Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ thiền môn cửu sơn theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(禪門九山) Cũng gọi Thiền tông cửu sơn, Cửu sơn môn, Cửu sơn thiền môn. Chỉ cho 9 phái Thiền của nước Triều tiên. Vào cuối thời đại Tân la ở Triều tiên, có 9 vị tăng lần lượt đến Trung quốc học đạo, sau khi về nước, sáng lập 9 ngôi chùa Thiền, cũng tức là mở đầu cho 9 phái Thiền, gọi chung là Thiền môn cửu sơn. Tên tông mà 9 phái này qui thuộc trước gọi là Thiền tịch tông, sau gọi là Tào khê tông. Chín phái là: 1. Phái Ca trí sơn: Ngài Đạo nghĩa đến Trung quốc vào năm 784 đời Đường, ở lại đây 37 năm, theo ngài Tây đường Trí tạng –đệ tử Thiền sư Mã tổ Đạo nhất– học tập Thiền Nam tông. Sau khi về nước, sư hoằng dương yếu chỉ Nam đốn ở chùa Bảo lâm, núi Ca trí, quận Trường hưng, tỉnh Toàn la nam, có hơn 800 đệ tử như các vị Anh huệ, Thanh hoán... 2. Phái Thực tướng sơn: Ngài Hồng trắc đến Trung quốc vào khoảng 809-825 đời Đường, nối pháp ngài Tây đường Trí tạng. Sau khi trở về nước, sư khai sáng phái này vào năm 828. Bản sơn là chùa Thực tướng ở núi Trí dị, quận Nam nguyên, tỉnh Toàn la bắc. Đệ tử có các vị Tú triệt, Phiến vân... 3. Phái Xà quật sơn: Ngài Phạm nhật đến Trung quốc vào đời Đường, theo các ngài Diêm quan Tề an và Thương châu Thần giám –đệ tử Thiền sư Mã tổ Đạo nhất– tập thiền.Năm 846, sư trở về nước, sư sáng lập phái này ở chùa Quật sơn, núi Xà quật, quận Giang lăng, tỉnh Giang nguyên. Môn đình phái này thịnh nhất trong Thiền môn cửu sơn. Đệ tử có các vị Lãng viên, Lãng không... 4. Phái đồng lí sơn: Ngài Tuệ triết(cũng gọi Huệ triết) đến Trung quốc vào đời Đường, thờ ngài Tây đường Trí tạng làm thầy. Sư trở về nước năm 839, sáng lập chùa Thái an ở núi Đồng lí, quận Cốc thành, tỉnh Toàn la nam. Đệ tử có vài trăm vị như Đạo sân, Như đại sư... 5. Phái Thánh trụ sơn: Ngài Vô nhiễm đến Trung quốc vào đời Đường, học Hoa nghiêm ở chùa Chí tướng, núi Chung nam, sau được đệ tử Thiền sư Mã tổ là ngài Ma cốc Bảo triệt ấn khả. Sau khi trở về nước, sư ở chùa Thánh trụ, quận Bảo ninh, tỉnh Trung thanh nam, soạn Vô thuật độ luận để xiển dương tông phong. Sư có hơn 2000 đệ tử như các vị: Viên tạng, Linh nguyên, Huyền ảnh... 6.Phái sư tử sơn: Ngài Đạo doãn đến Trung quốc vào đời Đường, theo ngài Nam truyền Phổ nguyện tu tập thiền pháp. Sau khi trở về nước, sư trụ chùa Song phong, tỉnh Toàn la nam. Đệ tử sư là ngài Chiết trung sáng lập chùa Pháp hưng ở quận Nguyên châu, tỉnh Giang nguyên. 7. Phái Hi dương sơn: Ban đầu, ngài Trí sân theo Đại sư Phạm thể học tập Hoa nghiêm, sau lại theo ngài Huệ ẩn là huyền tôn của Tứ tổ Đạo tín học Thiền. Sư khai sáng phái này ở chùa Phụng nghiêm, núi Hi dương, quận Văn thánh, tỉnh Khánh thượng bắc. Có vài trăm đệ tử như các vị: Tính quyên, Mẫn hưu, Dương phu... 8. Phái Phụng lâm sơn: Ngài Huyền dực đến Trung quốc vào đời Đường, theo ngài Chương kính Hoài huy –đệ tử Thiền sư Mã tổ– họcThiền và được ấn khả. Sau khi trở về nước, sư sáng lập chùa Cao đạt ở núi Tuệ mục. Sau khi sư thị tịch vào năm 868, đệ tử của sư là ngài Thẩm hi (855- 923), khai sáng chùa Phụng lâm ở quận Xương nguyên, tỉnh Khánh thượng nam, lâu trở thành 1 phái. 9. Phái Tu di sơn: Ngài Lợi nghiêm đến Trung quốc vào năm 894 đời Đường, theo ngài Vân cư Đạo ưng –đệ tử Thiền sư Động sơn Lương giới– tập Thiền và được ấn khả. Sau khi sư trở về nước vào năm 911, vâng sắc vua Thái tổ nước Cao li, sáng lập chùa Quảng chiếu ở núi Tu di, quận Hải châu, tỉnh Hoàng hải. Có vài trăm đệ tử như các vị: Xử quang, Đạo nhẫn... [X. Thiền môn cửu sơn lai lịch; Triều tiên Phật giáo thông sử; Triều tiên thiền giáo sử; Triều tiên Phật giáo đích tự dữ lịch sử].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

tả tả ta tạ tả ta
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.