Trang nghiêm lễ truy điệu, di quan, nhập bảo tháp Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm
Sáng 21-1 (19-12-Tân Sửu), Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình và môn đồ pháp quyến trang nghiêm cử hành lễ truy điệu, phụng tống kim quan Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm nhập bảo tháp.
Hiện diện tham dự lễ truy điệu của Giáo hội tại chùa Hoà Lạc (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tổ chức lễ tang; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức lễ tang; cùng chư vị giáo phẩm Phó Chủ tịch, thành viên Ban Lễ tang:Hòa thượng Thích Gia Quang, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Hòa thượng Thích Quảng Hà, Thượng tọa Thích Đức Thiện (kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự), chư tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương, các Ban, Viện Trung ương, lãnh đạo Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố cùng đông đảo Tăng Ni tham dự.
Tham dự còn có đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQVN, Ban Tôn giáo Chính phủ, các cơ quan trung ương, tỉnh Ninh Bình và các tỉnh thành khác cùng đông đảo Phật tử tham dự.
Trước Giác linh đài tại lễ đường nơi tôn trí kim quan Đại lão Hòa thượng Phó Pháp chủ, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu đã cung tuyên tiểu sử, ôn lại hành trạng một đời tu hành với 98 năm trụ thế của Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm (xem toàn văn tiểu sử tại đây).
Theo đó, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhắc lại nét nổi bật trong công hạnh của Đại lão Hòa thượng Phó Pháp chủ GHPGVN: “Gần một trăm năm thác tích trần hoàn, ngài đã thắp sáng tâm đăng bao thế hệ. Từ thuở đồng chân nhập Đạo, ngài một lòng tinh tấn tu hành, đèn trí tuệ ngày thêm sáng tỏ”.
Ngài đã âm thầm gây dựng chốn già-lam, gìn giữ ngọn đèn trí tuệ của Đức Như Lai được Tổ Tổ tương truyền từ Hán Văn đến Lai Thành, và Yên Bình ngọn đèn thiền tỏa sáng. Cả cuộc đời của ngài sống hết mình, bình dân, giản dị, siêng năng, cần cù, hòa nhã, nhẫn nhục dù thế cuộc xoay vần, dù ở cương vị nào ngài vẫn nghiêm trang cốt cách thoát tục: tay lần tràng hạt, miệng niệm Nam-mô. Tuy rất nghiêm khắc với bản thân nhưng đối với tứ chúng lại khiêm cung, hòa nhã, với đạo hạnh từ bi, khiêm cung, ái kính, lời nói chân thành chất phác nên khi tiếp xúc với mọi người, mọi tầng lớp tín đồ Phật tử lời dạy của ngài như dòng suối mát dịu hiền khiến ai cũng cảm mến và nhất mực cung kính. Giữa vùng đất Kim Sơn lịch sử, ngài là gương sáng tiêu biểu cho truyền thống đoàn kết Lương - Giáo chung tay dựng xây quê hương đất nước, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN cung tán.
Lời tưởng niệm của Trung ương GHPGVN cũng nhắc lại hạnh lân mẫn của Đại lão Hòa thượng Phó Pháp chủ, khi tuổi cao nhưng ngài không bao giờ quản ngại dạo khắp đó đây đem thân giáo và khẩu giáo của ngài thắp sáng niềm tin chính pháp cho bao người con Phật. “Ngài đã phụng sự Phật pháp đến giây phút cuối cùng trước lúc an nhiên thâu thần thị tịch thật bình dị như gần một trăm năm ngài hiện hữu trên thế giới này”.
“Chúng con nguyện đoàn kết hòa hợp biến mất mát này thành sức mạnh để xây dựng và phát triển ngôi nhà GHPGVN ngày càng hưng thịnh, trang nghiêm trong lòng dân tộc”, trước Giác linh đài Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đại diện phát nguyện
Chư tôn đức giáo phẩm, Tăng Ni, quan khách và Phật tử đã trang nghiêm dành một phút tưởng niệm công hạnh của Đại lão Hòa thượng Phó Pháp chủ tân viên tịch.
Cung kính tại lễ đường, Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình, Phó ban Tổ chức lễ tang đọc lời cảm tạ.
Toàn thể hội chúng đã đồng tụng kinh Chuyển pháp luân, sau đó đồng thanh niệm Phật cung tiễn kim quan Đại lão Hòa thượng rời lễ đường, nhập bảo tháp trong khuôn viên chùa Hoà Lạc (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), trú xứ gắn với một đời hành đạo của Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm.
Để tưởng nhớ công lao to lớn của Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm đối với Đạo pháp và Dân tộc, GHPGVN quyết định tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao của Giáo hội.
Do niên cao, lạp trưởng, Đại lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 13g 30 ngày 18-1-2022 (16-12-Tân Sửu) tại chùa Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; Trụ thế: 98 năm, Hạ lạp: 78 năm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính
Trong nước 18:30 18/11/2024Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.
Xem thêm