Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ai cũng mong được buông xả, vậy nên hiểu buông xả sao cho đúng?

Xả bỏ, buông bỏ những "Tham-sân-si" để hồn được an lạc, thể xác được tự do. Nhưng để hiểu mà buông xả và buông xả như thế nào lại cũng cần cách thức. Mời quý vị cùng chiêm nghiệm.

Nên hiểu sao về buông xả

Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: "Tuổi thọ của con người thường kéo dài trong bao lâu?"

Sau đó, một vị Sa môn đã trả lời là: "Chỉ dài bằng một hơi thở". Đức Phật nói: "Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo" (trích trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương)

Hơi thở có phải là hơi tức điều hòa khí tiết, giống như khi con người ta gặp chuyện phiền muộn thường thở một hơi dài, như vậy có thể phần nào giải phóng năng lượng tiêu cực. Hoặc ngược lại cũng có thể hiểu, hơi thở ở đây chính là sự giác ngộ, thở một hơi, không màng thế sự thường tình, vĩnh viễn bao bọc thân tâm trong an lành, giác ngộ, vĩnh viễn được thanh thản, vì không cần phải lo lắng đắn đo.

Hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự bình an và tự tại. Đây là mong mỏi mà bất cứ con gnuowif nào cũng muốn đạt được. Theo vòng quay thời gian khiến cho nhịp sống càng trở nên hối hả và gấp gáp hơn. Con người luôn lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn thì việc tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải điều dễ dàng. Bởi vậy, tại sao có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có. Người nghèo thì phải đấu tranh giành giật công việc, nhận lương, nuôi dạy con cái, trông cho cái ghế con ngồi, cuốn vở con học mà sao thấy nhọc nhằn.

Trong cuộc sống, khi cảm thấy quá mệt mỏi và căng thẳng thì có rất nhiều người tìm tới nguồn cội tâm linh như đi chùa lễ Phật để cầu may, cầu an hoặc đọc những cuốn sách Phật Pháp với mong muốn tìm về sự bình an và giải tỏa những bế tắc. 

Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: “Tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông nhưng không đươc. Lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc “Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?” Sư phụ điềm đạm nói: “Ta đã bỏ cô ấy xuống bên bờ sông rồi, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.”

Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong đó chính là nghệ thuật nhân sinh. Ven đường nhìn thấy vô vàn cảnh đẹp, trải qua biết bao những gập ghềnh, khó khăn. Nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua và mang theo tất cả những khổ đau sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều phiền não. Sẵn sàng buông bỏ là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và an nhiên đối mặt với cuộc sống.

Vậy nên, buông xả tùy theo quan niệm tư duy và trình độ giác ngộ của mỗi cá nhân mà chúng ta có những khái niệm xa gần, nông sâu khác nhau. Có người thấy rằng cần bỏ tâm tranh đấu, sống một đời nhàn vi, còn lại phó mặc cho duyên là một loại buông xả, có người lại cho rằng chẳng cần thiết nghĩ bất cứ điều gì, điềm nhiên mà sống cũng là buông xả. Nhưng tựu chung lại mà nói, buông xả chính là thân mình được khỏe mạnh, tâm mình được thanh thản an vui, mình cầu cho tất thảy chúng sinh đều an lạc, mọi người được hạnh phúc thế giới được hòa bình. Tâm mình được giác ngộ, ham học,ham tu, tự do chẳng cần tranh đấu, cũng không để tâm tranh đấu dẫn dắt về phiền muộn. 

Tôi cũng tự nhiên cho rằng đó là giác ngộ của mình về buông xả, quý vị có tìm thấy ý nghĩa buông xả của mình chưa?

Bài liên quan

Ta học buông xả thế nào?

Phiền não của con người thường xoay quanh 12 chữ:

Buông không đành

Nghĩ không thông

Nhìn không thấu

Quên không được

Người học đạo, hành đạo, không để bị rơi vào tâm cảnh hối tiếc quá khứ hay vọng tưởng tương lai. Hạnh phúc chỉ có thể hiển hiện ngay nơi thực tại hiện tiền. Nhưng hạnh phúc thực sự không phải là thứ hạnh phúc có được tất cả, mà chính là buông được tất cả. Người nào không buông được tất cả sẽ không bao giờ nếm được hương vị của tịch nhiên, giải thoát.

Không buông xả được có nghĩa là vẫn ôm mấy chục năm quá khứ, thậm chí vô số đời kiếp quá khứ, để dợm chân từ hiện tại bước vào tương lai.

Quá khứ ấy có gì mà nuối tiếc không buông bỏ được? Trí năng, sắc đẹp ư? — Trí đã cùn lụt lú lẫn, thân cũng hao mòn rã rượi, còn gì mà níu kéo! Danh vọng ư? — Thứ này, người bình thường của thế gianvào một lúc nào đó cũng bỏ được nhẹ nhàng không lẽ người học đạo vẫn còn ôm theo? Danh có được là nhờ đức hạnh và tài năng đã cống hiến cho đời, cho người. Nhưng nhìn sâu từ hiện tượng đến bản chất, danh cũng chỉ là một thứ vay mượn của quá khứ, là dấu vết của tự ngã đi ngang cuộc đời. Danh vô hình, nhưng rất nặng, bởi đối với người vô minh mê chấp, danh chính là ngã. Không buông được danh, tức không phá được ngã.

Nếu hiểu được chữ “buông” chắc chắn phiền não trong ta sẽ chuyển biến và chấm dứt. Buông bỏ bản ngã sẽ giúp chúng ra hiểu được giá trị chân thật của cuộc sống. Cứ mãi nhớ và ôm những đớn đau, những cố chấp, chìm đắm trong thâm, sân, si chỉ làm ta lún sâu trong bể khổ mênh mông mà thôi. Học cách thả lỏng bản thân, lắng nghe trái tim và lặng nhìn cuộc sống thì phiền não sẽ không còn.

Tôi mong sao ai cũng có thể “buông” để thấu hiểu được trái tim mình. Muốn sống một cuộc đời ý nghĩa chúng ta cần có một trái tim thật khỏe. Và đó chính là một trái tim biết yêu thương. Yêu thương bản thân mình và yêu thương tất cả mọi người, mọi vật trên thế gian.

Để sau một ngày làm việc vất vả, ta tự nhủ và mỉm cười với bản thân: “Ta buông bỏ…Buông bỏ để ngày mai tốt đẹp hơn”

Duy Anh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm