Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 23/12/2012, 07:31 AM

Tưởng nhớ cố Đại lão Hòa thượng Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Vào lúc 5 giờ 05 phút ngày 11 tháng 11 năm Quý Dậu ( nhằm 23 tháng 12 năm 1993) Đại lão Hòa thượng Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhẹ nhàng lìa thân tứ đại giả huyễn lên đường về xứ Phật, hưởng thọ 97 tuổi, 77 năm tuổi đạo

Đại Lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897-1993), pháp hiệu Thanh Thiệu, pháp danh Đức Huy, thế danh Phạm Đức Hạp, sinh quán tại thôn Quần Phương, xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Ngài được sinh ra trong một gia đình Nho học nề nếp, lớn lên tại ngôi làng quê giàu văn hóa lịch sử, đã được vua Lê ban tặng tấm biển " Mĩ tục khả phong". Cha ngài làm nghề thuốc, từ nhỏ ngài thường được theo cha lên chùa Đồng Đắc (Kim Sơn, Ninh Bình) theo kinh lễ Phật và đàm luận với vị sư trụ trì. Truyền thống gia đình, quê hương và môi trường tiếp xúc đã tạo nên nhiều thuận duyên, Ngài có tâm hướng Phật từ rất sớm.

Năm Nhâm tý 1912, khi 16 tuổi Ngài xin xuất gia với sư cụ trụ trì chùa Đồng Đắc là hòa thượng Thích Thanh Nghĩa. Năm 1917, 21 tuổi ngài chính thức thụ Cụ túc giới tại chùa Phúc Nhạc (Già Lê tự, Ninh Bình), do hòa thượng Thích Thanh Khiết làm Hòa thượng Đàn Đầu. Sauk hi thụ giới Ngài tiếp tục tới các tổ đình lớn tham học. như tổ đình Đào Xuyên ( Gia Lâm, Hà Nội ), Bằng ( Thường Tín, Hà Nội ), Sở (Đống Đa, Hà Nội).

Với 77 năm tuổi đạo, Phật sự hoằng pháp độ sinh của Ngài để lại nhiều ấn tượng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cận - hiện đại, trong đó có hai vấn đề mà Ngài đặc biệt quan tâm là củng cố, phát triển Giáo hội và mở trường đào tạo Tăng tài.

Năm 1940, sau khi du học tại các tổ đình lớn, Ngài trở về thừa kế trụ trì chùa Đồng Đắc. Phật sự đầu tiên của Ngài là thành lập hai trường Phật học ở chùa Đồng Đắc và chùa Kì Lân ( Gia Viễn, Ninh Bình) đồng thời được cung thỉnh làm Chủ hạ của các trường Hạ lớn ở Miền Bắc lúc bấy giờ.

Năm 1950 Hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình cung thỉnh Ngài giữ chức Giám Luật Phật giáo tỉnh Ninh Bình.

Năm 1955, sau khi hòa bình được lặp lại trên Miền Bắc, Ngài được mời lên Thủ Đô Hà Nội để tham gia tổ chức lại Giáo hội. Trong thời gian này Ngài trụ trì chùa Phổ Giác (Đống Đa, Hà Nội) sau một thời gian Ngài về trụ trì chùa Quán Sứ.

Tháng 3 năm 1958 Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam thành lập. Ngài được bầu làm Phó Hội trưởng, và đảm nhiệm chức vụ này liên tục qua 4 nhiệm kỳ, đến năm 1979.

Năm 1969 Ngài về trụ trì chùa Hoằng Ân ( Quảng Bá, Hà Nội ), cho đến năm 1986 về trụ trì chùa Hồng Phúc ( Hòe Nhai, Hà Nội ). Cũng trong thời gian này, Hột Phật giáo Thống nhất Việt Nam mở trường tu học Phật pháp Trung ương tại chùa Quảng Bá. Đây là ngôi trường Phật học có tổ chức quy củ đầu tiên sau ngày Miền Bắc được giải phóng, Ngài làm Hiệu trưởng.

Năm 1979 Hòa thượng Hội trưởng Thích Trí Độ viên tịch, Ngài được suy tôn làm Quyền Hội Trưởng Thích Trí Độ viên tịch, Ngài được suy tôn làm Quyền Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, cho đến năm 1981 khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập.

Năm 1980, Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam ra đời, Ngài được suy tôn làm Chứng minh Ban Vận động. Ngài đã vào lưu trú tại chùa Vĩnh Nghiêm (T.P. Hồ Chí Minh) một năm trời cùng các vị trong Ban Vận động đi thăm hỏi, trao đổi với lãnh đạo của các hệ phái, hội đoàn Phật giáo các tỉnh phía Nam để thực hiện thống nhất Phật giáo. Tháng 11 năm 1981 Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam đã diễn ra tại chùa Quán Sứ Hà Nội để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong Hội nghị, tuyệt đại đa số đại biểu của 9 hệ phái, hội đoàn Phật giáo đều nhất trí suy tôn Ngài vào ngôi Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và Ngài ở ngôi vị này cho đến khi viên tịch.

Vào lúc 5 giờ 05 phút ngày 11 tháng 11 năm Quý Dậu ( nhằm 23 tháng 12 năm 1993) Đại lão Hòa thượng Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhẹ nhàng lìa thân tứ đại giả huyễn lên đường về xứ Phật, hưởng thọ 97 tuổi, 77 năm tuổi đạo. Sau lễ tang, nhục thân của Ngài được an tang tại bảo tháp trong chùa Hoằng Ân, Quảng Bá- Hà Nội.

Với ngần ấy năm trụ thế hoằng pháp độ sinh, Ngài là bậc đống lương trong chốn Thiền môn, song toàn Hạnh - Tuệ, là tấm gương sáng cho các thế hệ hậu học noi theo.

Những ngày này hàng chục triệu người Con Phật trong cả nước đang hướng về Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ VII, ngày húy kị lần thứ 19 của Ngài sắp đến, chúng con xin vụng ghi đôi dòng cảm niệm, khể thủ kinh bái Giác linh Hòa thượng thùy từ chứng giám.



Tháng Mạnh đông năm Nhâm Thìn (2012)

Tỳ kheo Thích Thọ Lạc khể thủ kính bái.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm