Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa bén duyên nơi đất Phật
Hay tin Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa vừa được mời làm trưởng ban giám khảo cuộc thi "Hoa hậu doanh nhân Việt Nam quốc tế 2020", tôi lại nhớ đến câu chuyện tình khi Hoa hậu Diệu Hoa bén duyên cùng chàng trai nơi đất Phật.
Năm 1990, cuộc thi Hoa hậu toàn quốc (nay là Hoa hậu Việt Nam) do báo Tiền Phong tổ chức, người đẹp Nguyễn Diệu Hoa đăng quang Hoa hậu.
Tôi còn nhớ trước đêm chung kết, ban giám khảo họp bàn suốt ngày mà không thể nhất trí chọn ai là Hoa hậu. Các giám khảo phía Nam muốn chọn Vân Anh, còn các giám khảo phía Bắc muốn chọn Diệu Hoa. Tôi là trưởng ban tổ chức, kiêm trưởng ban giám khảo phải đưa ra quyết định: đêm chung kết nếu một trong hai người đẹp là Vân Anh và Diệu Hoa ai trả lời ứng xử hay hơn, người đó sẽ là Hoa hậu.
Câu trả lời của Diệu Hoa làm các thành viên ban giám khảo hài lòng, được dư luận cho là thông minh và chính nhờ câu trả lời thông minh trong phần thi ứng xử mà các thành viên trong ban giám khảo đã nhất trí chọn Nguyễn Diệu Hoa làm Hoa hậu.
Lần đó, có một chàng trai Ấn Độ đang làm đại diện cho công ty thương mại Thái Lan JF Trading mua vé vào xem đêm chung kết đã rất thích thú với câu trả lời của Nguyễn Diệu Hoa. Từ đó chàng trai Maneesh Dane tìm cách làm quen với Hoa hậu Diệu Hoa, rồi họ yêu nhau và trở thành vợ chồng.
Thời đó yêu và lấy người nước ngoài chưa được dư luận chấp nhận như bây giờ nên đám cưới của họ tổ chức ở khách sạn Thắng Lợi, tôi đến dự và sau đó viết một bài báo với tựa đề “Chuyện tình yêu không biên giới” đăng báo Tiền Phong để mong được dư luận ủng hộ vì tôi biết họ lấy nhau vì tình yêu, không vụ lợi.
Sau này, khi Hoa hậu Diệu Hoa trở thành Giám đốc công ty CR Commoodities, hoàn thành luận án tiến sỹ ở nước ngoài và được sách kỷ lục Việt Nam trao danh hiệu là Hoa hậu biết nhiều ngoại ngữ nhất (Tiếng Anh, Pháp, Nga, Thái Lan) được báo chí viết bài ca ngợi tôi mới hiểu tình yêu chân chính là thế nào…
Ca sĩ Phi Nhung: “Cứ sống tốt đi rồi cuộc đời sẽ cho mình quả ngọt”
Khi tôi đang là Thường vụ Trung Ương (TƯ) đoàn, đã có lần gặp ông Nguyễn Văn Vỹ bố đẻ của Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa khi ông còn làm ở ban quốc tế TƯ đoàn (về sau ông làm vụ Trưởng ban đối ngoại TƯ Đảng, tham tán đại sứ Việt Nam tại Pháp). Gần đây tôi mới được biết mẹ của Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa bà Đặng Nguyệt Bích là cháu ngoại của học giả Phạm Quỳnh, trưởng nữ của GS. BS Đặng Vũ Hỷ - người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên và tên ông đã được đặt tên một con đường ở quận Long Biên Hà Nội. Em trai của bà Đặng Nguyệt Bích - mẹ Hoa hậu Diệu Hoa là GS Viện sỹ Đặng Vũ Minh nổi tiếng, hiện là Chủ tịch liên hiệp các hội KH và KT Việt Nam; em gái bà là GS. TS Đặng Kim Chi được giải thưởng Kovalevskaia năm 2008.
Sở dĩ tôi nhắc tới điều này là muốn nói đến một truyền thống mà ta gọi là gia đình gia giáo. Là muốn nói đến việc giáo dục truyền thống gia đình cho con cháu và giáo dục từ trong gia đình là rất quan trọng mà có một thời chúng ta đã coi nhẹ. Là để hiểu hơn vì sao Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa không những thành danh trong sự nghiệp mà còn thành công trong việc giáo dục các con, tạo dựng cho mình một gia đình hạnh phúc.
Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa có chồng là Maneesh Dane một doanh nhân người Ấn Độ và ba người con và đều mang quốc tịch Việt Nam. Gia đình Diệu Hoa hiện đang sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh.
Trịnh Công Sơn và thông điệp sống bớt tham, sân, si trên cuộc đời
Cô con gái đầu của Diệu Hoa là Nguyễn Diệu My sinh năm 1997 tên Ấn Độ là Sonali Dane đã tốt nghiệp đại học Wharton. Nguyễn Diệu Ly là cô con gái thứ hai sinh năm 1998 còn gọi là Nikita Dane cũng đang học ở Mỹ. Cậu con trai Nguyễn Hoàng Phương sinh năm 2000 còn gọi là Tshan Dane học ở một trường quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh. Cả ba con đều học gỏi, chăm ngoan. Nguyễn Hoàng Phương từng đoạt giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh. Nguyễn Diệu My từng được đặc cách từ lớp 12 lên lớp 13 (Trường quốc tế Anh có lớp 13).
Diệu Hoa kể rằng năm cô con gái đầu lên 7 tuổi và con út 5 tuổi, vợ chồng cô đã cho con đi học bơi. Dạo đó gia đình Diệu Hoa còn sống ở Thái Lan. Sau thời gian ngắn tập cho các cháu những động tác cơ bản, ông thầy người Thái liền “quẳng” các cháu xuống chỗ nước sâu. Vợ chồng Diệu Hoa đứng trên bờ hoảng hồn khi thấy các con tay chân đập loạn xạ như sắp chìm nghỉm…Nhưng, rồi chúng cũng biết bơi từ đó. Cũng từ đó vợ chồng cô rút ra bài học là phải để các con ra với cuộc đời thì con trẻ mới chóng trưởng thành chứ không phải chăm bẳm trong nhung lụa.
Khi tôi hỏi Diệu Hoa về hai nền văn hóa Ấn Độ và Việt Nam hẳn có sự khác nhau thì việc giáo dục các con phải như thế nào? Diệu Hoa nói rằng, chồng cô sinh ra trong một gia đình trí thức lâu đời, bố mẹ đều là bác sỹ nên có nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu, chọn lọc những tinh hoa văn hóa để giáo dục con trẻ. Diệu Hoa kể, năm cháu Nguyễn Hoàng Phương 5 tuổi, bị ngã gẫy tay, bác sỹ người Thái bó bột cho cháu, chữa lành vết thương cho Hoàng Phương nhưng nói rằng tay cháu sẽ không duỗi thẳng ra được làm cả nhà lo lắng.
Khi về Việt Nam, ông bà ngoại gợi ý cho vợ chồng Diệu Hoa nên đưa con đi châm cứu. Diệu Hoa bàn với chồng. Tuy chưa biết và chưa hiểu gì nhiều về cách thức chữa bệnh này ở Việt Nam nhưng Maneesh Dane rất tin ở vợ, đã nhờ ông bà ngoại đưa Hoàng Phương đi châm cứu. Bây giờ, cánh tay của Nguyễn Hoàng Phương đã duỗi thẳng được, trở lại bình thường như trước, nên cả nhà rất vui.
Có lần, cô con gái thứ hai Nguyễn Diệu Ly đau bụng quằn quại, đến phòng khám, bác sỹ cũng không phát hiện ra căn nguyên. Chính Maneesh Dane đã động viên Diệu Hoa bình tĩnh, chớ lo lắng nhiều vì cả hai bên nội ngoại đều có truyền thống về nghành y, am hiểu y thật…Cuối cùng, cũng phát hiện ra ca đau ruột thừa “trái khoáy”, ruột thừa của cháu Ly nằm ở vị trí khác biệt với mọi người. Diệu Hoa nói rằng gần như trong mọi việc vợ chồng cô đều có chung một quan điểm dạy con.
Phương Thanh: Đạo Phật đã giúp tôi đứng lên sau những biến cố
Ngoài việc dạy các con học chữ, học các sống hòa đồng với mọi người, vợ chồng Diệu Hoa còn dạy các con học vẽ, học đàn, học bơi…Dạy các con phát triển nhân cách nhiều mặt, phát triển toàn diện, nhưng cũng rất chú trọng đến năng khiếu, tính cách của các con để hướng các con đi đúng, phát triển đúng với thiên hướng của mình.
“Bà ngoại của các cháu nói rằng sau này Diệu My nên học ngoại giao, Diệu Ly kinh doanh còn Hoàng Phương thì học luật. Điều đó cũng hợp với ý định của vợ chồng em…Là nói vậy thôi chứ mình phải tôn trọng sự lựa chọn của các cháu” – Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa tâm sự. Tôi thật sự vui khi biết gia đình Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa sống hạnh hạnh phúc trải qua bao thăng trầm của cuộc sống.
Đó là câu chuyện về một Hoa hậu Việt Nam bén duyên nơi đất Phật.
Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa sinh năm 1969 tại Hà Nội, đăng quang Hoa hậu toàn quốc do Báo Tiền Phong tổ chức năm 1990. Khi đó, cô đang là sinh viên năm thứ 4, khoa Tiếng Nga, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Hoa hậu Diệu Hoa đã tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Học viện công nghệ châu Á, Thái Lan. Diệu Hoa thông thạo nhiều ngoại ngữ: Nga, Anh, Pháp, Thái Lan, Hindi. Năm 2008, cô tham dự cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới (Mrs World) và lọt vào top 5. Diệu Hoa kết hôn cùng doanh nhân Maneesh gốc Ấn Độ vào năm 1993.
*Tác giả là nhà thơ Dương Kỳ Anh, nguyên Tổng biên tập Báo Tiền Phong.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ra đi để biết nẻo về
Phật giáo và người trẻ 13:50 01/11/2024Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.
“Thành tâm niệm Phật đi, sẽ có những điều mầu nhiệm”
Phật giáo và người trẻ 13:55 31/10/2024Lúc còn nhỏ, không hiểu vì lý do gì mà đột nhiên tôi có khối u ở cổ, ăn uống chẳng được, cơ thể mệt mỏi, đau nhức lắm. Lúc đầu bác sĩ ở tỉnh tưởng là viêm tuyến giáp nên cho uống thuốc kháng sinh, uống được một tuần nhưng khối u càng lúc càng to.
Nhớ lại bốn kiếp luân hồi, thấm thía sự công bằng của nhân quả
Phật giáo và người trẻ 13:00 30/10/2024Chịu những quả báo bệnh tật, tai ương, tôi không còn oán thán, than trời trách đất, mà bình thản lãnh chịu. Dù cho đau khổ có gấp nhiều lần hơn thế nữa, thì cũng là nhân quả công bằng, mình làm mình chịu.
Trì tụng chú Đại Bi, điều kỳ diệu đã xảy ra với tôi
Phật giáo và người trẻ 11:15 30/10/2024Tôi không thể tin rằng khi tôi vô tình trì tụng Chú Đại Bi mà điều kỳ diệu sẽ xảy ra với tôi! Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi thật sự biết ơn ảnh hưởng của đạo Phật nên tôi đã kịp thời cảnh tỉnh. Chú Đại Bi đã khai mở trái tim đại bi của tôi...
Xem thêm