Theo chân Phật tử hành hương đến đất Phật Ấn Độ - Nepal
Tứ động tâm bao gồm: Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân - thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn. Bốn nơi này là Thánh địa rất thiêng liêng, khiến cho khách hành hương xúc động, chấn động mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tinh tấn hơn trong sự nghiệp tu tập.
Ngôi chùa Việt ở đất Phật Nepal
Bốn Thánh tích được gọi là bốn động tâm, bởi vì nếu như chúng ta đến được bốn nơi Thánh tích này thì do tận mắt thấy được các di tích lịch sử Đức Phật, thấy được di tích nơi Ngài hiện thân, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển pháp luân, nơi Ngài Niết Bàn và nơi những dấu chân Ngài đã đi qua, nên lòng tin phát khởi và tăng trưởng, tức rung động tâm thức. Nhờ lòng tin tăng trưởng nên có thái độ quyết chí tu hành, hạ thủ công phu, quyết không làm điều ác, làm tất cả việc lành và nhiếp tâm thanh tịnh và do tiến trình nhân quả, quả báo tươi tốt đơm hoa kết trái, chắc chắn khi mệnh chung sẽ sanh cõi người hay cõi Trời, hưởng phước báu lâu dài.
Những ai có đủ duyên lành hành hương chiêm bái, đảnh lễ Tứ động tâm thì được phước báo lớn. Đặc biệt, những vị hành giả nào trong và sau khi chiêm bái Thánh tích mà thành tựu được tâm tịnh tín, tức lòng tin kiên cố không lay chuyển, bất động vào Tam bảo cùng với tâm hoan hỷ, luôn vui vẻ và an lạc nhẹ nhàng, thì chắc chắn vị ấy sẽ được sanh vào các cõi lành. Đồng thời, nếu những vị ấy phát tâm cầu giải thoát, thì việc chiêm bái Tứ thánh tích sẽ trợ duyên cho các hành giả rất nhiều trong lộ trình tu tập, nhất là sự tinh tấn và nhiếp phục tâm.
Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa bén duyên nơi đất Phật
Tứ động tâm được xem là cái nôi của văn minh nhân loại là nơi khởi nguồn của Phật giáo, Ấn Độ nói chung và Tứ động tâm nói riêng luôn đón chào Phật tử đến tham quan chiêm bái với lòng thành kính.
Chàng trai Việt nặng tình trên đất Phật
Nếu hội đủ duyên lành hành hương chiêm bái Tứ động tâm với tất cả sự khát ngưỡng của một cuộc hành trình tâm linh thì chắc chắn quý Phật tử sẽ tích được nhiều phước báo. Chính sự chuyển hóa nội tâm sau cuộc hành hương sẽ làm thay đổi quan niệm sống, biết tỉnh thức trước tham ái, phiền não nên cải tạo được nghiệp lực. Một khi nghiệp nhân đã được thay đổi, chuyển hóa theo hướng thiện lành thì nghiệp quả sẽ tốt đẹp, viên mãn ngay trong đời này và những đời sau.
Điều quan trọng khi đến chiêm bái "Tứ động tâm" là phải động tâm, tức lòng tin phát khởi nếu chưa có lòng tin, và tăng trưởng lòng tin nếu đã có lòng tin, còn nếu đến mà tâm thức không mảy may rung động, và không nỗ lực tu hành sau đó, thì cũng giống như những người dân Ấn Độ hay Nepal thấy bốn Thánh tích này hàng ngày, thử hỏi họ có hưởng phước báu không, có sanh cõi trời khi lâm chung không hay những người có nhiều tiền của, có phước báu đi Ấn Độ nhiều lần, đến nơi có thể có động tâm nhưng rồi khi trở về theo thời gian lòng tin nguội dần, không nỗ lực tu tập, không quyết chí tu hành, thì theo tiến trình nhân quả sẽ ra sao? kiếp sau có được hưởng nhiều hay bị bớt phước báu không?
Trong ý nghĩa đó, nếu chưa hội đủ duyên lành để thực hiện một chuyến hành hương về đất Phật, chiêm bái và đảnh lễ bốn Thánh tích thì chúng ta hãy hướng về Pháp thân. Pháp thân Phật có ở khắp nơi, chiêm bái và đảnh lễ Phật bằng tâm thanh tịnh của chính mình cũng giúp chúng ta thành tựu phước báo vô lượng và nhận được trọn vẹn sức gia hộ của chư Phật.
Tin Khác