Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/02/2016, 21:15 PM

Trải nghiệm Thiền trên núi đầu Xuân

Những ngày nghỉ Tết nguyên đán xuân Bính Thân 2016, những người bạn trong trung tâm Nhất Thiền Đường cùng nhau du xuân trên chùa Tây Phương và chùa Trầm. Xuất hành đi chùa là một trong nhiều nét phong tục truyền thống Việt Nam được kế thừa lâu đời cho đến hiện nay.

Người Việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện, mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những ngày tháng vất vả mưu sinh.

Mong muốn của đa số những người lớn tuổi, người làm kinh doanh, người đã có gia đình thường là cầu phúc, cầu lộc, cầu tài từ nơi cửa Phật. Trong đó, mong muốn của đa số những người trẻ, chưa lập gia đình và không làm về kinh doanh đến chùa chỉ để tìm lại sự bình an trong tâm hồn.
 
Đặc biệt đến với những ngôi chùa tọa lạc trên núi cao như chùa Tây Phương, chùa Hương, chùa Trầm, các bạn trẻ được dịp leo núi để rèn luyện sức khỏe kết hợp với việc tăng trưởng tâm linh. Bộ môn thể thao leo núi với điều kiện địa hình nguyên sơ ở núi Trầm, hay với địa hình bậc thang ở chùa Hương, chùa Tây Phương; thiết nghĩ được thường xuyên kết hợp với pháp thiền hành và hơi thở chính niệm; điều đó sẽ giúp các bạn trẻ không bị hụt hơi, mất sức hoặc trượt chân dù địa hình núi Trầm nhiều mỏm đá tự nhiên khá dốc và trơn.

Đó là trải nghiệm của chính tôi những ngày đầu xuân cùng các đạo hữu trải qua hai lần leo núi trong một buổi chiều với hai loại địa hình núi khác nhau. Ở chùa Tây Phương có lối lên núi bậc thang dành cho người đi bộ và người đi xe máy khá thuận tiện. Tại đây, chúng tôi áp dụng hơi thở chính niệm để đi lên thong thả giữa dòng người ngược xuôi: Hít vào ta biết ta đang bước lên bậc thứ nhất, thở ra ta biết mình đang bước đến bậc thứ hai....v..v.... Chúng tôi đi trong yên lặng để giữ hơi thở không bị đứt quãng và hụt hơi khi leo 239 bậc thang với độ cao trên 100m của núi.
 
Đến với chùa Tây Phương, nhóm chúng tôi không cầu mong Phật phù hộ cho riêng bản thân mình, vì chúng tôi hiểu đức Phật là vị thầy dẫn đường cho chúng sinh tu tập, Phật không phải vị thần ban phúc, giáng họa cho riêng ai. Chúng tôi áp dụng pháp thiền hành trên núi như dức Phật và tăng đoàn từng làm, leo núi trong tỉnh thức và yêu thương để đi một cách từ tốn nhường lối cho dòng người mà không va chạm, xô đẩy ai. Từ đó, giáo lý từ bi và trí tuệ kết hợp cùng thiền đã hình thành nên nếp văn minh trong chốn linh thiêng.

Pháp thiền của nhóm Nhất Thiền Đường được phát huy viên mãn hơn khi đến với núi Trầm với hai ngôi chùa Vô Vi và chùa Trầm. Danh thắng núi Trầm là di tích lịch sử quốc gia, với động Long Tiên vào năm 1947 Tết Đinh Hợi từng là nơi Bác Hồ chúc Tết đồng bào cả nước qua sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam; núi Trầm bao gồm những hòn núi đá vôi sừng sững mọc lên giữa cánh đồng bao la. Chúng tôi mất khoảng 15-30 phút để leo tới đỉnh cao thứ hai trong 5 ngọn núi. Đường lên chỉ dựa vào các mỏm đá tự nhiên, vì vậy để tránh trượt chân dẫn đến sự cố đáng tiếc, người leo hết sức cẩn thận, tập trung vào từng vách, nấc nhỏ để vịn vào rồi vươn lên khỏi những vách đá sừng sững. Như vậy, khi leo núi, chúng tôi không thể nghĩ vẩn vơ về những vấn đề khác, đó là một phần của chính niệm. Nhờ leo núi với địa hình hiểm trở, chúng tôi có thể tập luyện làm chủ tâm trí bước đầu.

Leo núi với địa hình như vậy, các đoàn thanh niên cùng nhau đã được dịp thể hiện rõ sự giúp đỡ, bảo vệ nhau dọc đường đi. Mọi giận hờn trước kia tan biến, nhường chỗ cho cảm xúc ấm áp, yêu thương và biết ơn lớn dần trong tâm, qua những cái nắm tay dìu dắt và nhiều cử chỉ khác để giúp nhau vượt lên những mỏm đá dốc trơn.

Càng leo cao, chúng tôi càng cảm thấy thân tâm nhẹ nhõm như thể đã xả bỏ được những điều tiêu cực bám theo mình. Lên đến đỉnh núi, sự mệt mỏi hầu như không còn nữa, mà chỉ có một cảm giác khoáng đạt, bình yên khi thu vào tầm mắt muôn trùng nước non; ngồi trên đỉnh núi cảm nhận làn gió dìu dịu đưa đến không khí trong lành, ngắm hoàng hôn chậm buông trên những vách núi sừng sững và những thửa ruộng loang loáng ánh chiều.

Trên đỉnh núi, người được tự do ngắm cảnh, người tọa thiền trên các mỏm đá bằng để tận dụng nguồn năng lượng từ ánh mặt trời, từ trời đất, từ đó tạo nên năng lượng tự thân tăng cường sức đề kháng cho bản thân. Tọa thiền ở lưng chừng giữa trời và đất để cảm nhận được cái tĩnh của tâm: Tâm không sợ hãi, thân không động nhờ đó không dễ ngã. Dùng hơi thở để điều chế tâm tĩnh và ngồi thiền trên núi cao; từ đó dần xả bỏ những tham cầu, những điều không vui trong tâm mình lâu nay. Đúng với ý thơ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông: 

“ Niềm thị phi rụng theo hoa buổi sớm
Lòng danh lợi lạnh theo trận mưa đêm
Hoa rụng hết, mưa đã tạnh, núi non tịch mịch
Một tiếng chim kêu lại cảnh xuân tàn.”
                                                                                         
Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm