Borobudur - kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới
Borobudur - kỳ quan Phật giáo được xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.
Tượng Phật nằm lớn nhất thế giới ở Myanmar
Borobudur nghĩa là gì?
"Borobudur” trong tiếng Indonesia có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2500m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng. Đền cao 42m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123m. Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58m, tượng trưng mặt đất mênh mông.
Ba tầng còn lại hình tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ. Trên ba tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java". Lúc hoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu.
Nguồn gốc của Borobudur
Nguồn gốc của chùa Borobudur đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Có ý kiến cho rằng, nguồn gốc của đền tháp Borobudur bắt nguồn từ Campuchia nước cổ Phật giáo. Đó là vào đầu thế kỷ thứ VIII, hoàng triều Sanjaya theo Ấn giáo và thờ thần Shiva, đóng đô ở vùng Bắc trung tâm Đảo Java. Một hoàng thân người Campuchia được hoàng triều này che chở, nhưng sau đó ông trở về Campuchia vào năm 802 và lên ngôi vua. Có thể chính ông đã đem theo về nước dự án đầu tiên của Borobudur, vì người ta tìm thấy trên đất Campuchia một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch hình tháp tương tự với mô hình của Borobudur.
Năm 850 có thể xem là năm hoàn thành Borobudur. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ XIII, những người buôn bán Á rập đã đưa Hồi giáo vào Indonesia. Chỉ trong vòng hai trăm năm, cả quần đảo Indonesia gần như hoàn toàn bị Hồi giáo hoá. Borobodur trở nên hoang tàn.
Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc (năm 1945), Indonesia mới ý thức được tầm quan trọng của Borobudur liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho Borobudur thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1973 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho Borobudur. Chương trình trùng tu tốn 17 triệu đô-la.
Ngày nay, Borobodur được sử dụng như là địa điểm hành hương; mỗi năm một lần, Phật tử tại Indonesia lại tổ chức Đại lễ Phật đản tại ngôi đền. Đây cũng là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất của Indonesia.
Borobudur, Barabodur hay Ba La Phù đồ (tiếng Indonesia: Candi Borobudur) là một ngôi đền Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 9 toạ lạc ở Magelang, miền trung Java, Indonesia, là một trong những ngôi đền cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Ngôi đền có chín tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm sáu vuông, ba tròn và trên cùng là một mái tròn. Ngôi đền được trang trí bằng 2672 tấm phù điêu chạm khắc nổi và 504 pho tượng Phật. Mái vòm trên cùng được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật, mỗi tượng được đặt trong một phù đồ.
Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 dưới triều đại Sailendra theo phong cách kiến trúc Phật giáo Java, trong đó pha trộn với tục thờ cúng tổ tiên của người Indonesia bản địa cũng như các khái niệm nhập Niết-bàn của Phật giáo. Ngôi đền cũng cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách Gupta, phản ánh ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực, nhưng vẫn mang những nét đặc sắc Indonesia riêng biệt. Ngôi đền là nơi thờ Đức Phật và cũng là một địa điểm hành hương cho tín đồ Phật giáo. Cuộc hành trình của Phật tử bắt đầu từ nền đền rồi đi vòng quanh để lên đến đỉnh qua ba khu vực mô tả khái niệm tam giới vũ trụ của Phật giáo: Kāmadhātu (Dục giới), Rupadhatu (Sắc giới) và Arupadhatu (Vô sắc giới). Trên đường lên đến đỉnh ngôi đền, khách hành hương sẽ đi qua một hệ thống cầu thang và hành lang rộng lớn, qua 1460 tấm chạm khắc trên tường và lan can. Đền Borobodur là nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới.
Bằng chứng đã cho thấy Borobodur đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và bị bỏ rơi sau sự suy tàn của các vương quốc Ấn giáo ở thế kỷ 14 và người Java cải sang đạo Hồi. Thế giới bên ngoài chỉ biết được về sự tồn tại của nó vào năm 1814 khi toàn quyền người Anh trên đảo Java là Sir Thomas Stamford Raffles được người bản địa chỉ địa điểm. Kể từ đây, Borobodur đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Các lần lớn nhất là vào năm 1975 và1982 được thực hiện bởi chính phủ Indonesia và UNESCO. Sau đó, ngôi đền đã được liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới.
(Nguồn: Wikipedia).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích Nữ Như Bửu, Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh BR-VT viên tịch
Tin tức 15:35 25/11/2024Ban Trị sự GHPGVN thị xã Phú Mỹ, môn đồ pháp quyến vừa cáo phó kính tiếc báo tin Ni trưởng Thích Nữ Như Bửu, Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh BR-VT, khai sơn chùa Kiều Đàm (thị xã Phú Mỹ, tỉnh BR-VT) đã viên tịch lúc 14 giờ 15 phút, ngày 24/11/2024 (24/10/ ÂL). Trụ thế: 87 năm; Hạ Lạp: 55 năm.
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Tin tức 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Bế mạc hội thảo Thiền nguyên thủy Vipassana trong đời sống hiện đại
Tin tức 09:00 25/11/2024Sau một ngày diễn ra, chiều nay 24/11/2024, Hội thảo “Thiền nguyên thuỷ Vipassana trong đời sống hiện đại” đã đi đến phiên bế mạc, tập hợp các nhận định, đánh giá khoa học, xác đáng về nền thiền học Nam truyền đặc sắc này.
Khai mạc hội thảo “Thiền Vipassanā trong đời sống hiện đại" tại tổ đình Bửu Long
Tin tức 16:15 24/11/2024Sáng nay, 24-11, tại tổ đình Bửu Long (TP.Thủ Đức, TP.HCM), Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thảo "Thiền Vipassanā trong đời sống hiện đại".
Xem thêm