Hindu, cộng đồng Phật giáo Indonesia và thế giới, được coi là có khả năng thúc đẩy các khía cạnh khác.
Cư sĩ Siti Hartati Murdaya nói: “Bằng cách thể hiện tinh thần tôn giáo trong các ngôi cổ tự hiện có, tôi tin rằng không khí sẽ sôi động hơn. Không chỉ đến để thưởng ngoạn, chụp ảnh, đến để tĩnh tâm, học hỏi thêm, thể hiện tinh thần Từ bi và Bác ái theo những gì các tôn giáo đã dạy”.
Thay mặt cho cộng đồng người Hindu, Điều phối viên Bộ Tham mưu Phủ Tổng thống Indonesia Ari Dwipayana đã bày tỏ lòng tri ân đối với Chính phủ Cộng hòa Indonesia đã không giới hạn các ngôi cổ tự với mục đích bảo tồn di sản quốc gia và thế giới.
Ông Ari Dwipayana nói: “Tôi nghĩ con đường được rộng mở sẽ rất có ý nghĩa đối với cộng đồng người Hindu, đặc biệt trong việc thực hiện tín ngưỡng sùng bái”.
Ông Ari Dwipayana cho biết, cho đến nay ngôi cổ tự Prambanan không chỉ được dùng làm địa điểm tổ chức các nghi lễ tôn giáo khác nhau ngoài đạo Hindu. Một số điều có thể được giải thích từ Di sản của Vương quốc Mataram cổ đại.
Vương quốc Mataram cổ đại, hay còn có tên gọi khác Sanjaya (gọi theo tên vương triều cai trị), là một nhà nước từng tồn tại ở Trung Java, sau đó là ở Đông Java và Bali từ khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 10. Đây là nhà nước theo đạo Phật và Ấn Độ giáo (Hindu). Theo các nhà nghiên cứu lịch sử của Indonesia thì nhà nước này tên là Mataram là kinh đô đầu tiên và lâu nhất của nó.
Quần thể ngôi cổ Prambanan được xây dựng bằng đá trong thời hoàng kim của của các triều vua Sanjaya (Sanjaya Dynasty, tồn tại năm 732—947). Đây là triều đại Java cổ đại khởi đầu cho Vương quốc Medang (Medang Kingdom hay Mataram Kingdom, tồn tại ở Trung và Đông đảo Java sau này. Các triều vua Sanjaya tích cực quảng bá Ấn Độ giáo (Hindu giáo).
Trong thời kỳ này, triều đại Sanjaya tồn tại hòa bình bên cạnh triều đại láng giềng Sailendra (Shailendra Dynasty, tồn tại năm 650 – 1025. Triều đại Sailendra khác với triều đại Sanjaya là tích cực quảng bá Phật giáo Đại thừa. Vương triều này nổi tiếng với các di tích Phật giáo, trong đó có bảo tháp khổng lồ Borobudur (cũng là Di sản thế giới).
Vương triều Sanjaya duy trì mối quan hệ chặt chẽ với vương quốc Champa (tồn tại năm 192–1832) ở lục địa Đông Nam Á. Điều này minh chứng qua nhiều điểm tương đồng với phong cách kiến trúc của các ngôi đền ở miền trung Java được xây dựng dưới thời trị vì của vương triều Sanjaya.
Ngôi cổ tự Prambanan thể hiện nền văn minh quá khứ của đất nước vạn đảo Indonesia thông qua tính thẩm mỹ, ý nghĩa và thông điệp trên các bức phù điêu trong ngôi cổ tự đã trơ gan cùng tuế nguyệt và tồn tại cho đến nay. Vị trí ngôi cổ tự này liền kề với ngôi cổ tự Sewu là một minh chứng cho sự hài hòa, tôn trọng lẫn nhau đối với sự đa dạng giữa những cộng đồng người Hindu và cộng đồng người phật tử từ thời tổ tiên của họ.
Ông Ari Dwipayana nói: “Việc bảo tồn các ngôi cổ tự, tiêu biểu như ngôi cổ tự Prambanan và khi Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng là bảo tồn tinh hoa của Indonesia chúng tôi”.
Phía sau Biên bản Ghi nhớ này là vai trò của Ban Công tác Bảo tồn ngôi cổ tự Prambanan với tư cách là tôn kính sùng bái của cộng đồng người Hindu Indonesia và Thế giới, cũng như Ban Công tác Bảo tồn Thánh địa Phật giáo Borobudur với tư cách là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, nơi tôn kính sùng bái của cộng đồng phật tử Indonesia và Thế giới, được hình thành dựa trên Nghị định của Vụ trưởng Vụ Hướng dẫn Cộng đồng thuộc Bộ Tôn giáo Cộng hòa Indonesia số 26 và đã ấn ký vào năm 2021.
Cả hai Ban Bảo tồn Di sản, bao gồm cấc thành phần từ Bộ Tôn giáo Cộng hòa Indonesia, các vị học giả, nhà khảo cổ, các chuyên gia về khoa học xã hội và nhân văn, Luật pháp và Chính sách công, các nhà lãnh đạo của các Hội đồng Tôn giáo, các nhân vật Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Các Ban Bảo tồn Di sản này có nhiệm vụ thực hiện việc nghiên cứu, cụ thể là nghiên cứu, đánh giá và mô phỏng cần thiết để hình thành đầu vào liên quan đến luật pháp, các mẫu chính sách thay thế và các dự thảo Biên bản Ghi nhớ, sau đó sẽ được thảo luận theo từng giai đoạn tùy theo cấp quản lý.
Các điểm Biên Bản Ghi nhớ bao gồm việc Xây dựng Luật số 11 năm 2010 liên quan đến việc Bảo tồn Di sản Văn hóa, đặc biệt là các quy định tại Điều 85 Quy định việc sử dụng Di sản Văn hóa, bao gồm cả cho mục đích tôn giáo và các Quy định tại Điều 93 liên quan đến các Quy định thực hiện Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa trong các Quy định của Chính phủ. Quy định của Chính phủ nước Cộng hòa Indonesia nêu trên đã được ban hành với tên gọi PP số 1 năm 2022.
Biên Bản Ghi nhớ nhằm mục đích đóng vai trò như một chiếc xe ô tô hợp pháp và kim chỉ nam cho mỗi cơ sở tự viện tôn giáo làm nơi tôn kính sùng bái của các cộng đồng người Hindu và cộng đồng phật tử tại Indonesia và trên Thế giới.
Biên Bản Ghi nhớ bao gồm các hướng dẫn Quản lý có hiệu lực trong một (1) năm và có thể được gia hạn sau khi thực hiện đánh giá để cải thiện việc thực hiện.
Trong trường hợp này, Bộ Tôn giáo Cộng hòa Indonesia, Vụ trưởng Vụ Hướng dẫn Cộng đồng Ấn Độ giáo, và Vụ trưởng Vụ Hướng dẫn Cộng đồng Phật giáo thuộc Bộ Tôn giáo Cộng hòa Indonesia, chịu trách nhiệm thực hiện việc sử dụng hai Di sản Văn hóa đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda
Quốc tế 10:00 03/11/2024Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Xem thêm